1. Thế nào là từ đồng âm?
– Ví dụ:
+ Tháng chín này tôi sẽ đi du lịch ở Đà Nẵng.
+ Ba vừa về thì mẹ cũng vừa nấu cơm chín.
-> Trong hai câu trên sử dụng từ đồng âm “chín” nhưng có hai nghĩa hoàn toàn khác nhau. Câu thứ nhất chỉ tháng chín (trong 12 tháng của năm); Câu thứ hai ý nói đồ ăn đã chín.
– Kết luận:
+ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
+ Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể.
2. Sử dụng từ đồng âm
– Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
– Sử dụng từ đồng âm phải đúng mực.
– Dùng từ đồng âm để chơi chữ: Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
3. Luyện tập
Câu 1: Giải thích nghĩa của từ “đậu” trong hai câu văn dưới đây:
(1) Con bé nhà tôi vừa mới đậu đại học sư phạm rồi.
(2) Con chim nó đậu trên cành từ trưa.
Gợi ý trả lời:
(1) Câu văn trên ý nói đến việc đỗ đại học của con bé.
(2) Câu văn trên ý nói đến hành động của con chim, nó đậu trên cành cây.
Câu 2: Em hãy đặt 3 cặp câu có sử dụng từ đồng âm giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau.
Gợi ý trả lời:
– Từ đồng âm “xanh”:
+ Cái cây trước nhà đã trổ lá xanh rất đẹp.
+ Lâu ngày không gặp nhìn mày xanh xao lắm.
– Từ đồng âm “ăn”:
+ Hôm nay chúng tôi sẽ đi ăn cơm ở nhà hàng.
+ Cô ấy đã biết mình làm sai nên đã rất ăn năn rồi.
– Từ đồng âm “nước”:
+ Tôi yêu đất nước của tôi vô cùng.
+ Bạn lấy hộ tôi chai nước uống nhé!
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
– Hiểu được thế nào là từ đồng âm?
– Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.
– Phân biệt từ đồng âm.
– Sử dụng các từ đồng âm hợp lí khi nói và viết.
– Có ý thức sử dụng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.