• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Kết nối / Bài 23: Sự sống trên Trái Đất – KNTT

Bài 23: Sự sống trên Trái Đất – KNTT

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương

– Sinh vật ở đại dương vô cùng phong phú, đa dạng. Ở các vĩ độ sâu khác nhau sẽ có sự khác nhau về nhiệt độ, độ tuổi, áp suất, ánh sáng, nồng độ oxy,… dẫn đến sự đa dạng của các loài sinh vật.

1.2. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa

a. Thực vật

– Giới thực vật trên lục địa hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu. Tùy theo điều kiện khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa) mà ở từng đới xuất hiện các kiểu thảm thực vật khác nhau.

+ Ở đới nóng có rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,… ở đới ôn hòa có rừng là rộng, rừng là kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,.. ở đới lạnh có thảm thực vật đài nguyên.

b. Động vật

– Động vật chịu ảnh hưởng cảu khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu. Ví dụ: Trong rừng mưa nhiệt đới có nhiều loài leo trèo giỏi… xa van thảo nguyên có nhiều loài ăn cỏ, chạy nhanh như ngựa, linh dương,… Và các loài ăn thịt.  Ở đới lạnh là các loài động vật thích nghi với khí hậu lạnh bằng cách ngủ đông hay di cư theo mùa như gấu trắng, ngỗng trời… Ở sa mạc có các loài chịu được nóng và khô hạn như bò cạp, rắn, lạc đà…

Bài tập minh họa

2.1. Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương

Quan sát hình 1, em hãy kể tên một số loài sinh vật ở các vùng biển trong đại dương.

Hướng dẫn giải:

– Quan sát hình 1 kể tên một số loài sinh vật ở các vùng biển trong đại dương.

Lời giải chi tiết:

Một số loài sinh vật ở các vùng biển trong đại dương là

– Vùng biển khơi mặt: san hô, tôm, cá ngừ, sứa, rùa,…

– Vùng biển khơi trung: cua, cá mập, mực,…

– Vùng biển khơi sâu: sao biển, bạch tuộc,…

– Vùng biển khơi sâu thẳm: cá cần câu, mực ma,…

– Vùng đáy vực thẳm: hải quỳ,…

2.2. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa

1. Kể tên một số loài thực vật, động vật ở các đới mà em biết.

2. Nêu sự khác nhau về thực vật giữa rừng mưa nhiệt đới với rừng lá kim và đài nguyên.

Hình 2 Một số thảm thực vật trên lục địa

Hướng dẫn giải:

– Nghiên cứu nội dung thông tin SGK mục sự đa dạng của sinh vật trên lục địa và rút ra câu trả lời

Lời giải chi tiết:

1. Kể tên một số loài thực vật, động vật ở các đới mà em biết

– Đới nóng

+ Động vật: ngựa, khỉ, nai, voi, hươu, tê giác, tuần lộc, sóc,…

+ Thực vật: xa van, lim, sến, táu, dừa, cà phê, cao su, hồ tiêu,,…

– Đới ôn hòa

+ Động vật: gấu nâu, tuần lộc, cáo bạc,…

+ Thực vật: rừng lá kim, lúa mì, đại mạch, thông,…

– Đới lạnh: 

+ Động vật: hải cẩu, chim cánh cụt, cá voi,…

+ Thực vật: cỏ, rêu, địa y,…

2. Rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim và đài nguyên.

– Rừng mưa nhiệt đới: Môi trường sống nóng ẩm, mưa nhiều nên cây trong rừng nhiều tầng tán (thường 3-5 tầng), đa dạng chủng loại, nhiều dây leo, cây gỗ lớn,… 

– Rừng lá kim: loại cây thường xanh, tán rậm rạp, chồng lên nhau che bóng dâm như vân sam, linh sam, tuyết tùng. Dưới tán rừng thiếu ánh sáng nên rêu phủ quanh năm. Ngoài ra còn có những loài nhỏ hơn, cây bụi,…

– Đài nguyên: Môi trường sống lạnh, hầu như tuyết bao phủ nên thực vật nghèo nàn. Thực vật thấp, kém phát triển (có rêu, địa y,…).

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Kết nối Tag với:Ly thuyet lich su - dia li 6 - KNTT

Bài liên quan:

  1. Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương – KNTT
  2. Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững – KNTT
  3. Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên – KNTT
  4. Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới – KNTT
  5. Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương – KNTT
  6. Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất – KNTT
  7. Bài 24: Rừng nhiệt đới – KNTT
  8. Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất – KNTT
  9. Bài 21: Biển và đại dương – KNTT
  10. Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà – KNTT

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Giải bài 7 trang 48 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022
  • Giải bài 6 trang 48 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022
  • Giải bài 5 trang 48 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022
  • Giải bài 4 trang 47 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022
  • Giải bài 3 trang 47 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 10/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai