• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bài học Toán lớp 1
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Giáo dục
  • Nghe Nhạc

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Toán 7 / Toán 7 Chương 3 Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc

Toán 7 Chương 3 Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc

14/03/2021 by Minh Đạo

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định lý 1 (định lý thuận)

Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó.

Ví dụ: Ta có:

1.2. Định lý 2 (định lý đảo)

Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.

Ví dụ: Ta có: 

 

Nhận xét: Tập hợp các điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc là tia phân giác của góc đó.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Các phân giác ngoài của \(\Delta ABC\) cắt nhau tạo thành \(\Delta {\rm{EFG}}\).

a) Tính các góc của \(\Delta EFG\) theo các góc của \(\Delta ABC\)

b) Chứng minh các phân giác trong của \(\Delta ABC\) đi qua các đỉnh E, F, G.

Hướng dẫn giải

a) Kí hiệu như hình vẽ:

Trong \(\Delta GAB\) có: \(\widehat G = {180^0} – \frac{1}{2}(\widehat {xAB} + \widehat {yBA})\)

Mà \(\widehat {yAB} = \widehat B + \widehat C\) (góc ngoài tại A của \(\Delta ABC)\)

\(\widehat {yBA} = \widehat A + \widehat C\) (góc ngoài tại B của \(\Delta ABC)\)

Suy ra \(\widehat G = {180^0} – \frac{1}{2}(\widehat A + \widehat B + 2\widehat C)\)

\( = {180^0} – \frac{1}{2}({180^0} + \widehat C)\) vì \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\)

\( = {90^0} – \frac{1}{2}\widehat C = \frac{{{{180}^0} – \widehat C}}{2} = \frac{{\widehat A + \widehat B + \widehat C – \widehat C}}{2}\)

Vậy \(\widehat G = \frac{{\widehat A + \widehat B}}{2}\)

Tương tự: \(\widehat F = \frac{{\widehat A + \widehat C}}{2}\)

\(\widehat E = \frac{{\widehat B + \widehat C}}{2}\)

b) Kẻ GH, GK, GM lần lượt vuông góc với AC, AB, BC.

Ta có: \(GH = GK\) (vì G thuộc phân giác \(\widehat {xAB}\) )

GK = GM (vì G thuộc phân giác \(\widehat {yBA}\))

Suy ra GH = GM, nên G nằm trên đường phân giác của \(\widehat {ACB}\) hay đường phân giác của góc C đi qua G.

Tương tự đường phân giác của góc B đi qua F, đường phân giác của góc A đi qua E.

Câu 2: Cho tam giác cân ABC (AB = AC). Các đường cao BH và CK cắt nhau tại I. Chứng minh AI là phân giác của góc BAC.

Hướng dẫn giải

 

Ta có: \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{B_1}}\) (cùng phụ \(\widehat A\))  (1)

Suy ra: \(\widehat {{C_2}} = \widehat {{B_2}}\)

Do đó \(\Delta IBC\) cân tại tại I nên IB = IC (2)

Từ (1) và (2) ta có:

\(\Delta IHC = \Delta IKB\) (cạnh huyền, góc nhọn)

Nên IH=IK

Vậy AI là phân giác của góc BAC.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Cho góc vuông xOy và tam giác vuông cân ABC có \(\widehat A = {90^0}\), B thuộc Ox, C thuộc Oy, A và O thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ BC. Chứng minh rằng OA là tia phân giác của góc xOy.

Câu 2: Chứng minh rằng trong một tam giác ba phân giác của hai góc ngoài và một góc trong không kề với chúng gặp nhau tại một điểm.

Câu 3: Cho góc vuông xOy và tam giác vuông cân ABC có \(\widehat A = {90^0}\), B thuộc Ox, C thuộc Oy, A và O thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ BC. Chứng minh rằng OA là tia phân giác của góc xOy.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Điểm E nằm trên tia phân giác góc A của tam giác ABC ta có

A. E nằm trên tia phân giác góc B

B. E cách đều hai cạnh AB, AC

C. E nằm trên tia phân giác góc C

D. EB = EC

Câu 2: Cho tam giác ABC có hai đường phân giác CD và BE cắt nhau tại I. Khi đó

A. AI là trung tuyến vẽ từ A

B. AI là đường cao kẻ từ A

C. AI là trung trực cạnh BC

D. AI là phân giác góc A

Câu 3: Em hãy chọn câu đúng nhất

A. Ba tia phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm, điểm đó gọi là trọng tâm của tam giác

B. Giao điểm ba đường phân giác của tam giác cách đều ba cạnh của tam giác

C. Trong một tam giác, đường trung tuyến xuất phát từ một đỉnh đồng thời là đường phân giác ứng với cạnh đáy

D. Giao điểm ba đường phân giác của tam giác là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó

Câu 4: Cho ΔABC có ∠A = 70°, các đường phân giác của BE và CD của ∠B và ∠C cắt nhau tại I. Tính ∠BIC ?

A. 125°            

B. 100°            

C. 105°             

D. 140°

Câu 5: Cho ΔABC, các tia phân giác góc B và A cắt nhau tại điểm O. Qua O kẻ đường thẳng song song BC cắt AB tại M , cắt AC tại N. Cho BM = 2cm, CN = 3cm. Tính MN ?

A. 5cm               

B. 6cm               

C. 7cm               

D. 8cm

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Hiểu được định nghĩa, tính chất của tia phân giác của một góc.
  • Áp dụng để giải các bài toán liên quan.

Thuộc chủ đề:Bài học Toán 7 Tag với:Các Đường Đồng Quy Trong Tam Giác Toán 7

Bài liên quan:

  1. Toán 7 Chương 3 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác
  2. Toán 7 Chương 3 Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác
  3. Toán 7 Chương 3 Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
  4. Toán 7 Chương 3 Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Bất đẳng thức tam giác
  5. Toán 7 Chương 3 Bài 2: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu
  6. Toán 7 Chương 3 Bài 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Toán 7 Chương 3 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác 14/03/2021
  • Toán 7 Chương 3 Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác 14/03/2021
  • (không có tiêu đề) 14/03/2021
  • Toán 7 Chương 3 Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của tam giác 14/03/2021
  • Toán 7 Chương 3 Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc 14/03/2021

Chuyên mục

  • Bài học Công nghệ 6 (32)
  • Bài học Công Nghệ 7 (60)
  • Bài học Địa lý 6 (27)
  • Bài học Địa lý 7 (61)
  • Bài học GDCD 6 (18)
  • Bài học GDCD 7 (18)
  • Bài học Lịch sử 6 (23)
  • Bài học Lịch sử 7 (29)
  • Bài học Ngữ Văn 6 (97)
  • Bài học Ngữ Văn 7 (101)
  • Bài học Sinh 6 (50)
  • Bài học Sinh 7 (61)
  • Bài học Tiếng Việt lớp 5 (258)
  • Bài học Tin học 6 (30)
  • Bài học Tin học 7 (23)
  • Bài học Toán 6 (67)
  • Bài học Toán 7 (54)
  • Bài học Toán lớp 1 (61)
  • Bài học Toán lớp 2 (92)
  • Bài học Toán lớp 3 (75)
  • Bài học Toán lớp 4 (63)
  • Bài học Toán lớp 5 (57)
  • Bài học Vật lý 6 (30)
  • Bài học Vật lý 7 (30)
  • CNTT (3)
  • Family and Friends 1 (62)
  • Family and Friends 2 (80)
  • Family and Friends 3 (80)
  • Family and Friends 4 (84)
  • Family and Friends 5 (76)
  • Giải SGK Tiếng Anh 5 mới (67)
  • Giải SGK Tiếng Anh 6 mới (102)
  • Giải SGK Tiếng Anh 7 mới (98)
  • Giải SGK Tiếng Anh lớp 3 (68)
  • Giải SGK Tiếng Anh lớp 4 (68)
  • Giáo dục (178)
  • Học tiếng Anh (105)
  • Lập trình HTML và CSS (83)
  • Lập trình Java (110)
  • Nghe Nhạc (1)
  • Tiếng Anh lớp 1 Macmillan (24)
  • Tiếng Anh lớp 2 Macmillan (23)
  • Tiếng Việt lớp 5 sách VNEN (105)

Copyright © 2021 · Hocz.Net.
Hoc Tap vn - Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12