Lý thuyết Bài 3: Hai tam giác bằng nhau
=============
Tóm tắt lý thuyết
Định nghĩa:
Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng và các góc tương ứng bằng nhau. |
---|
Quy ước: Khi viết hai tam giác bằng nhau, tên đỉnh của hai tam giác đó phải viết theo đúng thứ tự tương ứng với sự bằng nhau.
Ta có hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau, kí hiệu là: \(\Delta \)ABC = \(\Delta \)A’B’C’ (Hình 29)
Chú ý:
+ Nếu AB = A’B’, BC = B’C’, CA = C’A’ và \(\widehat A = \widehat {A’},\widehat B = \widehat {B’},\widehat C = \widehat {C’}\) thì \(\Delta \)ABC = \(\Delta \)A’B’C’.
+ Nếu \(\Delta \)ABC = \(\Delta \)A’B’C’ thì AB =A’B’, BC= B’C’, CA =C’A’ và \(\widehat A = \widehat {A’},\widehat B = \widehat {B’},\widehat C = \widehat {C’}\).
Ví dụ: Quan sát hình 31, viết các cặp tam giác bằng nhau:
Giải
Dựa vào các cặp cạnh và các góc tương ứng bằng nhau, ta có: \(\Delta GHK = \Delta R{\rm{S}}T,\Delta MNP = \Delta XYZ\).
Bài tập minh họa
Cho biết \(\Delta ABC = \Delta MNP\), \(AC = 4\)cm, \(\widehat {MPN} = 45^\circ \). Tính độ dài cạnh MP và số đo góc ACB.
Hướng dẫn giải
\(\Delta ABC = \Delta MNP\) nên \(AC = MP\)và \(\widehat {MPN} = \widehat {ACB}\).
Vậy \(MP = 4\)cm và \(\widehat {ACB} = 45^\circ \).
Trả lời