• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Kết nối / Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt – KNTT

Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt – KNTT

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sức sống của nền văn hóa bản địa

– Người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình.

– Tiếng Việt vẫn được người Việt truyền cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.

– Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên

– Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên: xăm mình, têm trầu, ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen,….

1.2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa

– Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc:

+ Học một số phát minh kỹ thuật như làm giấy, chế tao đó thuỷ tinh,…

+ Tiếp thu một số là tết như tết Hàn thực, Đoan Ngọ, Trung thu nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hoà của người Việt

+ Tiếp thu Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian

+ Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hàn, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ

+ Đón nhận một số dòng Phật giáo. Xuất hiện nhiều vị cao tăng nối tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.

Bài tập minh họa

2.1. Câu hỏi mở đầu

Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thủ tiêu văn hoá của người Việt. Trong cuộc đầu tranh sinh tồn, em có biết, người Việt đã làm gì để bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống của mình. Điều gì đã tạo nên sự kỳ diệu đó?

Hướng dẫn giải:

Xem thông tin trong SGK, đọc thêm các tài liệu liên quan

Lời giải chi tiết:

– Để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc trong hàng nhìn năm Bắc thuộc, người Việt đã:

+ Luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình:

Truyền dạy tiếng Việt cho con, cháu; nghe – nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.

Duy trì các phong tục – tập quán, như: thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc; nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình…

+ Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc.

– Tinh thần yêu nước, đoàn kết; ý chí bất khuất của nhân dân và sức sống bền bỉ của nền văn hóa bản địa là những yếu tố quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chỉ giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ.

2.2. Sức sống của nền văn hóa bản địa

Hãy chỉ ra những phong tục tập quán được nhắc đến trong tư liệu trên.

“Dân ta vẽ mình…ưa tắm sông nên họ chèo đò và lội nước rất giỏi: ngày thường không đội mũ, đứng thì vòng hai tay,… Tiếp khách thì đãi trầu cau.”

(Theo Lê Tắc, An Nam chí lược (bản dịch), NXB Thuận Hóa và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Huế, 2002, tr.70)

Hướng dẫn giải:

Đọc tư liệu để trả lời

Lời giải chi tiết:

Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên: xăm mình, têm trầu, ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen,….

Câu 2

Hãy cho biết một số nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được giữ trong thời Bắc thuộc

Hướng dẫn giải:

Suy luận, phân tích

Lời giải chi tiết:

 Một số nét văn hóa của người Việt vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc: thờ cúng tổ tiên, tảo mộ, tưởng niệm thần thành hoàng ở đình làng, viết chữ Nho, xin chữ,…

2.3. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa

Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Xem lại nội dung kiến thức mục 2.

Lời giải chi tiết:

Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc:

+ Học một số phát minh kỹ thuật như làm giấy, chế tao đó thuỷ tinh,…

+ Tiếp thu một số là tết như tết Hàn thực, Đoan Ngọ, Trung thu nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hoà của người Việt

+ Tiếp thu Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian

+ Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hàn, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ

+ Đón nhận mộtt số dòng Phật giáo. xuất hiện nhiều vị cao tăng nối tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Kết nối Tag với:Ly thuyet lich su - dia li 6 - KNTT

Bài liên quan:

  1. Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương – KNTT
  2. Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững – KNTT
  3. Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên – KNTT
  4. Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới – KNTT
  5. Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương – KNTT
  6. Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất – KNTT
  7. Bài 24: Rừng nhiệt đới – KNTT
  8. Bài 23: Sự sống trên Trái Đất – KNTT
  9. Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất – KNTT
  10. Bài 21: Biển và đại dương – KNTT

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Giải bài 7 trang 48 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022
  • Giải bài 6 trang 48 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022
  • Giải bài 5 trang 48 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022
  • Giải bài 4 trang 47 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022
  • Giải bài 3 trang 47 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai