• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Ngữ Văn lớp 6 – Chân trời / Thực hành Tiếng Việt (Bài 3) – Toán 6 – CTST

Thực hành Tiếng Việt (Bài 3) – Toán 6 – CTST

04/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt bài

1.1. Cách lựa chọn từ ngữ phù hợp khi sử dụng

– Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải huy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản.

– Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết: 

+ Xác định nội dung cần diễn đạt.

+ Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.

+ Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.

1.2. Tác dụng

– Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.

Bài tập minh họa

Bài tập: Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Cái bống là cái bống bang

Kéo sảy kéo sàng cho mẹ bống nấu cơm

Mẹ bống đi chợ đường trơn

Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng”.

(1) Từ “đường trơn” được hiểu như thế nào?

(2) Có thể thay từ “đường trơn” thành “đường xa” không? Vì sao?

(3) Bài ca dao trên có sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.

a. Hướng dẫn giải:

– Xem lại cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết: 

+ Xác định nội dung cần diễn đạt.

+ Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.

+ Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.

b. Lời giải chi tiết:

(1) Từ “đường trơn” ý nói đường khó đi, trơn, dễ té khi trời mưa.

(2) Nếu thay từ “đường trơn” thành “đường xa” thì bài ca dao sẽ không chuyển tải được đúng ý nghĩa của nó. Đó là cảnh đầy cảm động khi mẹ đi chợ về, trời mưa, đường trơn, cái bống không ngần ngại chạy ra gánh đỡ mẹ.

(3) Các biện pháp tu từ được sử dụng là:

– Điệp và ẩn dụ: “Cái bống” -> Hình cảnh cái bống là hình ảnh quen thuộc trong ca dao và trong cách nói hàng ngày để chỉ những em bé (thường là những em bé gái) ngoan ngoãn, chăm chỉ. 

Thuộc chủ đề:Bài học Ngữ Văn lớp 6 – Chân trời Tag với:Ly htuyet ngu van 6 - SGK Chan troi sang tao

Bài liên quan:

  1. Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho Góc Truyền thông của trường? – Toán 6 – CTST
  2. Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ? – Toán 6 – CTST
  3. Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách? – Toán 6 – CTST
  4. Ôn tập (Bài 10) – Toán 6 – CTST
  5. Tóm tắt nội dung trình bày của người khác – Toán 6 – CTST
  6. Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện – Toán 6 – CTST
  7. Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ – Toán 6 – CTST
  8. Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) – Toán 6 – CTST
  9. Hai cây phong – Toán 6 – CTST
  10. Trái Đất – Mẹ của muôn loài – Toán 6 – CTST

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em – CTST 10/08/2022
  • Bài 12: Quyền trẻ em – CD 10/08/2022
  • Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em – KNTT 10/08/2022
  • Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em – CTST 10/08/2022
  • Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em – KNTT 10/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai