• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Cánh diều / Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa – CD

Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa – CD

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn

– Khi xác định phương hướng ngoài thá»±c địa, trước hết ta cần xác định hướng Mặt Trời mọc (vào buổi sáng, ở hướng đông) hoặc hướng Mặt Trời lặn (vào buổi chiều ở hướng tây). Từ đó xác định được hướng bắc và hướng nam. Sau khi xác định được bốn hướng chính, ta sẽ xác định được các hướng phụ.

– Khi đã xác định được phương hướng, ta cần tìm một địa vật dễ phân biệt (một đỉnh núi, một cây cao, một tháp cao,…) để làm mốc định hướng di chuyển.

1.2. Xác định phương hướng bằng quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng

– Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thể xác định phương hướng theo bóng nắng. Lấy một cây sào, dài khoảng 2 m. Cắm sào xuống đất cho đứng thẳng giữa bãi trống. Giả sá»­, ta quan sát bóng cá»§a đầu cây sào vào khoảng 9 giờ sáng. Lấy một vật nhỏ (sỏi) đánh dấu vị trí cá»§a bóng nắng ấy (vị trí A ở hình 8.3). Khoảng 15 phút sau, Mặt Trời dịch về phía tây, bóng nắng dịch về phía đông. Lấy hòn sỏi thứ hai đánh dấu vị trí cá»§a bóng nắng đầu cây sào (vị trí B ở hình 8.3).

– Đừng đặt hai gót chân ở vị trí cá»§a hai hòn sỏi. Hòn sỏi thứ nhất ở gót chân trái. Hòn sỏi thứ hai ở gót chân phải. Mắt nhìn về phía trước. Đó là hướng bắc.

1.3. Xác định hướng bằng la bàn

– Dụng cụ để xác định phương hướng gọi là la bàn. Có hai loại la bàn thường được sá»­ dụng hiện nay là: La bàn cầm tay và la bàn trong điện thoại thông minh.

– Khi sá»­ dụng la bàn cầm tay hay la bàn trong điện thoại thông minh, cần đặt thiết bị nằm ngang trên mặt phẳng, tránh xa các vật có từ trường mạnh như nam châm.

+ Nếu dùng la bàn cầm tay, cần đợi khi kim la bàn ngừng dao động rồi mới xác định hướng bắc (đầu kim có màu đỏ, hoặc xanh,… hoặc có hình dáng đặc biệt để phân biệt là đầu chỉ hướng bắc). Hướng ngắm cá»§a la bàn (đối với loại la bàn có đầu ngắm) hoặc kẻ một đường tưởng tượng từ tâm la bàn đến một điểm chuẩn (vật chuẩn) cho hướng chính xác từ chỗ ta đặt la bàn đến vật chuẩn so với hướng bắc.

+ Dùng la bàn trong điện thoại thông minh rất tiện lợi và chính xác. Khi mới bật la bàn lên, cần xoay chiếc điện thoại 1 vòng (hoặc theo hình số 8) để la bàn chỉ chính xác phương hướng.

+ Nếu muốn xác định phương hướng từ chỗ đặt điện thoại đến một vật nào đó, hãy đặt cho cạnh dài của điện thoại theo hướng tưởng tượng nối đến vật độ. Số độ ở màn hình điện thoai cho biết phương hướng chính xác.

+ Ví dụ, trong hình 8.4, la bàn trên điện thoại cho biết điện thoai đang xoay về hướng bắc – đông bắc, lệch sang phải so với phương bắc là 21o

Bài tập minh họa

2.1. Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn

Trên hình 8.1, tay phải đang hướng về phía Mặt Trời mọc. Hãy mô tả cách xác định các hướng bằng việc quan sát Mặt Trời mọc.

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 8.1 kết hợp với kiến thức trong SGK phần Xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn

Lời giải chi tiết:

– Tay phải đang hướng về phía Mặt Trời mọc: hướng đông.

– Tay trái: hướng tây.

– Trước mặt: hướng bắc.

– Sau lưng: hướng nam.

2.2. Xác định hướng bằng la bàn

Quan sát hình 8.4, hãy tìm các chữ chỉ phương hướng bằng tiếng Việt tương ứng với các chữ chỉ phương hướng bằng tiếng anh (viết tắt) trên la bàn: N, S, E, W, NE, SE, NW, SW.

Hướng dẫn giải:

– Để trả lời câu hỏi này các em cần quan sát hình 8.4 kết hợp kiến thức bản thân và liên hệ thá»±c tế với các nguồn thôn tin như báo chí hoặc internet để trả lời.

Lời giải chi tiết

– N (North): hướng bắc.

– S (South): hướng nam.

– E (East): hướng đông.

– W (West): hướng tây.

– NE (Northeast): hướng đông bắc.

– SE (Southeast): hướng đông nam.

– SW (Southwest): hướng tây nam.

– NW (Northwest): hướng tây bắc.

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Cánh diều Tag với:Ly thuyet Lich su - dia li 6 - SGK Cánh diều

Bài liên quan:

  1. Bài 26: TH: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất – CD
  2. Bài 25: Con người và thiên nhiên – CD
  3. Bài 25: Con người và thiên nhiên – CD
  4. Bài 24: Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới – CD
  5. Bài 23: Thực hành: Tìm hiểu lớp phủ thực vật ở địa phương – CD
  6. Bài 22: Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới – CD
  7. Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất – CD
  8. Bài 20: Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới – CD
  9. Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển – CD
  10. Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà – CD

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Ôn tập chương 4: Đồ dùng điện trong gia đình – CTST 14/08/2022
  • Ôn tập chủ đề Đồ dùng điện trong gia đình – CD 14/08/2022
  • Bài 15: Máy điều hòa không khí một chiều – CD 14/08/2022
  • Ôn tập Chương 4 – KNTT 14/08/2022
  • Ôn tập Chương 4 – KNTT 14/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai