• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Đề thi & Kiểm tra Lớp 11 / Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Du

Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Du

10/04/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

 

  • Câu 1:

    Em hãy cho biết: Miền Đông Bắc Hoa Kỳ sớm trở thành cái nôi của ngành công nghiệp Hoa Kỳ nhờ có?

    • A.
      Đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu.

    • B.
      Dầu mỏ, khí đốt phong phú.

    • C.
      Nguồn than, sắt, thủy điện phong phú.

    • D.
      Giao thông vận tải phát triển

  • Câu 2:

    Theo em đâu là vùng “Vành đai mặt trời” của Hoa Kỳ hiện nay?

    • A.
      Vùng phía Tây và Nam.

    • B.
      Vùng Trung Tâm.

    • C.
      Vùng phía Đông Bắc.

    • D.
      Dọc biên giới Canada.

  •  
  • Câu 3:

    Xác định đâu là đặc điểm không phải là của nền nông nghiệp Hoa Kì hiện nay?

    • A.
      Có tính chuyên môn hóa cao.

    • B.
      Có trình độ khoa học kĩ thuật cao.

    • C.
      Đồn điền là hình thức sản xuất chủ yếu.

    • D.
      Gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ

  • Câu 4:

    Cho biết đâu là sự thay đổi trong phân bố sản xuất nông nghiệp của Hoa Kỳ được thể hiện?

    • A.
      Đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ.

    • B.
      Hình thành các vùng chuyên canh.

    • C.
      Sản xuất nông sản phục vụ nhu cầu trong nước.

    • D.
      Chỉ sản xuất 1 loại nông sản nhất định

  • Câu 5:

    Cho biết đặc điểm nào không đúng với ngành dịch vụ của Hoa Kỳ hiện nay?

    • A.
      Dịch vụ là sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kì.

    • B.
      Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

    • C.
      Hoạt động dịch vụ chủ yếu là du lịch.

    • D.
      Hoạt động dịch vụ rất đa dạng.

  • Câu 6:

    Cho biết các ngành hàng không – vũ trụ, hóa dầu, công nghệ thông tin phân bố tập trung ở khu vực nào của Hoa Kì?

    • A.
      Vùng núi Cooc-đi-e và ven Ngũ Hồ.

    • B.
      Phía nam và vùng Trung tâm.

    • C.
      Ven Thái Bình Dương và phía nam.

    • D.
      Vùng Đông Bắc và ven Ngũ Hồ.

  • Câu 7:

    Xác định nhận xét đúng về các nguồn năng lượng của công nghiệp điện lực Hoa Kì?

    • A.
      Chỉ gồm năng lượng thủy điện và nhiệt điện.

    • B.
      Đa dạng từ nhiệt điện, điện nguyên tử, thủy điện, địa nhiệt, gió, mặt trời.

    • C.
      Gồm năng lượng điện nguyên tử, thủy điện, nhiệt điện.

    • D.
      Chỉ phát triển điện nguyên tử và thủy điện.

  • Câu 8:

    Hãy xác định ngành nào hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu lớn và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì?

    • A.
      Ngân hàng và tài chính.

    • B.
      Du lịch và thương mại.

    • C.
      Hàng không và viễn thông.

    • D.
      Vận tải biển và du lịch.

  • Câu 9:

    Hãy cho biết cơ cấu nông nghiệp Hoa Kì đang chuyển dịch theo hướng?

    • A.
      Giảm tỷ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

    • B.
      Tăng tỷ trọng hoạt động thuần nông, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

    • C.
      Tăng tỉ trọng cây lương thực, hoa màu; giảm tỉ trọng cây công nghiệp.

    • D.
      Giữ nguyên tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

  • Câu 10:

    Hãy cho biết hiện nay, sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ đang mở rộng xuống vùng?

    • A.
      Phía Tây Bắc và ven Thái Bình Dương.

    • B.
      Phía Nam và ven Thái Bình Dương.

    • C.
      Phía Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô.

    • D.
      Ven Thái Bình Dương và ven vịnh Mê-hi-cô.

  • Câu 11:

    Em hãy xác định: Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do?

    • A.
      Sản lượng lương thực thấp.

    • B.
      Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha.

    • C.
      Dân số đông nhất thế giới.

    • D.
      Năng suất cây lương thực thấp.

  • Câu 12:

    Xác định Ý nào không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?

    • A.
      Thay đổi cơ chế quản lý.

    • B.
      Thực hiện chính sách mở cửa.

    • C.
      Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

    • D.
      Ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống.

  • Câu 13:

    Đâu là nhận xét đúng về cơ cấu sản phẩm ngành trồng trọt của miền Bắc và miền Nam thuộc lãnh thổ phía đông Trung Quốc?

    • A.
      Miền Bắc chỉ phát triển cây trồng có nguồn gốc ôn đới, miền Nam chỉ phát triển cây trồng miền nhiệt đới.

    • B.
      Miền Bắc chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, miền Nam là cây trồng cận nhiệt và ôn đới.

    • C.
      Miền Bắc chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt, miền Nam chỉ phát triển cây nhiệt đới.

    • D.
      Miền Bắc chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt; miền Nam là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt.

  • Câu 14:

    Em hãy xác định phát biểu đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?

    • A.
      Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới.

    • B.
      Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.

    • C.
      Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa mì, ngô, chè.

    • D.
      Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.

  • Câu 15:

    Em hãy cho biết để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã?

    • A.
      Tiến hành cải cách ruộng đất.

    • B.
      Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.

    • C.
      Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

    • D.
      Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

  • Câu 16:

    Xác định đâu là thế mạnh giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

    • A.
      Khoa học công nghệ hiện đại.

    • B.
      Thực hiện chính sách công nghiệp mới.

    • C.
      Chính sách mở cửa.

    • D.
      Nguyên liệu sẵn có ở nông thôn.

  • Câu 17:

    Cho biết các loại nông sản chính của đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc?

    • A.
      Lúa mì, ngô, củ cải đường.

    • B.
      Lúa gạo, mía, bông.

    • C.
      Lúa mì, lúa gạo, ngô.

    • D.
      Lúa gạo, hướng dương, chè.

  • Câu 18:

    Hãy cho biết cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc?

    • A.
      Lương thực.

    • B.
      Củ cải đường.

    • C.
      Mía.

    • D.
      Chè

  • Câu 19:

    Xác định: Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào ?

    • A.
      Chế tạo máy.

    • B.
      Dệt may.

    • C.
      Sản xuất ô tô.

    • D.
      Hóa chất.

  • Câu 20:

    Hãy cho biết các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đâu?

    • A.
      Miền Tây.

    • B.
      Miền Đông.

    • C.
      Ven biển.

    • D.
      Gần Nhật Bản và Hàn Quốc.

  • Câu 21:

    Hãy cho biết ở trong thị trường chung châu Âu, các nước thành viên được hưởng lợi nhất từ tự do lưu thông hàng hóa là?

    • A.
      Được bán phá giá các mặt hàng nông sản.

    • B.
      Không chịu áp lực cạnh tranh.

    • C.
      Không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

    • D.
      Có thị trường tiêu thụ nội địa lớn.

  • Câu 22:

    Em hãy cho biết liên kết vùng châu Âu được hình thành trên cơ sở nào của các bên tham gia?

    • A.
      Bắt buộc vì yêu cầu cấp thiết của EU.

    • B.
      Tự nguyện vì lợi ích chung của các bên.

    • C.
      Bắt buộc nhằm tránh nguy cơ xung đột.

    • D.
      Tự nguyện vì mục đích bảo vệ hòa bình.

  • Câu 23:

    Chọn đáp án đúng: Hoạt động nào không thực hiện trong liên kết vùng?

    • A.
      Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày.

    • B.
      Xuất bản phẩm với nhiều thứ tiếng.

    • C.
      Các trường học phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung.

    • D.
      Tổ chức các hoạt động chính trị.

  • Câu 24:

    Hãy cho biết đường hầm giao thông dưới biển nối Anh với châu Âu lục địa nằm trên biển?

    • A.
      Biển Bắc.

    • B.
      Biển Măng-sơ.

    • C.
      Biển Ban-tích.

    • D.
      Biển Ti-rê-nê

  • Câu 25:

    Cho biết liên kết vùng ở châu Âu là thuật ngữ để chỉ một khu vực?

    • A.
      Biên giới của EU.

    • B.
      Nằm giữa mỗi nước của EU.

    • C.
      Nằm ngoài EU.

    • D.
      Không thuộc EU.

  • Câu 26:

    Xác định các nước sáng lập và phát triển tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt ?

    • A.
      Đức, Pháp, Tây Ban Nha.

    • B.
      Đức, Pháp, Đan Mạch.

    • C.
      Đức, Pháp, Anh.

    • D.
      Đức, Pháp, Thụy Điển.

  • Câu 27:

    Hãy cho biết tự do lưu thông hàng hóa là?

    • A.
      Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

    • B.
      Tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.

    • C.
      Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.

    • D.
      Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.

  • Câu 28:

    Hãy cho biết tự do di chuyển chính xác được cho bao gồm?

    • A.
      Tự do cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.

    • B.
      Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.

    • C.
      Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

    • D.
      Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc.

  • Câu 29:

    Hãy cho biết đâu không phải là ý nghĩa tích cực của việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô ở EU?

    • A.
      Xóa bỏ cách biệt kinh tế – xã hội giữa các nước.

    • B.
      Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường.

    • C.
      Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

    • D.
      Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn

  • Câu 30:

    Hãy cho biết một chiếc ô tô của I-ta-li-a bán sang các nước EU khác không phải nộp thuế là biểu hiện của?

    • A.
      Tự do lưu thông hàng hóa.

    • B.
      Tự do di chuyển.

    • C.
      Tự do lưu thông dịch vụ.

    • D.
      Tự do lưu thông tiền vốn

  • Câu 31:

    Em hãy cho biết diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là?

    • A.
      Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

    • B.
      Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF).

    • C.
      Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á).

    • D.
      Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

  • Câu 32:

    Hãy cho biết những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là?

    • A.
      Điện tử – tin học, chế tạo máy.

    • B.
      Luyện kim màu, đóng tàu biển.

    • C.
      Thủy điện, dầu khí.

    • D.
      Chế tạo máy,dệt –may.

  • Câu 33:

    Cho biết chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?

    • A.
      Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.

    • B.
      Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

    • C.
      Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

    • D.
      Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.

  • Câu 34:

    Xác định điểm nào không đúng với kinh tế Nga?

    • A.
      Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng.

    • B.
      Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh.

    • C.
      Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.

    • D.
      Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.

  • Câu 35:

    Xác định ý nào đúng với họat động ngoại thương của Liên Bang Nga?

    • A.
      Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.

    • B.
      Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ.

    • C.
      Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt.

    • D.
      Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng.

  • Câu 36:

    Hãy cho biết ý nào không phải là thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000?

    • A.
      Sản lượng các ngành kinh tế tăng.

    • B.
      Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.

    • C.
      Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.

    • D.
      Đời sống nhân dân được nâng cao.

  • Câu 37:

    Xác định ý nào không biểu hiện khó khăn của Liên Bang Nga sau khi Liên Bang Xô viết tan rã (đầu thập niên 1990 và những năm tiếp theo)?

    • A.
      Sản lượng các ngành kinh tế giảm.

    • B.
      Vị trí, vai trò của Liên Bang Nga trên trường quốc tế suy giảm.

    • C.
      Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.

    • D.
      Đời sống nhân dân ổn định.

  • Câu 38:

    Hãy cho biết: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Nga là?

    • A.
      Mát-xcơ-va và Vôn-ga-grát.

    • B.
      Xanh Pê-téc-bua và Vôn-ga-grát.

    • C.
      Vôn-ga-grát và Nô-vô-xi-biếc.

    • D.
      Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.

  • Câu 39:

    Hãy cho biết: Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia?

    • A.
      Hàng không.

    • B.
      Đường sắt.

    • C.
      Đường biển.

    • D.
      Đường sông

  • Câu 40:

    Hãy cho biết ý nào là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga?

    • A.
      Quỹ đất nông nghiệp lớn.

    • B.
      Khí hậu phân hoá đa dạng.

    • C.
      Giáp nhiều biển và đại dương.

    • D.
      Có nhiều sông, hồ lớn.


Xem lời giải chi tiết bên dưới.

Thuộc chủ đề:Đề thi & Kiểm tra Lớp 11 Tag với:Bộ đề thi giữa HK2 môn DIA LY lớp 11 năm 2021-2022

Bài liên quan:

  1. Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Trãi

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Bắc Trà My 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Hướng Hóa 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Phạm Phú Thứ 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Phạm Hồng Thái 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Nguyễn Thái Học 27/05/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai