• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học
  • Nghe Nhạc

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Kết nối / Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ – KNTT

Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ – KNTT

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm bản đồ

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.

1.2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

– Muốn vẽ được bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái đất lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu.

– Các phép chiếu sẽ cho ra các đường lưới kinh, vĩ tuyến có hình dạng khác nhau.

1.3. Phương hướng trên bản đồ

– Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến.

– Đầu trên của các kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam.

– Đầu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đông.

– Trên một số bản đồ không có hệ thống kinh vĩ tuyến, người ta sẽ vẽ mũi tên chỉ hướng bắc, ta dựa vào đó để xác định phương hướng trên bản đồ.

Bài tập minh họa

2.1. Khái niệm bản đồ

1. Em hãy cho biết quả Địa Cầu và bản đồ có điểm gì giống và khác nhau.
2. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể thể hiện vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức của bản thân kết hợp với thông tin trong mục 1 

Lời giải chi tiết:

1. Điểm giống và khác nhau giữa quả Địa Cầu và bản đồ

– Giống nhau: Đều mô phỏng thu nhỏ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

– Khác nhau:

+ Quả Địa Cầu: Mô hình mô phỏng toàn bộ bề mặt Trái Đất. Các vùng đất được thể hiện không bị bóp méo về hình dạng và kích thước.

+ Bản đồ: Hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học. Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều có sự biến dạng nhất định so với hình dạng thực trên bề mặt Trái Đất.

2. Ví dụ thể hiện vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống

– Trong học tập: Bản đồ là phương tiện để học sinh có thể trực quan hóa một số kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí khi ở trên lớp cũng như ở nhà. 

Ví dụ: Thông qua bản đồ du lịch Việt Nam, học sinh biết được các trung tâm du lịch, điểm du lịch (tự nhiên và nhân văn),… trên cả nước.

– Trong cuộc sống: Bản đồ là phương tiện hữu ích được sử dụng hàng ngày. Ví dụ: dùng để chỉ đường (ứng dụng Google Map trên điện thoại thông minh), một số hoạt động kinh tế, quân sự,…

2.2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Quan sát hình 1, em hãy mô tả dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức của bản thân kết hợp với thông tin trong mục 1 

Lời giải chi tiết:

– Hình a: Lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón

+ Kinh tuyến là chùm đường thẳng giao nhau tại đỉnh nón.

+ Vĩ tuyến là các cung tròn đồng tâm, có tâm là đỉnh hình nón.

-Hình b: Lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ

+ Kinh tuyến là các đường thẳng song song thẳng đứng cách đều.

+ Vĩ tuyến là các đường thẳng song song cách đều nằm vuông góc với kinh tuyến.

2.3. Phương hướng trên bản đồ

Dựa vào bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á ở trang 101, em hãy xác định hướng đi từ Hà Nội đến các địa điểm: Băng Cốc, Ma-ni-la, Xin-ga-po.

Hướng dẫn giải:

Vận dụng kiến thức của bản thân kết hợp với thông tin trong mục 1 

Lời giải chi tiết:

– Hướng đi từ Hà Nội đến Băng Cốc: Hướng tây nam

– Hướng đi từ Hà Nội đến Ma-ni-la: Hướng đông nam

– Hướng đi từ Hà Nội đến Xin-ga-po: Hướng nam

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Kết nối Tag với:Ly thuyet lich su - dia li 6 - KNTT

Bài liên quan:

  1. Bài 1: Lịch sử và cuộc sống – 6 – KNTT
  2. Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử – 6 – KNTT
  3. Bài 3: Thời gian trong lịch sử – KNTT
  4. Bài 4: Nguồn gốc loài người – KNTT
  5. Bài 5: Xã hội nguyên thủy – KNTT
  6. Bài 6: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy – KNTT
  7. Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại – KNTT
  8. Bài 8: Ấn Độ cổ đại – KNTT
  9. Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII – KNTT
  10. Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại – KNTT
  11. Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á – KNTT
  12. Bài 12: Sự HT và bước đầu PT của các vương quốc PK ở ĐNA từ TK VII – TK X – KNTT
  13. Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu CN đến TK X – KNTT
  14. Bài 14: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc – KNTT
  15. Bài 15: CS cai trị của các TĐPK phương Bắc và sự chuyển biến của XH Âu Lạc – KNTT
  16. Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước TK X – KNTT
  17. Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt – KNTT
  18. Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X – KNTT
  19. Bài 19: Vương quốc Chăm – Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X – KNTT
  20. Bài 20: Vương quốc Phù Nam – KNTT

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022-2023 Trường THPT Yên Thế Lần 1 02/05/2023
  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022-2023 Trường THPT Lê Lợi 02/05/2023
  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022-2023 Trường THPT Lý Thái Tổ Lần 1 02/05/2023
  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022-2023 Trường THPT Hàn Thuyên Lần 1 02/05/2023
  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022-2023 Trường THPT Đinh Tiên Hoàng 02/05/2023




Chuyên mục

Copyright © 2023 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Giao Vien VN - Môn Toán - Sách toán - QAz Do - Giai Bai Tap - Lop 12 - Hoc giai