Tóm tắt lý thuyết
1.1. So sánh các phân số
a) So sánh 2 phân số
Trong 2 phân số khác nhau luôn có một phân số lớn hơn phân số kia
*Phân số lớn hơn 0 gọi là phân số dương
*Phân số nhỏ hơn 0 gọi là phân số âm
*Nếu phân số \(\frac{a}{b}\) nhỏ hơn phân số \(\frac{c}{d}\) thì ta viết \(\frac{a}{b}< \frac{c}{d}\) hay \(\frac{c}{d}> \frac{a}{b}\)
*Nếu \(\frac{a}{b}< \frac{c}{d}\) và \(\frac{c}{d}< \frac{e}{g}\) thì \(\frac{a}{b}< \frac{e}{g}\)
b) Cách so sánh hai phân số
* Để so sánh 2 phân số không cùng mẫu, ta quy đồng 2 phân số đó về cùng một mẫu số dương rồi so sánh các tử số với nhau. Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn
1.2. Hỗn số dương
Viết một phân số lớn hơn 1 thành tổng của một số nguyên dương và một phân số nhỏ hơn 1 ( với tử và mẫu dương) rồi viết chúng liền nhau thì được 1 hỗn số dương.
Ví dụ:
\(\frac{7}{4}= \frac{4.1+3}{4}= 1 + \frac{3}{4}=1\frac{3}{4}\)
Bài tập minh họa
Câu 1: So sánh
a) \(\frac{7}{-11}\) và \(\frac{8}{-11}\)
b) \(\frac{-5}{3}\) và \(\frac{5}{-4}\)
Hướng dẫn giải
a) \(\frac{7}{-11}\) và \(\frac{8}{-11}\)
Ta có: \(\frac{7}{-11}= \frac{-7}{11}\)
\(\frac{8}{-11}= \frac{-8}{11}\)
Vì 7<8 nên -7 > -8. Do đó \(\frac{-7}{11} >\frac{-8}{11}\)
Vậy \(\frac{7}{-11}> \frac{8}{-11}\)
b) \(\frac{-5}{3}\) và \(\frac{5}{-4}\)
Ta có: \(\frac{5}{-4}= \frac{-5}{4}= \frac{(-5).3}{4.3}=\frac{-15}{12}\)
\(\frac{-5}{3}= \frac{(-5).4}{3.4}=\frac{-20}{12}\)
Vì 15< 20 nên -15 > -20 . Do đó \(\frac{-15}{12}> \frac{-20}{12}\)
Vậy \(\frac{-5}{3}\) < \(\frac{5}{-4}\)
Câu 2:
a) Viết mỗi phân số sau thành hỗn số:
\(\frac{14}{3}; \frac{22}{7}\)
b) Viết mỗi hỗn số sau thành phân số:
\(2\frac{3}{4}; 5\frac{1}{6}\)
Hướng dẫn giải
a) \(\frac{14}{3}=\frac{3.4+2}{3}=\frac{3.4}{3}+\frac{2}{3}=4+\frac{2}{3}= 4\frac{2}{3}\)
\(\frac{22}{7}=\frac{7.3+1}{7}=\frac{7.3}{7}+\frac{1}{7}=3+\frac{1}{7}= 3\frac{1}{7}\)
b) \(2\frac{3}{4}=2+\frac{3}{4}=\frac{2.4}{4}+\frac{3}{4}= \frac{8+3}{4}=\frac{11}{4}\)
\(5\frac{1}{6}=5+\frac{1}{6}=\frac{5.6}{6}+\frac{1}{6}= \frac{30+1}{6}=\frac{31}{6}\)
Trả lời