-
Câu 1:
Vật liệu cơ khí thường có những tính chất đặc trưng nào?
-
A.
Tính chất vật lí, tính chất hóa học -
B.
Tính chất hóa học -
C.
Tính chất cơ học, tính chất hóa học -
D.
Tính chất vật lí, hóa học, cơ học
-
-
Câu 2:
Tính chất cơ học của vật liệu cơ khí là gì?
-
A.
Độ cứng, độ dẫn điện, tính đúc -
B.
Độ cứng, độ dẻo, tính hàn -
C.
Tính chống ăn mòn, độ bền, tính rèn -
D.
Độ cứng, độ dẻo, độ bền
-
-
Câu 3:
Độ dẻo biểu thị khả năng gì của vật liệu?
-
A.
Biến dạng bền của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực -
B.
Chống lại biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực -
C.
Biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực -
D.
Chống lại biến dạng dẻo lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng ngoại lực
-
-
Câu 4:
Bản chất của phương pháp đúc là gì?
-
A.
Rót kim loại lỏng vào khuôn, chờ cho kim loại lỏng kết tinh và nguội sẽ thu được vật đúc theo yêu cầu -
B.
Dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ thích hợp làm cho vật liệu bị biến dạng dẻo -
C.
Nối các chi tiết bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi kết tinh sẽ tạo thành mối hàn -
D.
Nối các chi tiết lại với nhau bằng phương pháp nung dẻo chỗ nối, kim loại sau khi nguội tạo thành mối hàn
-
-
Câu 5:
Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn là gì?
-
A.
Nối các chi tiết với nhau bằng phương pháp nối ghép các chi tiết bằng bulông, đai ốc -
B.
Nối các chi tiết kim loại với nhau bằng phương pháp nung chảy chỗ nối, kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn -
C.
Nối các chi tiết lại với nhau bằng phương pháp nung dẻo chỗ nối, kim loại sau khi nguội tạo thành mối hàn -
D.
Nối các chi tiết lại với nhau bằng phương pháp đúc
-
-
Câu 6:
Khi đúc trong khuôn cát, vật nào có hình dáng và kích thước giống như vật đúc?
-
A.
Mẫu và lòng khuôn -
B.
Khuôn đúc -
C.
Lòng khuôn -
D.
Mẫu
-
-
Câu 7:
Công nghệ chế tạo phôi nào phải dùng ngoại lực tác dụng làm cho kim loại biến dạng dẻo để tạo ra vật thể theo yêu cầu?
-
A.
Hàn -
B.
Áp lực -
C.
Đúc -
D.
Đúc trong khuôn cát
-
-
Câu 8:
Kim loại khi gia công áp lực bị biến dạng ở trạng thái nào?
-
A.
Rắn -
B.
Nóng chảy -
C.
Dẻo -
D.
Hơi
-
-
Câu 9:
Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là gì?
-
A.
Cắt đi phần phoi không cần thiết -
B.
Rót kim loại lỏng vào lòng khuôn, sau khi kim loại kết tinh, nguội đi thu được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu -
C.
Nung kim loại đến trạng thái dẻo, dùng ngoại lực thông qua các dụng cụ tác dụng vào kim loại, làm kim loại biến dạng theo yêu cầu -
D.
Lấy đi 1 phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt để thu được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu
-
-
Câu 10:
Phoi là gì?
-
A.
Phần vật liệu dư ra trên bề mặt của sản phẩm -
B.
Phần vật liệu còn lại khi gia công cắt gọt kim loại và tạo ra thành phẩm -
C.
Phần vật liệu bị lấy đi khi gia công cắt gọt kim loại -
D.
Phần vật liệu hao hụt trong quá trình gia công
-
-
Câu 11:
Trong dao tiện cắt đứt góc sắc β là góc tạo bởi hai mặt phẳng nào?
-
A.
Góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song mặt đáy -
B.
Góc tạo bởi mặt trước và mặt sau của dao -
C.
Góc tạo bởi mặt sau với mặt đáy -
D.
Góc tạo bởi mặt trước và mặt đáy
-
-
Câu 12:
Khi tiện trụ thì dao cắt tiến dao như thế nào?
-
A.
Tiến dao dọc Sd -
B.
Tiến dao ngang Sng -
C.
Tiến dao chéo Schéo -
D.
Tiến dao phối hợp
-
-
Câu 13:
Để phoi thoát ra dễ dàng thì cấu tạo của dao tiện có đặc điểm gì?
-
A.
Góc γ phải nhỏ -
B.
Góc γ phải lớn -
C.
Góc β phải lớn -
D.
Góc α phải lớn
-
-
Câu 14:
Mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi là gì?
-
A.
Mặt trước -
B.
Mặt sau -
C.
Mặt bên -
D.
Mặt đáy
-
-
Câu 15:
Máy tự động là gì?
-
A.
Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo chương trình định trước mà có sự tham gia trực tiếp của con người -
B.
Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người -
C.
Máy tự động là máy hoàn thành được nhiều nhiệm vụ cùng lúc theo chương trình định trước mà có sự tham gia trực tiếp của con người -
D.
Máy tự động là máy hoàn thành được nhiều nhiệm vụ cùng lúc theo chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người
-
-
Câu 16:
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí là gì?
-
A.
Chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chất thải khi giết mổ, chế biến thực phẩm -
B.
Do hoạt động sản xuất nông nghiệp không hợp lý, sử dụng thuốc trừ sâu quá ngưỡng cho phép -
C.
Do tập quán canh tác: chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân chuồng bón cây -
D.
Dầu mỡ và các chất bôi trơn, làm nguội, phế thải trong quá trình cắt gọt không qua xử lí, đưa trực tiếp vào môi trường sẽ gây ra ô nhiễm đất đai
-
-
Câu 17:
Trong động cơ xăng có chi tiết nào sau đây?
-
A.
Bơm cao áp -
B.
Bugi -
C.
Bầu lọc tinh -
D.
Bầu lọc thô
-
-
Câu 18:
Nhiệm vụ của thân máy là gì?
-
A.
Lắp bugi hoặc vòi phun. -
B.
Lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ -
C.
Chứa dầu nhớt bôi trơn -
D.
Truyền lực cho trục khuỷu thông qua thanh truyền
-
-
Câu 19:
Nhiệm vụ nào sau đây là của nắp máy?
-
A.
Dẫn hướng cho pit-tông chuyển động -
B.
Cùng với xilanh và đỉnh pit-tông tạo thành buồng cháy của động cơ -
C.
Liên kết các xilanh tạo thành 1 khối duy nhất -
D.
Tạo không gian quay của trục khuỷu
-
-
Câu 20:
Cấu tạo của động cơ điêzen có bao nhiêu cơ cấu và hệ thống?
-
A.
3 cơ cấu, 4 hệ thống -
B.
2 cơ cấu, 5 hệ thống -
C.
3 cơ cấu, 3 hệ thống -
D.
2 cơ cấu, 4 hệ thống
-
-
Câu 21:
Động cơ đốt trong làm mát bằng nước, bộ phận làm mát được bố trí ở những vị trí nào?
-
A.
Cacte, nắp máy -
B.
Nắp máy, thân máy -
C.
Thân máy cacte -
D.
Thân xilanh, nắp máy
-
-
Câu 22:
Trong nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ, kỳ nào cả 2 xupap đều đóng?
-
A.
2, 4 -
B.
1, 3 -
C.
3, 4 -
D.
2, 3
-
-
Câu 23:
Ở động cơ xăng, nhiên liệu và không khí được đưa và trong xilanh như thế nào?
-
A.
Hoà trộn bên ngoài xilanh trước khi đi vào xilanh ở kì cháy – dãn nở -
B.
Hoà trộn bên ngoài xilanh trước khi đi vào xilanh ở kì nén -
C.
Hoà trộn bên ngoài xilanh trước khi đi vào xilanh ở kì thải -
D.
Hoà trộn bên ngoài xilanh trước khi đi vào xilanh ở kì nạp
-
-
Câu 24:
Trong một chu trình mới của ĐCĐT 4 kì khi trục khuỷu quay được một vòng thì động cơ đã thực hiện xong những kì nào?
-
A.
Động cơ đã thực hiện xong kì nạp và nén -
B.
Động cơ đã thực hiện xong kì cháy – dãn nở và thải -
C.
Động cơ đã thực hiện xong kì nén và kì cháy – dãn nở -
D.
Động cơ đã thực hiện xong kì nạp và thải
-
-
Câu 25:
Phân loại động cơ đốt trong theo nhiên liệu thì có những loại nào?
-
A.
Động cơ xăng, động cơ điêzen, động cơ gas -
B.
Động cơ pit-tông, động cơ tua bin khí, động cơ xăng -
C.
Động cơ điêzen, động cơ tua bin khí, động cơ phản lực -
D.
Động cơ pit-tông, động cơ tua bin khí, động cơ gas
-
-
Câu 26:
Hòa khí trong động cơ xăng bao gồm những thành phần nào?
-
A.
Không khí và dầu điêzen -
B.
Hỗn hợp xăng và không khí -
C.
Không khí, dầu điêzen, dầu nhớt -
D.
Không khí, dầu nhớt
-
-
Câu 27:
Cuối kì nén động cơ điêzen có hiện tượng gì?
-
A.
Nhiên liệu có áp suất cao được phun vào buồng cháy -
B.
Xupap thải mở -
C.
Xupap nạp mở đề hút nhiên liệu -
D.
Bơm nhiên liệu tạm ngừng hoạt động
-
-
Câu 28:
Để nạp đầy nhiên liệu hơn và thải sạch hơn, các xupap được bố trí đóng, mở như thế nào?
-
A.
Các xupap mở sớm, đóng muộn -
B.
Xupap nạp mở sớm, xupap thải đóng muộn -
C.
Xupap nạp mở muộn, xupap thải đóng sớm -
D.
Xupap nạp mở sớm, xupap thải đóng sớm
-
-
Câu 29:
Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc gồm mấy bước?
-
A.
2 -
B.
3 -
C.
4 -
D.
5
-
-
Câu 30:
Ưu điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực là gì?
-
A.
Có cơ tính cao -
B.
Chế tạo được vật có kích thước từ nhỏ đến lớn -
C.
Chế tạo phôi từ vật có tính dẻo kém -
D.
Chế tạo được vật có kết cấu phức tạp
-
-
Câu 31:
Hàn là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách nào?
-
A.
Nung nóng chi tiết đến trạng thái chảy -
B.
Nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy -
C.
Làm nóng để chỗ nối biến dạng dẻo -
D.
Làm nóng để chi tiết biến dạng dẻo
-
-
Câu 32:
Trong chương trình công nghệ 11 trình bày mấy phương pháp hàn?
-
A.
2 -
B.
3 -
C.
4 -
D.
5
-
-
Câu 33:
Hành trình pit-tông là? Chọn phát biểu sai:
-
A.
Là quãng đường mà pit-tông đi được từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới -
B.
Là quãng đường mà pit-tông đi được từ điểm chết dưới lên điểm chết trên -
C.
Là quãng đường mà pit-tông đi được trong một chu trình -
D.
Là quãng đường mà pit-tông đi được trong một kì
-
-
Câu 34:
Quan hệ giữa hành trình pit-tông và bán kính quay của trục khuỷu là như thế nào?
-
A.
S = R -
B.
S = 1/R -
C.
S = 2R -
D.
S = R/2
-
-
Câu 35:
Quan hệ giữa thể tích toàn phần, thể tích công tác và thể tích buồng cháy là như thế nào?
-
A.
Vct = Vtp – Vbc -
B.
Vtp = Vct – Vbc -
C.
Vtp = Vbc – Vct -
D.
Vct = Vtp . Vbc
-
-
Câu 36:
Chu trình làm việc của động cơ gồm các quá trình nào?
-
A.
Nạp, nén, cháy, thải -
B.
Nạp, nén, dãn nở, thải -
C.
Nạp, nén, thải -
D.
Nạp, nén, cháy – dãn nở, thải
-
-
Câu 37:
Ở động cơ điêzen 4 kì, xupap nạp mở ở kì nào?
-
A.
Kì 1 -
B.
Kì 2 -
C.
Kì 3 -
D.
Kì 4
-
-
Câu 38:
Ở động cơ xăng 4 kì, xupap thải mở ở kì nào?
-
A.
Kì nạp -
B.
Kì nén -
C.
Kì cháy – dãn nở -
D.
Kì thải
-
-
Câu 39:
Động cơ xăng 2 kì có cửa nào?
-
A.
Cửa nạp -
B.
Cửa thải -
C.
Cửa quét -
D.
Cả 3 đáp án trên
-
-
Câu 40:
Chi tiết nào sau đây không thuộc cấu tạo động cơ điêzen 4 kì?
-
A.
Bugi -
B.
Pit-tông -
C.
Trục khuỷu -
D.
Vòi phun
-
Trả lời