• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bài học Toán lớp 1
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Giáo dục
  • Nghe Nhạc

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Toán 7 / Toán 7 Chương 4 Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến

Toán 7 Chương 4 Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến

14/03/2021 by Minh Đạo

1. Tóm tắt lý thuyết

Nếu tại \(x=a\) đa thức \(P(x)\) có giá trị bằng 0 thì ta nói a là một nghiệm của đa thức đó.

Ví dụ 1: Trong các số \(-1; 1; 2\) số nào là nghiệm của đa thức \(f(x) = {x^2} – 3x + 2\)?

Ta có đa thức \(f\left( x \right) = {x^2} – 3x + 2\)

  • Với \(x=-1\) thì \(f\left( { – 1} \right) = {( – 1)^2} – 3.( – 1) + 2 = 1 + 3 + 2 = 6 \ne 0\) nên x=-1 không là nghiệm của đa thức f(x).
  • Với \(x=1\) thì \(f\left( 1 \right) = {1^2} – 3.1 + 2 = 1 – 3 + 2 = 0\) nên x=1 là một nghiệm của đa thức f(x).
  • Với \(x=2\) thì \(f\left( 2 \right) = {2^2} – 3.2 + 2 = 4 – 6 + 2 = 0\) nên x=2 là một nghiệm của đa thức f(x)

Nhận xét:

  • Một đa thức (khác đa thức 0) có thể có một nghiệm, hai nghiệm,…hoặc không có nghiệm nào.
  • Người ta chứng minh được rằng số nghiệm của một đa thức (khác đa thức 0) không vượt quá bậc của nó.

2. Bài tập minh hoạ

Câu 1: Tìm nghiệm của đa thức \(P(x) = 2y + 6\)

Hướng dẫn giải

Từ \(2y + 6 = 0 ⇒ 2y = -6 ⇒ y =\dfrac{-6}{2} = -3\)

Vậy nghiệm của đa thức \(P(x)\) là \(-3\).

Câu 2: Chứng tỏ rằng đa thức sau không có nghiệm.

a) \(P(x) = {x^2} + 1\)

b) \(Q(x) = (2{y^4} + 5)\)

Hướng dẫn giải

a. Vì \({x^2} \ge 0\) nên \({x^2} + 1 \ge 1\). Do đó:

\(P(x) = {x^2} + 1 > 0\) nên đa thức P(x) không có nghiệm.

b. Vì\({y^4} \ge 0\)nên \(2{y^4} + 5 \ge 5.\). Do đó:

\(Q(x) = 2{y^4} + 5 > 0\) nên đa thức Q(x) không có nghiệm.

Câu 3:

a) Giả sử a, b, c là những hằng số, sao cho a + b + c = 0. Chứng minh rằng đa thức \(f(x) = {a^2} + bx + c\) có một nghiệm là x=1.

Áp dụng để tìm một nghiệm của đa thức \(f(x) = 8{x^2} – 6x – 2.\)

b) Giả sử a, b, c là những hằng số, sao cho a – b + c = 0. Chứng minh rằng đa thức \(f(x) = a{x^2} + bx + c\) có một nghiệm là x=-1.

Áp dụng để tìm một nghiệm của đa thức \(f(x) = 7{x^2} + 11x + 4.\)

Hướng dẫn giải

a) Ta có: \(f(1) = a{.1^2} + b.1 + c = a + b + c = 0\)

Vậy x = 1 là một nghiệm của đa thức f(x)

Ta có 8+(-6)+(-2)=0, nên: \(f(x) = 8{x^2} – 6x – 2\) có một nghiệm x = 1.

b) Ta có: \(f( – 1) = a.{( – 1)^2} + b.( – 1) + c = a – b + c = 0\)

Vậy x = -1 là một nghiệm của đa thức f(x).

Ta thấy \(7 – (11) + 4 = 0,\) nên:

\(f\left( x \right) = 7{x^2} + 11x + 4\) có một nghiệm x = -1.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tìm nghiệm của đa thức:

a) \({x^2} – 2003x – 2004 = 0\).

b) \(2005{x^2} – 2004x – 1 = 0\).

Câu 2: Cho đa thức \(f(x) = {x^3} + 2{x^2} + {\rm{ ax}} + 1.\)

Tìm a biết rằng đa thức f(x) có một nghiệm x = -2.

Câu 3: Cho đa thức \(f(x) = {a_n}{x^n} + {a_{n – 1}}{x^{n – 1}} + … + {a_1}x + {a_0}.\) Trong đó các hệ số \({a_1},{a_2},…,{a_n}\) và số hạng độc lập \({a_0}\) nhận các giá trị là các số nguyên. Chứng minh rằng nếu f(x) có một nghiệm \(x = {x_0}\) nhận giá trị nguyên thì \({x_0}\) phải là một ước của \({a_0}\).

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Số nghiệm của đa thức x3 + 27 là 

A. 1

B. 2

C. 0

D. 3

Câu 2:Tích các nghiệm của đa thức 5x2 – 10x là 

A. -22

B. 2

C. 0

D. 4

Câu 3: Cho đa thức f(x) = ax2 + bx +c. Chọn câu đúng?

A. Nếu a + b + c = 0 thì đa thức f(x) có một nghiêm x = 1 

B. Nếu a – b + c = 0 thì đa thức f(x) có một nghiêm x = -1 

C. Cả A và B đều đúng 

D. Cả A và B đều sai

Câu 4: Cho đa thức sau f(x) = x2 + 5x – 6. Các nghiệm của đa thức đã cho là:

A. 2 và 3

B. 1 và -6

C. -3 và -6

D. -3 và 8

Câu 5: Tổng các nghiệm của đa thức x2 – 16 là 

A. -16

B. 8

C. 4

D. 0

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nắm được khái niệm nghiệm của đa thức một biến.
  • Biết cách tìm nghiệm của đa thức một biến.

Thuộc chủ đề:Bài học Toán 7 Tag với:Biểu Thức Đại Số

Bài liên quan:

  1. Toán 7 Chương 4 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến
  2. Toán 7 Chương 4 Bài 7: Đa thức một biến
  3. Toán 7 Chương 4 Bài 6: Cộng, trừ đa thức
  4. Toán 7 Chương 4 Bài 5: Đa thức
  5. Toán 7 Chương 4 Bài 4: Đơn thức đồng dạng
  6. Toán 7 Chương 4 Bài 3: Đơn thức
  7. Toán 7 Chương 4 Bài 2: Giá trị của một biểu thức đại số
  8. Toán 7 Chương 4 Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Giải bài tập Toán lớp 3 Bài: Luyện tập chung 17/03/2021
  • Giải bài tập Toán lớp 3 Bài: Ôn tập về giải toán 17/03/2021
  • Giải bài tập Toán lớp 3 Bài: Ôn tập về hình học 17/03/2021
  • Giải bài tập Toán lớp 3 Bài: Ôn tập về đại lượng 17/03/2021
  • Giải bài tập Toán lớp 3 Bài: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000 17/03/2021

Chuyên mục

  • Bài học Công nghệ 6 (32)
  • Bài học Công Nghệ 7 (60)
  • Bài học Địa lý 6 (27)
  • Bài học Địa lý 7 (61)
  • Bài học GDCD 6 (18)
  • Bài học GDCD 7 (18)
  • Bài học Lịch sử 6 (23)
  • Bài học Lịch sử 7 (29)
  • Bài học Ngữ Văn 6 (97)
  • Bài học Ngữ Văn 7 (101)
  • Bài học Sinh 6 (50)
  • Bài học Sinh 7 (61)
  • Bài học Tiếng Việt lớp 5 (258)
  • Bài học Tin học 6 (30)
  • Bài học Tin học 7 (23)
  • Bài học Toán 6 (67)
  • Bài học Toán 7 (54)
  • Bài học Toán lớp 1 (61)
  • Bài học Toán lớp 2 (92)
  • Bài học Toán lớp 3 (75)
  • Bài học Toán lớp 4 (63)
  • Bài học Toán lớp 5 (57)
  • Bài học Vật lý 6 (30)
  • Bài học Vật lý 7 (30)
  • CNTT (3)
  • Family and Friends 1 (62)
  • Family and Friends 2 (80)
  • Family and Friends 3 (80)
  • Family and Friends 4 (84)
  • Family and Friends 5 (76)
  • Giải SGK Tiếng Anh 5 mới (67)
  • Giải SGK Tiếng Anh 6 mới (102)
  • Giải SGK Tiếng Anh 7 mới (98)
  • Giải SGK Tiếng Anh lớp 3 (68)
  • Giải SGK Tiếng Anh lớp 4 (68)
  • Giải SGK Toán 3 (77)
  • Giáo dục (178)
  • Học tiếng Anh (105)
  • Lập trình HTML và CSS (83)
  • Lập trình Java (110)
  • Nghe Nhạc (1)
  • Tiếng Anh lớp 1 Macmillan (24)
  • Tiếng Anh lớp 2 Macmillan (23)
  • Tiếng Việt lớp 5 sách VNEN (105)

Copyright © 2021 · Hocz.Net.
Hoc Tap vn - Học Trắc nghiệm - Học Giải - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai Bai tap hay - Lop 12