• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Ngữ Văn lớp 6 – Kết nối / Bức tranh của em gái tôi – Toán 6 – KNTT

Bức tranh của em gái tôi – Toán 6 – KNTT

04/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt bài

1.1. Trước khi đọc

Trong cuộc sống đã bao giờ em biết khoan dung, độ lượng chưa? Điều đó giúp em trở nên như thế nào?

Gợi ý:

– Trong cuộc sống có một lần em đã biết khoan dung, độ lượng với chính người bạn thân cá»§a mình, bạn ấy nói xấu em với người khác, khi em biết em rất buồn nhưng về sau em cố gắng quên nó đi, không để ý lỗi lầm cá»§a bạn nữa. Điều đó khiến em dễ chịu hÆ¡n, thoải mái hÆ¡n.

1.2. Đọc văn bản

a. Nhân vật người anh trai:

– Trước khi phát hiện ra tài năng cá»§a em gái:

  • Đặt cho em gái cái biệt danh là “Mèo”.
  • Tỏ ra khó chịu khi thấy em hay lục lọi đồ vật trong nhà.
  • Thấy em gái mày mò tá»± chế ra màu vẽ, cậu ta âm thầm theo dõi nhưng coi đó chỉ là trò nghịch ngợm cá»§a trẻ con, thường xuyên bắt bẻ em.

– Khi tài năng hội hoạ cá»§a em gái được phát hiện:

  • Bố mẹ vui mừng người anh lại cảm thấy buồn bã, ganh tị.
  • Cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì.
  • Lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng cá»§a em gái mình.
  • Khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chÆ¡i thân với em như trước.

– Khi em gái tham dá»± cuộc thi vẽ tranh và khi biết tin được giải Nhất:

  • Người em muốn chia sẻ niềm vui với anh trai, nhưng người anh lại lạnh lùng gạt ra.
  • Chỉ đến khi nhìn thấy bức tranh đạt giải Nhất, người anh đã cảm thấy vô cùng xúc động và ân hận vì mình đã đối xá»­ không tốt với em gái, cảm thấy mình không xứng đáng với tấm lòng nhân hậu và cao thượng cá»§a em.

b. Nhân vật Kiều Phương:

– Kiều Phương là cô bé hồn nhiên và ngây thÆ¡:

  • Kiều Phương vui vẻ khi được đặt biệt danh là “Mèo”, thậm chí còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè.
  • Cô bé hay lục lọi các đồ vật trong nhà một cách thích thú.
  • Kiều Phương “vênh mặt” trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được” khi người anh trai tỏ vẻ khó chịu “Này, em không để chúng nó yên được à!”.
  • Kiều Phương vừa làm những việc bố mẹ phân công vừa hát vui vẻ.

=> Một nhân vật luôn hồn nhiên ngây thơ và đáng yêu.

– Kiều Phương là cô bé có tài năng hội họa:

  • Cô bé thường chế ra những màu vẽ với nhiều màu khác nhau: đỏ, vàng, xanh, đen…
  • Qua lời khen cá»§a chú Tiến Lê và qua sá»± ngạc nhiên cá»§a ba mẹ Kiều Phương thôi, ta cÅ©ng thấy rõ điều đó: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?”.
  • Thái độ cá»§a người thân trong gia đình: Ba cá»§a Kiều Phương thì hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Mẹ cá»§a Kiều Phương thì không kìm được xúc động trước lời khen cá»§a họa sÄ© Tiến Lê dành cho con gái mình.
  • Kiều Phương được khẳng định qua bức tranh Phương đoạt giải nhất trong trại thi vẽ quốc tế.

– Kiều Phương là cô bé có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu:

  • Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm thật trong sáng.
  • Phải là người có tình cảm trong sáng và nhân hậu, Kiều Phương mới vẽ được tranh về anh trai mình đẹp và có ý nghÄ©a như.
  • Lời người anh trai muốn nói với mẹ mình ở cuối tác phẩm chính là lời khẳng định về tâm hồn cá»§a Kiều Phương: “Không phải con dâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu cứa em con đấy”.

1.3. Sau khi đọc

a. Tác giả:

– Tạ Duy Anh, sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

– Hiện đang công tác tại Nhà xuất bản Hội nhà văn.

– Ông là một cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới.

– Một số tác phẩm: Thiên thần sám hối (tiểu thuyết), Bức tranh cá»§a em gái tôi (truyện ngắn), Dưới bàn tay vô hình (tá»± truyện), Bước qua lời nguyền (tiểu thuyết)…

b. Tác phẩm:

– Xuất xứ:

  • Truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” cá»§a báo Thiếu niên tiền phong.
  • In trong tập “Con dế ma” (xuất bản 1999)

– Tóm tắt: Truyện kể về hai anh em Kiều Phương (còn gọi là Mèo). Kiều Phương là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Một lần tình cờ chú Tiến Lê – người bạn thân cá»§a bố phát hiện ra tài năng cá»§a cô bé. Còn người anh thì mặc cảm khi thấy mình không có tài năng gì. Nhờ có sá»± giúp đỡ cá»§a chú Tiến Lê, Kiều Phương được đi dá»± trại thi vẽ tranh quốc tế khiến người anh vô cùng ghen tị. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đoạt giải cá»§a cô bé lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu cá»§a mình. Bức tranh vẽ về người anh trai đẹp lung linh và rất hoàn hảo khiến người anh từ hãnh diện đến xấu hổ. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu cá»§a em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xá»­ không đúng với em.

– Bố cục: Tìm hiểu theo mạch nội dung chính trong truyện:

+ Nhân vật người anh trai.

+ Nhân vật người em gái – Kiều Phương.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghÄ© cá»§a em khi đọc văn bản Bức tranh cá»§a em gái tôi.

a. Hướng dẫn giải:

– Đọc kÄ© văn bản Bức tranh cá»§a em gái tôi rút ra nội dung, ý nghÄ©a cá»§a văn bản để giải bài tập này.

– Suy nghÄ© cá»§a em có thể là: cảm động, yêu thích,…

b. Lời giải chi tiết:

Nhà văn Tạ Duy Anh đã gửi gắm đến bạn đọc một câu chuyện về tình cảm gia đình hay và sâu sắc, tình anh em là một tình cảm cũng rất thiêng liêng, cần có trong gia đình, lời văn của ông giàu cảm xúc và làm lay động lòng người bằng tính chân thực, bằng những trải nghiệm và cảm xúc thật sự của con người qua tác phẩm nổi tiếng của ông chính là Bức tranh của em gái tôi. Tác phẩm đã làm lay động người đọc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên trong sáng của một đứa trẻ đã khơi gợi lên tình thương trong lòng của người anh trai. Câu chuyện ngắn gọn được trần thuật theo dòng thời gian, với ngôi kể thứ nhất (người anh) đã bộc lộ được những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến cho câu chuyện không chỉ chân thực mà còn rất cảm động. Người anh đã tự kể về những thói ích kỷ, hẹp hòi tầm thường để tự thấy xấu hổ, muốn khóc vì tấm lòng trong sáng của người em. Bởi vậy câu chuyện có sức thuyết phục hơn, xúc động và hấp dẫn hơn. Không chỉ lựa chọn ngôi kể phù hợp, Tạ Duy Anh còn sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng sắc nét. Ngôn ngữ đối thoại cũng là một điểm nhấn trong truyện, nó phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của từng nhân vật. Câu chuyện khép lại, để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc. Bằng nghệ thuật lựa chọn ngôi kể và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, tác phẩm đã cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, vị tha của người em đã làm cho người anh nhận ra phần hạn chế trong tính cách và lối ứng xử của mình.

Thuộc chủ đề:Bài học Ngữ Văn lớp 6 – Kết nối Tag với:Ly thuyet Ngu Van 6 - KNTT

Bài liên quan:

  1. Ôn tập Học kì 2 – Toán 6 – KNTT
  2. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc – Toán 6 – KNTT
  3. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc – Toán 6 – KNTT
  4. Sáng tạo tác phẩm nghệ thuật – Toán 6 – KNTT
  5. Phiêu lưu cùng trang sách – Toán 6 – KNTT
  6. Gặp gỡ tác giả – Toán 6 – KNTT
  7. Cuốn sách yêu thích – Toán 6 – KNTT
  8. Sách hay cùng đọc – Toán 6 – KNTT
  9. Mỗi ngày một cuốn sách – Toán 6 – KNTT
  10. Đọc mở rộng trang 97 – Toán 6 – KNTT

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Giải bài 9.22 trang 89 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 – KNTT 10/08/2022
  • Giải bài 9.21 trang 89 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 – KNTT 10/08/2022
  • Giải bài 9.20 trang 89 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 – KNTT 10/08/2022
  • Giải bài 9.19 trang 88 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 – KNTT 10/08/2022
  • Giải bài 9.18 trang 88 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 – KNTT 10/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai