• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Đề thi & Kiểm tra Lớp 10 / Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Hiền

Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Hiền

12/04/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

 

  • Câu 1:

    Sự xuất hiện của thời đại kim khí ở Việt Nam đã

    • A.
      làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy. 

    • B.
      tạo điều kiện cho sự ra đời của nhà nước và dân tộc. 

    • C.
      đưa nền kinh tế sang hoàn toàn sử dụng công cụ bằng đồng.

    • D.
      tạo điều kiện cho sự xuất hiện của công xã thị tộc. 

  • Câu 2:

    Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ cư dân Cham – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình?

    • A.
      Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa. 

    • B.
      Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết. 

    • C.
      Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ. 

    • D.
      Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh. 

  •  
  • Câu 3:

    Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?

    • A.
      Chống ách đô hộ của nhà Hán, giành quyền tự chủ. 

    • B.
      Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến. 

    • C.
      Tạo điều kiện đưa đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh. 

    • D.
      Khôi phục lại sự nghiệp của vua Hùng, vua Thục. 

  • Câu 4:

    Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai hình thành dưới các triều đại nào? 

    • A.
      Ngô, Đinh.  

    • B.
      Hồ, Lê Sơ. 

    • C.
      Lý, Trần.    

    • D.
      Đinh, Tiền Lê. 

  • Câu 5:

    Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê?

    • A.
      Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh và tăng cường tính tập quyền. 

    • B.
      Xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai, tổ chức quân đội chính quy. 

    • C.
      Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu. 

    • D.
      Luật pháp hoàn chỉnh bảo vệ bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến. 

  • Câu 6:

    Đâu là nhân tố quan trọng nào giúp diện tích ruộng đất từ thế kỉ X đến XV ngày càng được mở rộng?

    • A.
      Sự quy hoạch hợp lí của phù nông và địa chủ giàu có. 

    • B.
      Quá trình buôn bán ruộng đất diễn ra mạnh mẽ. 

    • C.
      Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp của nhà nước. 

    • D.
      Tiền đề của công cuộc khai hoang từ thời Bắc thuộc. 

  • Câu 7:

    Chiến thắng nào của quân dân nhà Trần đánh dấu thất bại đau đớn nhất của quân Mông – Nguyên trong lần thứ ba xâm lược?

    • A.
      Đông Bộ Đầu. 

    • B.
      Hàm Tử. 

    • C.
      Bạch Đằng. 

    • D.
      Chương Dương. 

  • Câu 8:

    Chiến lược: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” được Lý Thường Kiệt thực hiện ở giai đoạn nào của cuộc kháng chiến chống Tống?

    • A.
      giai đoạn một. 

    • B.
      giai đoạn hai. 

    • C.
      giai đoạn ba.  

    • D.
      giai đoạn bốn. 

  • Câu 9:

    Khoa thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức dưới triều đại nào?

    • A.
      Nhà Tiền Lê. 

    • B.
      Nhà Lí. 

    • C.
      Nhà Trần. 

    • D.
      Nhà Hồ. 

  • Câu 10:

    Chính sách nào của nhà Mạc khiến nhà Mạc không được nhân dân tin tưởng và ủng hộ?

    • A.
      Thân phục các nước Phương Nam. 

    • B.
      Cắt đất thần phục nhà Minh của Trung Quốc. 

    • C.
      Thực hiện chính sách “bế quan tỏa căng”. 

    • D.
      Gây chiến tranh với Lào và Chân Lạp. 

  • Câu 11:

    Hậu quả nghiêm trọng của quá trình tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Việt Nam diễn ra trong suốt thế kỷ XVI – XVIII đó là gì?

    • A.
      Đặt đất nước đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược. 

    • B.
      Đất nước ngày càng khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng. 

    • C.
      Đất nước bị chia cắt thành hai Đàng: Đàng Trong và Đàng Ngoài. 

    • D.
      Chính quyền nhà Lê sơ suy sụp, họ Trịnh thâu tóm quyền lực chi phối nhà Lê. 

  • Câu 12:

    Thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII có điểm gì mới?

    • A.
      Có nhiều làng nghề thủ công  

    • B.
      Hàng thủ công của nước ta đã được buôn bán đến nhiều nước 

    • C.
      Một số thợ giỏi lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng 

    • D.
      Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới 

  • Câu 13:

    Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm năm 1785?

    • A.
      Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.

    • B.
      Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang. 

    • C.
      Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động. 

    • D.
      Chiến thắng Bạch Đằng. 

  • Câu 14:

    Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Vương triều Tây Sơn là

    • A.
      không được nhân dân ủng hộ.

    • B.
      vua Quang Trung không được lòng sĩ phu Bắc Hà. 

    • C.
      nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết. 

    • D.
      các chính sách sau khi thành lập vương triều Tây Sơn chưa phù hợp. 

  • Câu 15:

    Văn học dân gian ở vùng các dân tộc ít người từ thế kỉ XVI đến XVIII có đóng góp gì cho kho tàng văn học Việt Nam?

    • A.
      Xóa bỏ những ràng buộc của lễ giáo phong kiến. 

    • B.
      Làm cho kho tàng văn học thêm đa dạng, phong phú. 

    • C.
      Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước. 

    • D.
      Duy trì văn học chữ Hán trong đời sống văn học. 

  • Câu 16:

    Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính đưới thời Minh Mạng là

    • A.
      Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh.

    • B.
      Chứa cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. 

    • C.
      Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

    • D.
      Cha cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên. 

  • Câu 17:

    Vua Gia Long tỏ thái độ như thế nào đối với các nước phương Tây?

    • A.
      Ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam. 

    • B.
      Thi hành chính sách tương đối mở cửa với Pháp và đạo Thiên Chúa.  

    • C.
      Thi hành chính sách “đóng cửa” và đàn áp Công giáo. 

    • D.
      Khước từ quan hệ đối với các nước phương Tây.  

  • Câu 18:

    Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?

    • A.
      Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn.

    • B.
      Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn. 

    • C.
      Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng. 

    • D.
      Mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình Nguyễn với nhân dân. 

  • Câu 19:

    Lòng yêu nước được bắt nguồn từ đâu?

    • A.
      Tình cảm yêu nước.

    • B.
      Tình cảm mang tính dân tộc. 

    • C.
      Tình cảm mang tính địa phương.

    • D.
      Tính cảm mang tính quốc gia 

  • Câu 20:

    Điểm chung trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là

    • A.
      ở nhà sàn.

    • B.
      có tục ăn trầu. 

    • C.
      có tục xăm mình. 

    • D.
      hỏa táng người chết. 

  • Câu 21:

    Cư dân của nền văn hóa nào đã mở đầu cho nền nông nghiệp sơ khai ở Việt Nam?

    • A.
      Bắc Sơn. 

    • B.
      Sa Huỳnh. 

    • C.
      Hòa Bình.

    • D.
      Óc Eo.

  • Câu 22:

    Nền chính trị của Cham-pa không mang đặc điểm nào sau đây?

    • A.
      Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.

    • B.
      Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.

       

    • C.
      Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần. 

    • D.
      Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.

  • Câu 23:

    Đặc trưng nào khiến các làng xóm người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dưới thời kì Bắc thuộc? 

    • A.
      Tính khép kín và có tính bền vững. 

    • B.
      Tính mở rộng và có sự lỏng lẻo nhất định. 

    • C.
      Tính cố hữu và ảnh hưởng từ bên ngoài.

    • D.
      Tình phát triển và là trung tâm buôn bán quan trọng. 

  • Câu 24:

    Bộ luật nào được ban hành dưới thời Lê sơ?

    • A.
      Hình luật.

    • B.
      Quốc triều Hình luật. 

    • C.
      Luật Lê Thánh Tông. 

    • D.
      Hoàng triều Luật lệ. 

  • Câu 25:

    Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê?

    • A.
      Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ. 

    • B.
      Bộ máy nhà quân chủ chuyên chế nhưng còn sơ khai. 

    • C.
      Cả nước chia thành 10 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti. 

    • D.
      Dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ và tăng ban. 

  • Câu 26:

    Nội dung nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?

    • A.
      Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ. 

    • B.
      Sự ra đời của đô thị Thăng Long. 

    • C.
      Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển. 

    • D.
      Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống. 

  • Câu 27:

    Để đối phó với quân giặc quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách gì?

    • A.
      “Đánh nhanh, thắng nhanh” 

    • B.
      “Vườn không, nhà trống” 

    • C.
      “Ngụ binh ư nông” 

    • D.
      “Tiên phát chế nhân” 

  • Câu 28:

    Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh nào?

    • A.
      Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống. 

    • B.
      Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. 

    • C.
      Khi vua Tống đầu hàng Đại Việt. 

    • D.
      Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta. 

  • Câu 29:

    Thời kì nào Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta

    • A.
      Thời Trần. 

    • B.
      Thời Lý. 

    • C.
      Thời Bắc thuộc.

    • D.
      Thời Văn Lang -Âu Lạc. 

  • Câu 30:

    Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra từ

    • A.
      năm 1627 đến năm 1672. 

    • B.
      năm 1945 đến năm 1592.

       

    • C.
      năm 1545 đến năm 1627. 

    • D.
      năm 1672 đến năm 1592. 

  • Câu 31:

    Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước là gì?

    • A.
      Do Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc. 

    • B.
      Do Vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực. 

    • C.
      Do cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối nhà Lê diễn ra khắp nơi. 

    • D.
      Do nhà Lê thần phục nhà Minh của Trung Quốc. 

  • Câu 32:

    Điểm mới nào thể hiện sự phát triển của thương nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI – XVIII?

    • A.
      Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng 

    • B.
      Thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán 

    • C.
      Xuất hiện các chợ họp theo phiên 

    • D.
      Có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong khu vực  

  • Câu 33:

    Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào?

    • A.
      Năm 1775. 

    • B.
      Năm 1789. 

    • C.
      Năm 1791. 

    • D.
      Năm 1771. 

  • Câu 34:

    Chiến thắng nào có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn?

    • A.
      Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

    • B.
      Chiến thắng Thăng Long. 

    • C.
      Chiến thắng Hà Hồi. 

    • D.
      Chiến thắng Ngọc Hồi. 

  • Câu 35:

    Trong các thế kỷ XVI – XVIII, tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta

    • A.
      Đạo giáo. 

    • B.
      Nho giáo. 

    • C.
      Thiên chúa giáo. 

    • D.
      Phật giáo. 

  • Câu 36:

    Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn là

    • A.
      giữ quan hệ hòa hiểu với các nước láng giềng. 

    • B.
      thần phục nhà Thanh và các nước phương Tây. 

    • C.
      thần phục nhà Thanh, “đóng cửa” với các nước phương Tây. 

    • D.
      “đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với bất kì quốc gia nào. 

  • Câu 37:

    Nhận xét nào sau đây không chính xác về tổ chức bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn?

    • A.
      Có cải cách chút ít. 

    • B.
      Chuyên chế như thời Lê sơ.  

    • C.
      Mục đích tập chung quyền lực vào tay nhà vua. 

    • D.
      Chịu ảnh hưởng từ bộ máy nhà nước nhà Tống.  

  • Câu 38:

    Hai câu ca dao sau nói lên điều gì?

    “Con ơi, mẹ bảo câu này

    Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.

    • A.
      Hiện tượng tham nhũng sách nhiễu nhân dân rất phổ biến.

    • B.
      Nạn cướp giật dưới thời nhà Nguyễn. 

    • C.
      Nỗi khổ của người dân dưới thời nhà Nguyễn. 

    • D.
      Sự phẫn nộ của nhân dân dưới thời nhà Nguyễn. 

  • Câu 39:

    Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong việc

    • A.
      Kháng chiến chống ngoại xâm. 

    • B.
      Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. 

    • C.
      Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 

    • D.
      Xây dựng nền kinh tế tự chủ. 

  • Câu 40:

    Xã hội Cham-pa bao gồm các tầng lớp chủ yếu là

    • A.
      Vua, quý tộc, nông dân phụ thuộc, nô tì

    • B.
      Quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ 

    • C.
      Vua, tướng lĩnh quân sự, tăng lữ, nông dân, nô tì 

    • D.
      Quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì  


Xem lời giải chi tiết bên dưới.

Thuộc chủ đề:Đề thi & Kiểm tra Lớp 10 Tag với:Bộ đề thi giữa HK2 môn LICH SU lớp 10 năm 2021-2022

Bài liên quan:

  1. Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Nhân Chính
  2. Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Lương Thế Vinh
  3. Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Khuyến

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Nghị luận xã hội về sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh 29/05/2022
  • Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du 29/05/2022
  • Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia 29/05/2022
  • Phân tích truyện Tam đại con gà 29/05/2022
  • Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà 29/05/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai