1. Nội dung luyện nói
– Trước khi tiến hành nói trước lớp, các em phải chuẩn bị đề tài biểu cảm.
– Xác định được đối tượng biểu cảm là sự vật hay con người.
– Người nói trước tập thể cần làm nổi bật nội dung biểu cảm, hướng vào chủ đề chung của bài văn.
– Người nói cần có tác phong đúng chuẩn mực và lịch sự.
– Ngôn ngữ nói: rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm…
– Ngữ điệu nói: lên giọng, xuống giọng, nhấn ý…
– Cử chỉ, điệu bộ tự nhiên, nét mặt phù hợp với ngôn ngữ nói.
– Người nghe cần có thái độ lắng nghe tích cực, hành động hưởng ứng, khích lệ.
– Người nghe cần nhận xét chân thành phần trình bày của bạn.
– Các nhóm cử đại diện nói trước lớp.
– Giọng điệu, cách diễn đạt, cách lập ý, tình cảm trong sáng.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy lập dàn ý chung cho bài luyện nói về văn biểu cảm sự vật, con người.
Gợi ý trả lời:
– Dàn ý biểu cảm về sự vật:
+ Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, nêu cảm nghĩ chung.
+ Thân bài:
- Hoàn cảnh, lí do có sự vật.
- Hồi tưởng những cảm xúc khi tiếp xúc với vật.
- Tình cảm gắn bó với sự vật đó (Yêu quý, trân trọng, nâng niu,…).
+ Kết bài: Khẳng định tình cảm với đối tượng.
– Dàn ý biểu cảm về con người:
+ Mở bài: Giới thiệu, nêu cảm nghĩ chung về đối tượng cần biểu cảm.
+ Thân bài:
- Hình dạng về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc, hình dáng, mái tóc, nụ cười qua quan sát, hồi tưởng.
- Bộc lộ tình cảm của mình với họ qua việc làm, hành động, ứng xử với mọi người.
- Sự gắn bó của người ấy với bản thân.
- Bộc lộ tình cảm qua tình huống nào đó.
+ Kết bài: Suy nghĩ về mối quan hệ tình cảm đó trong cuộc sống
Câu 2: Em hãy lập dàn ý cho bài luyện nói về văn biểu cảm nói về tình cảm gia đình.
Gợi ý trả lời:
– Mở bài: Giới thiệu và nêu vai trò của tình cảm gia đình.
– Thân bài:
+ Gia đình gồm có những ai?
+ Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
+ Tình cảm, sự quan tâm dành cho nhau.
+ Có đôi khi cãi cọ nhưng vẫn yêu thương nhau.
– Kết bài: Khẳng định lại tình cảm gia đình.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
– Củng cố kiến thức về văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
– Tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt.
– Nói theo chủ đề biểu cảm.
– Có ý thức chuẩn bị bài nói,luyện tính chủ động, tự tin, mạnh dạn và cách nói lưu loát.