• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Cánh diều / Bài 4: Xã hội nguyên thủy – CD

Bài 4: Xã hội nguyên thủy – CD

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tổ chức xã hội nguyên thủy

– Các giai đoạn phát  triển của xã hội nguyên thủy gồm 2 giai đoạn:

 + Giai đoạn đầu là thời kì sinh sống của Người tối cổ, con người sinh sống bầy đàn gồm 5 – 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

+ Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của Người tinh khôn, xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.

=> Như vậy, người nguyên thủy đã tổ chức xã hội của mình từ giai đoạn bầy đàn chuyển lên giai đoạn thị tộc, bộ lạc.

1.2. Đời sống vật chất người nguyên thủy

– Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện qua ba phương diện:

+ Công cụ lao động: rìu đá, cuốc đá và đồ đựng bằng gốm

+ Cách thức lao động: săn bắt và trồng trọt, chăn nuôi

+ Địa bàn cư trú: sống trong các hang động bên ven sống suối.

1.3. Đời sống tinh thần người nguyên thủy

– Người nguyên thủy có đời sống tinh thần phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật là đời sống tâm linh và nghệ thuật.

– Quan niệm mọi vật đều có linh hồn và sung bài “vật tổ” là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người nguyên thủy. Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loài động vật hoặc thực vật hoặc các hiện tương tự nhiên (mây, mưa, sấm chớp,…) Chúng trở thành “vật tổ” hay còn gọi là tô –tem, được các thành viên trong thị tộc sùng bái.

– Cuối thời nguyên thủy, hiện tượng chôn cất người chết mang ý niệm về việc kết nối với thế giới bên kia trở nên phổ biến ở nhiều nơi.

– Người nguyên thủy còn để lại những dấu vết phong phú và đặc sắc trong đời sống nghệ thuật.

1.4. Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam

– Đời sống vật chất:

+ Người nguyên thủy đã có những bước tiến trong chế tạo công cụ đá và sáng tạo thêm nhiều công cụ, vật dụng mới.

+ Họ biết trồng trọt và chăn nuôi gia sức, quần tụ thành thị tộc, bộ lạc.

– Đời sống tinh thần: 

+ Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ điệp.

+ Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống.

Bài tập minh họa

2.1. Câu hỏi mở đầu

Bích họa là một trong những minh chứng sinh động trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy. Vậy đời sống của người nguyên thủy được thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Liên hệ thực tế, phân tích nội dung thông tin trong bài.

Lời giải chi tiết:

Qua bức bích họa, có thể thấy rằng người nguyên thủy đã có nhận thức về những thứ xung quan mình đặc biệt là những con mồi mà họ săn bắt, họ miêu tả khá chi tiết về con hươu, dê,.. và màu sắc của chúng. Chứng tỏ đời sống của người nguyên thủy trong giai đoạn này có sự phát triển cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần cũng vô cùng phong phú và đa dạng.

2.2. Tổ chức xã hội nguyên thủy

Dựa vào sơ đồ hình 4.2, hãy mô tả sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy

Hướng dẫn giải:

Quan sát sơ đồ kết hợp với thông tin

Lời giải chi tiết:

Các giai đoạn phát  triển của xã hội nguyên thủy gồm 2 giai đoạn:

 + Giai đoạn đầu là thời kì sinh sống của Người tối cổ, con người sinh sống bầy đàn gồm 5 – 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

+ Giai đoạn thứ hai là giai đoạn của Người tinh khôn, xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.

=> Như vậy, người nguyên thủy đã tổ chức xã hội của mình từ giai đoạn bầy đàn chuyển lên giai đoạn thị tộc, bộ lạc.

2.3. Đời sống vật chất người nguyên thủy

Quan sát hình 4.3 đến hình 4.8 cho biết:

– Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện trên những phương diện nào?

– Công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú của Người tinh khôn có   gì khác so với Người tối cổ?

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh và thông tin

Lời giải chi tiết:

– Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện qua ba phương diện:

+ Công cụ lao động: rìu đá, cuốc đá và đồ đựng bằng gốm

+ Cách thức lao động: săn bắt và trồng trọt, chăn nuôi

+Địa bàn cư trú: sống trong các hang động bên ven sống suối.

– So sánh Người tính khôn với người tối cổ.

Nội dung

Người tinh khôn

Người tối cổ

Nội dung

Công cụ lao động

rìu đá, cuốc đá và đồ đựng bằng gốm

Mảnh tước, những đồ đá ghè đẽo thô sơ

Công cụ lao động

Cách thức lao động

săn bắn và trồng trọt, chăn nuôi

Săn bắt, hái lượm

Cách thức lao động

2.4. Đời sống tinh thần người nguyên thủy

Nêu đời sống tinh thần của người nguyên thủy?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào thông tin trong mục 3

Lời giải chi tiết:

Người nguyên thủy có đời sống tinh thần phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật là đời sống tâm linh và nghệ thuật.

Quan niệm mọi vật đều có linh hồn và sung bài “vật tổ” là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người nguyên thủy. Mỗi thị tộc thường tôn sùng một loài động vật hoặc thực vật hoặc các hiện tương tự nhiên (mây, mưa, sấm chớp,…) Chúng trở thành “vật tổ” hay còn gọi là tô –tem, được các thành viên trong thị tộc sùng bái.

Cuối thời nguyên thủy, hiện tượng chôn cất người chết mang ý niệm về việc kết nối với thế giới bên kia trở nên phổ biến ở nhiều nơi.

Người nguyên thủy còn để lại những dấu vết phong phú và đặc sắc trong đơi sống nghệ thuật.

2.5. Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam

Dựa vào các hình từ 4.12 đến 4.17 và đọc thông tin, hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thuộc các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình ảnh, đọc thêm những thông tin từ SGK và tài liệu tham khảo

Lời giải chi tiết:

Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn được phản ánh qua các hình 4.12 đến 4.16:

– Cư dân văn hóa Hòa Bình:

+ Đời sống vật chất: cư dân Hòa Bình đã biết ghè đẽo nhiều hơn lên một bên mặt rìu đá, bước đầu biết mài lưỡi rìu.

+ Đời sống tinh thần: đã hình thành mầm mống của tôn giáo, tín ngưỡng hoặc nghệ thuật hội họa.

– Cư dân văn hóa Bắc Sơn: 

+ Đã biết và sử dụng phổ biến kĩ thuật mài để chế tác công cụ lao động.

+ Các công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt được chế tác tương đối tỉ mỉ, được mài nhẵn.

– Cư dân văn hóa Quỳnh Văn: 

+ Sò, điệp và các loài nhuyễn thể khác là một trong những nguồn thắc ăn của cư dân Quỳnh Văn.

+ Cư dân Quỳnh Văn (có thể) đã biết sử dụng vỏ sò, điệp… để trang trí.

+ Biết chế tạo đồ gốm.

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Cánh diều Tag với:Ly thuyet Lich su - dia li 6 - SGK Cánh diều

Bài liên quan:

  1. Bài 26: TH: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất – CD
  2. Bài 25: Con người và thiên nhiên – CD
  3. Bài 25: Con người và thiên nhiên – CD
  4. Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới – CD
  5. Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương – CD
  6. Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới – CD
  7. Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất – CD
  8. Bài 20: Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới – CD
  9. Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển – CD
  10. Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà – CD

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Giải bài 8 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022
  • Giải bài 8 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022
  • Giải bài 7 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022
  • Giải bài 6 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022
  • Giải bài 5 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai