Tóm tắt bài
1.1. Trước khi đọc
Nếu gặp một đề khó khăn khi viết bài Tập làm văn, việc đầu tiên em phải làm là gì?
Gợi ý:
– Nhờ bạn thân gợi ý và tự viết bài Tập làm văn của mình.
1.2. Đọc văn bản
a. Ni-cô-la nhờ sự trợ giúp của bố về bài văn:
– Hoàn cảnh: Bố đi làm về, Ni-cô-la muốn bố giúp về bài tập làm văn.
– Lí do mà Ni-cô-la muốn bố giúp:
+ Bố Ni-cô-la thật sự rất khá và còn giỏi về tập làm văn. Các thầy giáo còn nói bố là cả một Ban-dắc.
+ Bài tập làm văn cần viết dàn ý, có bố cục.
– Quá trình:
+ Bố Ni-cô-la khen đầu bài ra rất hay và nói bài phải có bố cục.
→ Một bài văn phải có bố cục.
+ Bố Ni-cô-la đưa ra câu hỏi “Ai là bạn thân nhất của con?” và muốn Ni-cô-la nói cả về đặc điểm của bạn. Như thế thì sẽ lập được dàn ý và viết bài sẽ rất dễ.
→ Trước khi viết bài văn phải có dàn ý.
+ Ni-cô-la đưa ra hàng loạt những cái tên cũng như đặc điểm của các bạn.
→ Điều này khiến bố Ni-cô-la thấy khó vì có quá nhiều cái tên mà đề bài chỉ yêu cầu viết về người bạn thân nhất.
→ Cần xác định rõ đối tượng viết đến trong bài.
+ Cuộc nói chuyện bị ngắt quãng bởi tiếng chuông và sự mâu thuẫn sau đó.
b. Mâu thuẫn bất ngờ giữa bố và ông Blê-đúc:
– Hoàn cảnh: Khi bố đang giúp Ni-cô-la, ông Blê-đúc sang muốn đánh cờ cùng bố.
– Diễn biến:
+ Bố từ chối lời đề nghị và nêu lí do là muốn cùng nhân vật làm bài.
+ Ông Blê-đúc muốn giúp để bài tập sẽ làm cực nhanh.
+ Mặc cho bố Ni-cô-la ngăn cản, ông vẫn ngồi xuống, gãi đầu, nhìn ngơ ngẩn rồi hỏi người bạn thân nhất của Ni-cô-la.
+ Bố Ni-cô-la ngắt lời và ông Blê-đúc nói lời khiến bố phật ý.
+ Ni-cô-la bảo vệ bố nhưng câu nói ấy khiến ông Blê-đúc cười rũ và thế là cuộc tranh cãi xảy ra: Bố vẩy mực vào ca-vát ông, ông thì tức giận.
→ Hai người không thể giúp Ni-cô-la làm bài vì mải tranh cãi với nhau.
– Kết quả:
+ Không giúp được gì.
+ Không còn nói chuyện với nhau.
c. Ni-cô-la khi làm bài văn một mình:
– Ni-cô-la nhận ra mình nên làm bài tập một mình.
– Ni-cô-la làm được một bài văn ra trò, kể về Ác-nhăng.
– Ni-cô-la được điểm rất cao và được khen là có cá tính, đề tài độc đáo.
→ Bài viết mà tự mình làm ra thì mới có cá tính và độc đáo.
1.3. Sau khi đọc
a. Tác giả:
– Rơ-nê Gô-xi-nhi (1926-1977) là nhà văn Pháp, chuyên sáng tác truyện tranh, viết kịch, làm phim.
– Giăng-giắc Xăng-pê (sinh năm 1932) là họa sĩ người Pháp, chuyên vẽ truyện tranh và tranh biếm họa.
b. Tác phẩm:
– Xuất xứ: Trích Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể.
– Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
– Bố cục: Tìm hiểu văn bản theo 3 nội dung chính như sau:
– Ni-cô-la nhờ sự trợ giúp của bố về bài văn.
– Mâu thuẫn bất ngờ giữa bố và ông Blê-đúc.
– Ni-cô-la khi làm bài văn một mình.
Bài tập minh họa
Bài tập: Nếu gặp một đề văn như của Ni-cô-la, theo em việc đầu tiên phải làm là gì?
a. Hướng dẫn giải:
– Trình bày suy nghĩ, ý tưởng viết bài văn của em.
b. Lời giải chi tiết:
Nếu gặp một đề văn như của Ni-cô-la việc đầu tiên em làm là:
* Xác định người bạn thân mà em muốn tả.
* Lập dàn ý cho bài văn:
– Nêu thông tin chung về người bạn.
– Tả về các đặc điểm về ngoại hình, tính cách của bạn.
– Kể về những hoạt động chung của em và bạn, hoặc kể một kỉ niệm đáng nhớ của em với bạn.
– Khẳng định tình cảm của em dành cho bạn.
Trả lời