Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm giâm cành
Hình 4.1. Sự phát triển của cây trồng bằng phương pháp giâm cành
Giâm cành là phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách sử chung một đoạn cành tách từ cây mẹ và trồng vào giá thể. Trong điều kiện môi trường thích hợp, cành giâm sẽ phát triển thành cây hoàn chỉnh
Hình 4.2. Một số loại cây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Các loại cây được chọn để nhân giống bằng phương pháp giâm cành thường có khả năng ra rễ phụ nhau. Một số cây. dễ giâm cành như mía, sắn, dâu tằm, một số loại cây rau: rau muống, rau ngót
Giâm cành là phương pháp nhân giống vô tính, dùng đoạn cành tách từ cây mẹ trồng vào giá thể để tạo thành cây mới. Các loại cây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành thường là cây thân leo, cây thân mềm và một số loại cây dễ ra rễ phụ, chồi. |
1.2. Quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành
Sự nảy chối, thời gian sinh rễ và tốc độ sinh trưởng của các cây con mới sinh từ phương pháp giâm cành sẽ khác nhau tuy theo giống cây, chất lượng cành giâm, môi trường sinh trưởng của cây (giá thể, khí hậu) và các kỹ thuật giâm cành như cắt cành, xử lí cành, cắm cành, chăm sóc sau khi giâm cành
a. Quy trình chung
Hình 4.3. Các công việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành
Quy trình giâm cành gồm bốn bước:
Buớc 1. Chuẩn bị giá thế giâm cành: Một số giá thể thưởng được sử dụng để giảm cạnh như đất xơ dừa, tro, cát … Có thể sử dụng một loại giá thể hoặc phối trộn nhiều loại giá thể để trồng cây. Giả thể phải phù hợp với giống cây trồng, phải tơi xốp, đảm bảo đủ độ ẩm để cành giâm sinh rễ, không có sâu, bệnh hại
Bước 2. Chuẩn bị cành giâm: Cành giâm (còn gọi là hom) phải được lấy từ cây mẹ khoẻ, không mang mầm bệnh. Cành được chọn phải trong giai đoạn phát triển ổn định, không quá non, không quá già (còn được gọi là cành bánh tẻ). Cắt cành giâm thành từng đoạn có độ dài khoảng 15 – 20 cm (tùy loại cây trồng ). Cắt vát cành giâm và tia bớt lá.
Bước 3. Giâm cành vào giá thể: Cắm cành giâm vào giá thế hoặc vào luống (đảm bảo đầu già hơn được cắm vào giá thể). Có ba cách cắm cành giâm vào giá thể theo từng giống cây trồng, cắm thắng, cắm nghiêng một góc so với mặt giá thể và giâm cành nằm ngang mặt giá thể. Nếu sử dụng bầu đất thì giâm mỗi bầu một cành và xếp các bầu sát nhau để tiện chăm sóc.
Bước 4. Chăm sóc cành giâm: Tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh hại. Cần bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm ánh sàng thích hợp. Khi cành chưa sinh rễ cần tránh ánh nắng soi trực tiếp vào cành giâm
Quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành gồm 4 bước: chuẩn bị giá thể giâm cành → chuẩn bị cành giâm — giâm cành vào giá thể — chăm sóc cành giâm. |
b. Thực hành nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành
Bảng 4.1. Quy trình nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành
Bài tập minh họa
Bài 1.
Làm thế nào để một đoạn cành của cây mẹ có thể phát triển thành cây con?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung kiến thức bài học.
Lời giải chi tiết:
Thực hiện bằng phương pháp giâm cành.
Bài 2.
Quan sát hình 4.1 và cho biết bộ phận nào của cây được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống?
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 4.1 ta thấy sự phát triển của cây: cây trưởng thành => lấy cành trồng xuống đất => cành phát triển rễ => cây trưởng thành
Hình 4.1. Sự phát triển của cây trồng bằng phương pháp giâm cành
Lời giải chi tiết:
Bộ phận cành cây được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống.
Trả lời