• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Chân trời / Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại – CTST

Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại – CTST

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Điều kiện tự nhiên

– Vị trí địa lí: Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ, người Hy Lạp gọi là vùng đất giữa hai con sông.

– Điều kiện tự nhiên:

+ Là một vùng bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, nhận phù sa hàng năm khi nước lũ dâng cao từ sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

+ Ở đây, người ta biết làm nông nghiệp từ rất sớm. Họ trồng chà là, rau củ, ngũ cốc và thuần dưỡng động vật.

+ Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với những vùng xung quanh rất phát triển.

1.2. Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại

– Người Xu-me (Sumer) là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị. Đó là những nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà.

– Mỗi quốc gia thành thị bao gồm một thành phố và vùng đất xung quanh lệ thuộc vào nổ. Vùng hạ lưu sông Ơ-phơ-rát và Ti-grợ là nơi tập trung những quốc gia thành thị của người Xu-me với những thành phố nổi tiếng như ba (Ur), U-rúc (Uruk), Um-ma (Ummar).

-Sau người Xu-me, nhiều tộc người khác thay nhau làm chủ vùng đất này và lập nên những vương quốc, những đế chế hùng mạnh. Nhiều thành thị mới tiếp tục được xây dựng,trong đó, nổi tiếng nhất là thành Ba-bi-lon. Năm 539 TCN, người Ba Tự xâm lược Lưỡng Hà.Lịch sử các vương quốc cổ đại Lưỡng Hà kết thúc.

1.3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Thành tựu

Đặc điểm

Chữ viết và văn học

– Chữ viết hình dạng giống những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình nêm hay hình góc.

– Tác phẩm: Sử thi Gin-ga-mét nói về một vị vua có thật của người Xu-me.

Luật pháp

– Năm 1750 TCN,bộ luật thành văn Ha-mu-ra-bi ra đời, quy định những nguyên tắc đời sống như quan hệ cộng đồng, buôn bán, xây dựng,…

Toán học

– Có nhiều phương pháp đếm, trong đó nổi bật với hệ thống đếm số 60 làm cơ sở. Chúng ta sử dụng hệ đếm này để chia một giờ bằng 60 phút, một phút bằng 60 giây và chia một vòng tròn là 360 độ.

Kiến trúc và điêu khắc

– Người Lưỡng Hà sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng và đất sét để tạc tượng, nặn tượng.

– Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Lưỡng Hà là vườn treo Ba-bi-lon.

Bài tập minh họa

2.1. Điều kiện tự nhiên

Câu 1

Quan sát hình 7.1 và lược đồ 7.2, kết hợp với kiến thức đã học, em hãy chỉ ra điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 7.1 và 7.2 kêt hợp với kiến thức bài học

Hướng dẫn giải:

– Điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà.

Ai Cập

Lưỡng Hà

Nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía Bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải. Phía Nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi và đồi cát. Phía đông và phía Tây giáp sa mạc.

Sông Nin mang đến nguồn nước,nguồn lương thực dồi dào cho Ai Cập.

Nằm trên lưu vực hai con sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát,ngươi Hy Lạp cổ đại gọi là vùng đất giữa hai dòng sông (Lưỡng Hà)

Là bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, nhận phù sa hàng năm khi nước lũ lên.

Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng, nên hoạt động buôn bán phát triển

Câu 2

Tại sao nhiều người Lưỡng Hà lại trở thành thương nhân?

Phương pháp giải:

Dựa vào điều kiện tự nhiên

Hướng dẫn giải:

– Không có biên giới thiên nhiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng lên hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với những vùng xung quanh rất phát triển. Nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân. Họ rong ruổi khắp Tây Á thời bấy giờ với những đàn lạc đà đầy hàng hóa chất trên lưng.  

2.2. Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại

Câu 1

Em hãy trình bày quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại ?

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung kiến thức mục Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại để trình bày câu trả lời.

Hướng dẫn giải:

– Người Xu-me (Sumer) là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị. Đó là những nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà, Mỗi quốc gia thành thị bao gồm một thành phố và vùng đất xung quanh lệ thuộc vào nổ. Vùng hạ lưu sông Ơ-phơ-rát và Ti-grợ là nơi tập trung những quốc gia thành thị của người Xu-me với những thành phố nổi tiếng như ba (Ur), U-rúc (Uruk), Um-ma (Ummar). Sau người Xu-me, nhiều tộc người khác thay nhau làm chủ vùng đất này và lập nên những vương quốc, những đế chế hùng mạnh. Nhiều thành thị mới tiếp tục được xây dựng,trong đó, nổi tiếng nhất là thành Ba-bi-lon. Năm 539 TCN, người Ba Tự xâm lược Lưỡng Hà. Lịch sử các vương quốc cổ đại Lưỡng Hà kết thúc.

Câu 2

Quan sát lược đồ 7.2, em hãy kể tên những thành thị gắn với những nhà nước ra đời sau giai đoạn Xu-me.

Phương pháp giải:

Quan sát lược đồ

Hướng dẫn giải:

– Những thành thị gắn với nhà nước ra đời sau giai đoạn của người Xu-me là:

Babilon, Ma-ri, At-sua.

2.3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Câu 1

Hãy kể tên những thành tựu điển hình của văn hóa Lưỡng Hà cổ đại.

Phương pháp giải:

Thống kê các thành tựu theo từng lĩnh vực

Hướng dẫn giải:

– Những thành tựu điển hình của văn hóa Lưỡng Hà cổ đại

Thành tựu

Đặc điểm

Chữ viết và văn học

– Chữ viết hình dạng giống những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình nêm hay hình góc.

– Tác phẩm: Sử thi Gin-ga-mét nói về một vị vua có thật của người Xu-me.

Luật pháp

– Năm 1750 TCN,bộ luật thành văn Ha-mu-ra-bi ra đời, quy định những nguyên tắc đời sống như quan hệ cộng đồng, buôn bán, xây dựng,…

Toán học

– Có nhiều phương pháp đếm, trong đó nổi bật với hệ thống đếm số 60 làm cơ sở. Chúng ta sử dụng hệ đếm này để chia một giờ bằng 60 phút, một phút bằng 60 giây và chia một vòng tròn là 360 độ.

Kiến trúc và điêu khắc

– Người Lưỡng Hà sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng và đất sét để tạc tượng, nặn tượng.

– Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Lưỡng Hà là vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 2

Quan sát hình 7.3, theo em người Xu-me dùng dụng cụ có hình dáng như thế nào để khắc chữ lên những miếng đất sét?

Phương pháp giải:

quan sát hình ảnh

Hướng dẫn giải:

– Theo em, người Xu-me dùng dụng cụ hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình nêm hay hình góc.

Câu 3

Đọc đoạn tư liệu 7.4, em hãy cho biết vua Ha-mu-ra-bi ban hành bộ luật để làm gì?

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh, đọc nội dung và trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

– Vua Ha-mu-ra-bi ban hành bộ luật để nhằm cai trị đất nước ổn định, thịnh vượng và củng cố địa vị của mình. 

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Chân trời Tag với:Ly htuyet lich su - dia li 6 - SGK Chan troi sang tao

Bài liên quan:

  1. Bài 24: Thực hành: Tác động của con người đến thiên nhiên – CTST
  2. Bài 23: Con người và thiên nhiên – CTST
  3. Bài 23: Con người và thiên nhiên – CTST
  4. Bài 22: Phân bố dân cư – CTST
  5. Bài 22: Phân bố dân cư – CTST
  6. Bài 21: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương – CTST
  7. Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới – CTST
  8. Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình – CTST
  9. Bài 18: Biển và đại dương – CTST
  10. Bài 17: Sông và hồ – CTST

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Giải bài 6 trang 109 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 15/08/2022
  • Giải bài 5 trang 109 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 15/08/2022
  • Giải bài 4 trang 109 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 15/08/2022
  • Giải bài 3 trang 109 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 15/08/2022
  • Giải bài 3 trang 109 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 15/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai