Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hai góc kề bù
Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và không có điểm trong chung. Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180 độ Hai góc vừa kề vừa bù nhau thì là hai góc kề bù |
---|
Ví dụ:
– Trong Hình 1, \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) là hai góc kề nhau với cạnh chung là Oy.
– Trong Hình 1, \(\widehat {mOn}\) và \(\widehat {nOp}\) là hai góc kẻ bù.
– Trong Hình 1, \(\widehat {uOv}\) và \(\widehat {vOt}\) là hai góc kề nhau với cạnh chung là Ov.
Chú ý: Nếu M là điểm trong của góc xOy thì \(\widehat {xOM} + \widehat {MOy} = \widehat {xOy}\).
1.2. Hai gốc đối đỉnh
Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là cạnh đối của một cạnh của góc kia. |
---|
Ví dụ:
Quan sát hình 7, ta thấy \(\widehat {{O_2}}\) và \(\widehat {{O_4}}\) có chung đỉnh O và mỗi cạnh của \(\widehat {{O_2}}\) là tia đối của một cạnh \(\widehat {{O_4}}\). Vậy \(\widehat {{O_2}}\) và \(\widehat {{O_4}}\) là hai góc đối đỉnh.
1.3. Tính chất của hai góc đối đỉnh
Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. |
---|
Ví dụ:
Trong Hình 11, ta có:
– \(\widehat {BOD}\) và \(\widehat {AOC}\) là hai góc đối đỉnh nên \(\widehat {BOD} = \widehat {AOC} = {35^0}\).
– \(\widehat {COB}\) và \(\widehat {AOD}\) là hai góc đối đỉnh nên \(\widehat {COB} = \widehat {AOD} = {145^0}\).
Chú ý:
Hai đường thẳng vuông góc
Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại O tạo thành bốn góc \(\widehat {{O_1}},\widehat {{O_2}},\widehat {{O_3}},\widehat {{O_4}}\). Do tính chất của hai góc đổi đỉnh hoặc kề bù, ta nhận thấy trong số bốn góc nêu trên, nêu có một góc vuông thì ba góc còn lại cũng là góc vuông. Khi đó ta nói hai đường thẳng a và b vuông góc với nhau và kí hiệu là a \( \bot \) b hoặc b \( \bot \) a (Hình 13)
Bài tập minh họa
Câu 1: Quan sát hình cho sau
a) Tìm các góc kề với \(\widehat {tOz}\)
b) Tìm số đo của góc kề bù với \(\widehat {mOn}\).
c) Tìm số đo của \(\widehat {nOy}\)
d) Tìm số đo của góc kề bù với \(\widehat {tOz}\).
Hướng dẫn giải
a) Các góc kề với \(\widehat {tOz}\)là: \(\widehat {zOy},\widehat {zOn},\widehat {zOm}\)
b) Ta có: \(\widehat {mOn}\) = 30\(^\circ \) nên góc kề bù với \(\widehat {mOn}\) có số đo là: 180\(^\circ \) – 30\(^\circ \) = 150\(^\circ \)
c) Ta có:
\(\begin{array}{l}\widehat {mOn} + \widehat {nOy} + \widehat {yOt} = 180^\circ \\ \Rightarrow 30^\circ + \widehat {nOy} + 90^\circ = 180^\circ \\ \Rightarrow \widehat {nOy} = 180^\circ – 30^\circ – 90^\circ = 60^\circ \end{array}\)
Vậy \(\widehat {nOy} = 60^\circ \)
d) Ta có: \(\widehat {tOz} = 45^\circ \) nên góc kề bù với \(\widehat {tOz}\) có số đo là: 180\(^\circ \) – 45\(^\circ \) = 135\(^\circ \)
Câu 2: Hai chân chống AB và CD của cái bàn xếp ở Hình 9 cho ta hình ảnh hai đường thẳng cắt nhau tại điểm O. Hãy chỉ ra các góc đối đỉnh trong hình
Hướng dẫn giải
Các góc đối đỉnh trong hình là: \(\widehat {DOB}\) và \(\widehat {COA}\); \(\widehat {BOC}\) và \(\widehat {AOD}\)
Trả lời