• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Cánh diều / Bài 3: Lược đồ trí nhớ – CD

Bài 3: Lược đồ trí nhớ – CD

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

a. Lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh ta

– Lược đồ trí nhớ là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh – một nơi nào đấy – người đó đã trải nghiệm.

– Tồn tại trong trí não con người.

b. Lược đồ trí nhớ về không gian rộng lớn hơn hoặc về nơi ta chưa đến

Khi học địa lí Việt Nam hay thế giới – Những tri thức về không gian và sự phân bố các đối tượng địa lí, một thuộc tính của chúng, được lưu trữ trong trí nhớ của cá nhân dưới dạng lược đồ trí nhớ.

1.2. Cách xây dựng lược đồ trí nhớ

Để vẽ lược đồ trí nhớ, em thực hiện các bước sau:

– Hình dung: Nhớ lại và suy nghĩ về nơi sẽ vẽ lược đồ.

– Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh sẽ vẽ về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình.

– Vị trí bắt đầu: Địa điểm/khu vực được chọn để vẽ lược đồ.

1.3. Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập

– Trong cuộc sống:

+ Có lược đồ trí nhớ phong phú về vùng đất đang sống sẽ sử dụng không gian sống hiệu quả hơn

=> Nhiều lựa chọn trong việc di chuyển.

+ Khi có lược đồ trí nhớ về một không gian sống phong phú => Không gian đó ý nghĩa, gắn bó hơn.

– Trong học tập:

+ Giúp việc học Địa lí thú vị hơn;

+ Nắm kiến thức Địa lí chắc hơn;

+ Khả năng vận dụng vào cuộc sống đa dạng hơn.

Bài tập minh họa

2.1. Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

Hãy điền lên lược đồ trống Việt Nam tên các quốc gia và biển tiếp giáp nước ta, ba thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở mỗi thành phố, hãy liệt kê ba địa danh nổi tiếng mà em biết thông qua xem ti vi, nghe đài, đọc sách, báo,…

Hướng dẫn giải:

Áp dụng kiến thức thực tiễn của bản thân kết hợp với kênh chữ và lược đồ trí nhớ trong sách giáo khoa.

Lời giải chi tiết:

Em điền lên lược đồ trống theo các gợi ý sau:

– Tên các quốc gia tiếp giáp nước ta (trên đất liền):Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc.

– Biển tiếp giáp nước ta: Biển Đông.

– 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM

+ Hà Nội: Hồ Hoàn Kiếm, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, hồ Tây.

+ Đà Nẵng: bán đảo Sơn Trà, sông Hàn, Bà Nà Hills.

+ TP.HCM: cảng Sài Gòn, bến cảng Nhà Rồng, công viên Suối Tiên.

2.2. Cách xây dựng lược đồ trí nhớ

Hãy vẽ một lược đồ trí nhớ theo không gian từ nhà đến trường. Gợi ý các đối tượng cần vẽ:

– Đường làng hoặc đường ô tô

– Sông, suối, hồ, cây, cửa hàng, chợ, nhà cao tầng,…

Hướng dẫn giải:

Sử dụng kến thức của bản thân để nhớ và vẽ lại lược đồ trí nhớ theo không gian từ nhà đến trường.

Lời giải chi tiết:

Hình vẽ minh họa như sau:

2.3. Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập

Quan sát hình 3.5, hãy lựa chọn các địa điểm danh thắng mà em muốn đến và tạo ra một lược đồ trí nhớ để đi từ trụ sở Vườn quốc gia Ba Vì đến những địa điểm danh thắng đã chọn.

Hình 3.5. Sơ đồ du lịch Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội, Việt Nam)

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 3.5 SGK và vận dụng kiến thức của bản thân để tạo ra lược đồ trí nhớ.

Lời giải chi tiết:

Địa điểm danh thắng mà em muốn đến là: Quần thể bách xanh cổ thụ, Đền Thượng và tháp Bảo Thiên.

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Cánh diều Tag với:Ly thuyet Lich su - dia li 6 - SGK Cánh diều

Bài liên quan:

  1. Bài 26: TH: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất – CD
  2. Bài 25: Con người và thiên nhiên – CD
  3. Bài 25: Con người và thiên nhiên – CD
  4. Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới – CD
  5. Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương – CD
  6. Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới – CD
  7. Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất – CD
  8. Bài 20: Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới – CD
  9. Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển – CD
  10. Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà – CD

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Giải bài 6 trang 109 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 15/08/2022
  • Giải bài 5 trang 109 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 15/08/2022
  • Giải bài 4 trang 109 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 15/08/2022
  • Giải bài 3 trang 109 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 15/08/2022
  • Giải bài 3 trang 109 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 15/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai