• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Chân trời / Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí? – CTST

Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí? – CTST

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự lí thú của việc học môn Địa lí

Học địa lí giúp em:

– Khám phá được tự nhiên, dân cư, văn hóa, kinh tế nhiều nơi trên thế giới.

– Tự giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội.

– Hiểu được ý nghĩa của không gian sống, từ quy mô nhỏ đến toàn cầu.

1.2. Vai trò của địa lí trong cuộc sống

– Có kiến thức địa lí tốt, ta sẽ tổ chức các hoạt động sản xuất an toàn hơn, tránh được thiệt hại do thiên tai.

– Sử dụng tốt hơn các tài nguyên, lợi thế về vị trí địa lí.

– Tự tin hơn khi đến thăm/sống ở 1 vùng đất mới.

– Giúp em trở thành công dân toàn cầu, có hiểu biết và quan tâm đến môi trường sống xung quanh.

1.3. Tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí

– Việc hiểu và biết cách vận dụng các kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống là rất cần thiết và hữu ích.

– Trở thành một phần trong hành trang vào đời và sẽ được sử dụng trong các tình huống thực tiễn sau này.

Bài tập minh họa

2.1. Sự lí thú của việc học môn Địa lí

– Tại sao người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn?
– Từ những câu ca dao, tục ngữ được đề cập trong bài học, em hãy nêu những điều lí thú của việc học Địa lí.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết cá nhân.

Hướng dẫn giải:

Người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn vì:

– Chiều muộn đến đêm nhiệt độ trong đất liền giảm nhanh hơn so với biển, vì vậy vào thời điểm sau nửa đêm nhiệt độ mặt đất thấp hơn nên gió sẽ thổi từ đất liền ra biển => tàu thuyền ra khơi dễ dàng hơn.

– Ngược lại, ban ngày nhiệt độ tăng nhanh hơn so với biển nên vào lúc xế chiều đất liền có nhiệt độ cao hơn ngoài biển và gió lại thổi mạnh từ biển vào đất liền => tàu thuyền có thể trở về bến dễ dàng.

Những điều lí thú của việc học Địa lí: 

– Ví dụ câu ca dao:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

– Trong thực tế, hiện tượng “ngày dài, đêm ngắn” (tháng 5) và ngày ngắn đêm dài” (tháng 10) do ảnh hưởng của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

– Vào tháng 6 dương lịch (tháng 5 âm lịch): bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhận được nhiều ánh sáng hơn bán cầu Nam => ngày dài, đêm ngắn.

– Vào tháng 12 dương lịch (tháng 10 âm lịch): nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời, nhận được ít ánh sáng hơn bán cầu Nam => ngày ngắn, đêm dài.

2.2. Vai trò của địa lí trong cuộc sống

Dựa vào câu chuyện trên, em hãy cho biết, Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào câu chuyện mục 2.

Hướng dẫn giải:

– Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng trong bài học về thảm họa sóng thần trong giờ học Địa lí.

– Những dấu hiệu mà Ti-liu thấy được của trận sóng thần: “Ở phía xa, đại dương đột nhiên nổi lên một cơn sóng trắng rất lớn. Nước biển đột nhiên rút xuống lộ ra một khoảng trống lớn, những bong bóng nước lớn sủi lên,…”

2.3. Tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí

Em hãy cho ví dụ về việc vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí vào cuộc sống.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Hướng dẫn giải:

Ví dụ: Khi học bài “Động đất và núi lửa”, chúng ta sẽ biết được những nguyên nhân, biểu hiện của 2 hiện tượng này. Từ đó, có các biện pháp phòng tránh phù hợp đồng thời biết cách ứng phó khi có núi lửa và động đất xảy ra.

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Chân trời Tag với:Ly htuyet lich su - dia li 6 - SGK Chan troi sang tao

Bài liên quan:

  1. Bài 24: Thực hành: Tác động của con người đến thiên nhiên – CTST
  2. Bài 23: Con người và thiên nhiên – CTST
  3. Bài 23: Con người và thiên nhiên – CTST
  4. Bài 22: Phân bố dân cư – CTST
  5. Bài 22: Phân bố dân cư – CTST
  6. Bài 21: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương – CTST
  7. Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới – CTST
  8. Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình – CTST
  9. Bài 18: Biển và đại dương – CTST
  10. Bài 17: Sông và hồ – CTST

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Soạn bài Ôn tập Học kì 2 17/08/2022
  • Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 17/08/2022
  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 17/08/2022
  • Soạn bài Bản tin về hoa anh đào – Nguyễn Vĩnh Nguyên 17/08/2022
  • Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô – Phạm Thùy Dung 17/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai