• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Kết nối / Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản – KNTT

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản – KNTT

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các dạng địa hình chính

a. Núi

Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500m trở lên. Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

Hình 1. Quang cảnh vùng núi An-pơ ở Thụy Sĩ

b. Đồi

Đồi cũng là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Hình 2. Quang cảnh đồi ở Việt Nam

c. Cao nguyên

Cao nguyên là vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với mực nước biển có sườn sốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

d. Đồng bằng

Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km2. Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200m so với mực nước biển.

1.2. Khoảng sản

– Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên nằm trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

– Đa số khoáng sản gặp ở trạng thái rắn (các loại quặng, than,…). Chỉ có một số ít ở trạng thái lỏng (nước khoáng, dầu mỏ,…) hoặc trạng thái khí (khí thiên nhiên,…)

– Khoáng sản trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng có thể phân ra 3 nhóm.

– Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế. Các mỏ khoáng sản đều được hình thành trong một thời gian dài hàng triệu năm. Tuy nhiên chỉ trong vòng vài trăm năm, con người đã khai thác phần lớn trữ lượng khoáng sản đã thăm dò. Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng khoáng sản một cách hợp lí, hiệu quả.

Bài tập minh họa

2.1. Các dạng địa hình chính

1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi.

Hình 1. Quang cảnh vùng núi An-pơ ở Thụy Sĩ

Hình 2. Quang cảnh đồi ở Việt Nam

2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 – 97), kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới.

3. Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy nêu sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.

4. Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới (96 – 97), kể tên một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 1, 2 và đọc thông tin trong mục 1.

2. Quan sát bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 – 97).

3. Quan sát hình 3, 4 và đọc thông tin trong mục 1.

4. Quan sát bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 – 97).

Lời giải chi tiết:

1. Khác nhau giữa núi và đồi

2. Các dãy núi lớn trên thế giới

Dãy Hi-ma-lay-a, dãy An-pơ, dãy Đại Hưng An, dãy U-ran, dãy Rốc-ki, dãy An-đét, dãy At-lát, dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a,…

3. Khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng

4. Cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới

– Cao nguyên: CN. Cô-lô-ra-đô, CN. Mông Cổ, CN, Pa-ta-gô-ni,…

– Đồng bằng: ĐB. A-ma-dôn, ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, ĐB. Tây Xi-bia, ĐB. Ấn Hằng, ĐB. Hoa Bắc,…

2.2. Khoảng sản

1. Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi.

2. Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoảng sán.

3. Sắp xếp các loại khoảng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xít.

Hướng dẫn giải:

1. Đọc thông tin mục 2. 

2. Vận dụng kiến thức vào trong thực tế.

3. Vận dụng kiến thức vào trong thực tế.

Lời giải chi tiết:

1. Khoáng sản

Than đá, cát, đá vôi là khoáng sản. 

2. Vật dụng được làm từ khoáng sản

Một số vật dụng em thường sử dụng được làm từ khoáng sản là: thìa, muôi, khóa cửa,…

3. Sắp xếp các loại khoáng sản theo nhóm

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Kết nối Tag với:Ly thuyet lich su - dia li 6 - KNTT

Bài liên quan:

  1. Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương – KNTT
  2. Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững – KNTT
  3. Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên – KNTT
  4. Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới – KNTT
  5. Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương – KNTT
  6. Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất – KNTT
  7. Bài 24: Rừng nhiệt đới – KNTT
  8. Bài 23: Sự sống trên Trái Đất – KNTT
  9. Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất – KNTT
  10. Bài 21: Biển và đại dương – KNTT

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Giải bài 7 trang 48 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022
  • Giải bài 6 trang 48 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022
  • Giải bài 5 trang 48 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022
  • Giải bài 4 trang 47 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022
  • Giải bài 3 trang 47 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai