• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học
  • Nghe Nhạc

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Cánh diều / Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió – CD

Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió – CD

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khí quyển

a. Khí quyển

– Khí quyển (lớp vỏ khí) là lớp không khí bao bọc quanh trái đất được giữ lại nhờ sức hút của Trái Đất.

– Khí quyển được cấu tạo gồm một số tầng.

– Không khí trong tầng đối lưu bị xáo trộn mạnh và thường xuyên. Tầng đối lưu là nơi sinh ra hầy hết các hiện tượng thời tiết như: Mây, mưa, gió, bão, sét,… có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người và các sinh vật. Càng lên cao, không khí càng loãng và không thể giữ được nhiều nhiệt nên nhiệt độ giảm dần. Trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6oC.

– Tầng bình lưu là nơi có lớp ô-zôn ngăn cản phần lớn tia cực tím từ Mặt Trời. Không khi ở tầng bình lưu khô và chuyển động thành luồng ngang càng lên cao nhiệt độ càng tăng do tia sáng mặt trời đốt nóng trực tiếp và lớp ô-zôn hấp thụ bức xạ mặt trời.

– Các tầng cao của khí quyển nằm trên tầng bình lưu, ít ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố tự nhiên và đời sống của con người trên mặt đất.

b. Thành phần của không khí

Thành phần không khí nếu bị thay đổi đến một mức độ nào đó sẽ làm biến đổi khí hậu trên Trái Đất và ảnh hưởng xấu đến đời sống con người. Hiện nay tình trạng ô nhiễm không khó đang gây hại cho sự sống trên bề mặt Trái Đất.

1.2. Các khối khí

– Không khí ở phía dưới thuộc tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc đã hình thành các khối khí.
Mỗi khối khí được phát sinh ở một khu vực xác định và mang đặc tính riêng phù hợp với nơi phát sinh ra chúng.

– Để phân biệt các khối khí người ta dựa vào vĩ độ trung bình của nơi phát sinh.

– Dựa vào nhiệt đố, khối khí được chua thành khối khí lạnh và khối khí nóng.

– Dựa vào bề mặt tiếp xúc, khối khí được chia ra thành khối khí đại dương và khối khí lục địa. Khối khí lục địa có tính chất khô, còn khối khí đại dương có tính chất ẩm.

– Do vậy những khối khí ở xích đạo có đặc điểm nóng và ấm còn các khối khí cực có đặc điểm khô và lạnh.

1.3. Khí áp và gió

Sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất được gọi là khí áp. Khí áp tiêu chuẩn là khí áp ở mực nước biển. Ở 0oC, tương đương 1013mb(mi-li-ba) hay 1013 hPa (hec-to-pa-scan). Trị số khí áp lớn hơn khí áp tiêu chuẩn là áp cao, còn áp thấp hơn khi nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, khí áp sẽ giảm, khi nhiệt độ giảm là không khí co lại, khí áp sẽ tăng. Dụng cụ để đo khí áp được gọi là khí áp kế.

– Trên bề mặt Trái Đất có các đai áp cao và các đai áp thấp. Thực tế các đai khí áp không kéo dài liên tục mà bị chia cắt ra từng khi riêng biệt do ảnh hưởng của lục địa và đại dương.

– Gió là sự di chuyển của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
-Trên Trái Đaasrr có một số loại gió thổi thường xuyên.

– Ngoài ra, trên Trái Đất còn có một số loại gió khác như: gió mùa, gió đất, gió biển, gió phơn.

– Từ xa xưa, người ta đã biết lợi dụng sức gió để đẩy thuyền buồm, để quay cánh quạt cảu cối xay gió. Ngày nay, con người đã và đang xây dựng các nhà máy điện dùng sức gió, đây là nguồn năng lượng vô tận và không gây ô nhiễm môi trường.

Bài tập minh họa

2.1. Khí quyển

1. Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, hãy lập bảng mô tả đặc điểm của các tầng khí quyển.

2. Dựa vào hình 13.2, hãy cho biết không khí gồm những thành phần nào.

3. Khí ô-xy, hơi nước, khí cac-bo-nic tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại có vai trò rất lớn. Hãy cho biết vai trò của khí ô-xy, hơi nước và khí cac-bo-nic đối với đời sống và sản xuất của con người.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 13.1 và nghiên cứu thông tin trong SGK.

2. Quan sát hình 13.2 để trả lời câu hỏi.

3. Vận dụng kiến thức của bản thân và tìm kiếm thông tin trên internet, tài liệu khác.

Lời giải chi tiết:

1. Đặc điểm các tầng khí quyển

2. Thành phần của không khí

– Khí ni-tơ: 1%

– Khí ô-xy: 21%.

– Hơi nước, khí cac-bo-nic và các khí khác.

3. Vai trò của khí ô-xy, hơi nước và khí cac-bo-nic

– Khí ô-xy: chất cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.

– Hơi nước: nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mưa, mây,…

– Khí cac-bo-nic: khí cac-bo-nic kết hợp với nước, ánh sáng và năng lượng mặt trời để cây xanh quang hợp tạo nên chất hữu cơ và ô-xy – những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.

2.2. Các khối khí

Hãy cho biết đặc điểm của khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp xúc là đại dương.

Hướng dẫn giải:

Nghiên cứu nội dung trong SGK phần Các khối khí.

Lời giải chi tiết

Đặc điểm của khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp xúc là đại dương là: Nóng và ẩm.

2.3. Khí áp và gió

Đọc thông tin và quan sát hình 13.5, hãy:

– Kể tên các đai khí áp trên Trái Đất. Các đai khí áp phân bố như thế nào trên Trái Đất?

– Kể tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. Nhận xét sự phân bố của các loại gió đó.

Hướng dẫn giải:

Nghiên cứu nội dung trong SGK phần Khí áp và gió và quan sát hình 13.5.

Lời giải chi tiết:

– Các đai khí áp trên Trái Đất:

+ 2 đai áp cao địa cực

+ 2 đai áp thấp ôn đới

+ 2 đai áp cao cận nhiệt đới

+ Đai áp thấp xích đạo

=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau từ xích đạo về hai cực.

– Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất là: 

+ Gió Tín phong

+ Gió Tây ôn đới

+ Gió Đông cực

=> Nhận xét: 

+ Gió Tín phong: Thổi từ đai áp cao cận nhiệt đới về đai áp thấp xích đạo ở cả 2 bán cầu. Ở bán cầu Bắc gió hướng đông bắc, ở bán cầu Nam gió hướng đông nam.

+ Gió Tây ôm đới: Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về đai áp thấp ôn đới ở cả 2 bán cầu. Ở bán cầu Bắc gió hướng tây nam, ở bán cầu Nam gió hướng tây bắc.

+ Gió Đông cực: Thổi từ áp cao địa cực về đai áp thấp ôn đới ở cả 2 bán cầu. Ở bán cầu Bắc gió hướng đông bắc, ở bán cầu Nam gió hướng đông nam.

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Cánh diều Tag với:Ly thuyet Lich su - dia li 6 - SGK Cánh diều

Bài liên quan:

  1. Bài 1: Lịch sử là gì? – 6 – CD
  2. Bài 2: Thời gian trong lịch sử? – CD
  3. Bài 3: Nguồn gốc loài người – CD
  4. Bài 4: Xã hội nguyên thủy – CD
  5. Bài 5: Chuyển biến về kinh tế – xã hội cuối thời nguyên thủy – CD
  6. Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại – CD
  7. Bài 7: Ấn Độ cổ đại – CD
  8. Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII – CD
  9. Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII – CD
  10. Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại – CD
  11. Bài 10: Sự ra đời và PT của các vương quốc ở ĐNA (Từ những TK tiếp giáp CN đến TK X) – CD
  12. Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (Từ đầu CN đến TK X) – CD
  13. Bài 12: Nước Văn Lang – CD
  14. Bài 13: Nước Âu Lạc – CD
  15. Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của VN thời bắc thuộc – CD
  16. Bài 15: Các cuộc KN tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (Từ đầu CN đến trước TK X) – CD
  17. Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển VH dân tộc thời bắc thuộc – CD
  18. Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X – CD
  19. Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa – CD
  20. Bài 19: Vương quốc Phù Nam – CD

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022-2023 Trường THPT Yên Thế Lần 1 02/05/2023
  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022-2023 Trường THPT Lê Lợi 02/05/2023
  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022-2023 Trường THPT Lý Thái Tổ Lần 1 02/05/2023
  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022-2023 Trường THPT Hàn Thuyên Lần 1 02/05/2023
  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022-2023 Trường THPT Đinh Tiên Hoàng 02/05/2023




Chuyên mục

Copyright © 2023 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Giao Vien VN - Môn Toán - Sách toán - QAz Do - Giai Bai Tap - Lop 12 - Hoc giai