• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Đề thi & Kiểm tra Lớp 6 / Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – CD – Trường THCS Lý Thái Tổ

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – CD – Trường THCS Lý Thái Tổ

05/04/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

 

  • Câu 1:

    Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng nào sau đây?

    • A.
      cao nguyên.

    • B.
      đồng bằng.

    • C.
      đồi.

    • D.
      núi.

  • Câu 2:

    Vận động tạo núi là vận động gì?

    • A.
      nâng lên – hạ xuống.

    • B.
      phong hóa – sinh học.

    • C.
      uốn nếp – đứt gãy.

    • D.
      bóc mòn – vận chuyển.

  •  



  • Câu 3:

    Biến đổi khí hậu là những thay đổi của yếu tố nào?

    • A.
      sinh vật.

    • B.
      sông ngòi.

    • C.
      khí hậu.

    • D.
      địa hình.

  • Câu 4:

    Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra ra sao?

    • A.
      trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.

    • B.
      lặp đi lặp lại các hiện tượng, khí tượng tự nhiên.

    • C.
      trong một thời gian dài ở một nơi nhất định.

    • D.
      khắp mọi nơi và không thay đổi theo thời gian.

  • Câu 5:

    Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

    • A.
      Ẩm kế.

    • B.
      Áp kế.

    • C.
      Nhiệt kế.

    • D.
      Vũ kế.

  • Câu 6:

    Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có bao nhiêu đai áp cao và thấp?

    • A.
      3 đai áp cao và 4 đai áp thấp.

    • B.
      5 đai áp cao và 2 đai áp thấp.

    • C.
      4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.

    • D.
      2 đai áp cao và 5 đai áp thấp.

  • Câu 7:

    Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

    • A.
      3 tầng.

    • B.
      4 tầng.

    • C.
      2 tầng.

    • D.
      5 tầng.

  • Câu 8:

    Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản không được chia thành …………..

    • A.
      nhiên liệu.

    • B.
      kim loại.

    • C.
      phi kim loại.

    • D.
      nguyên liệu.

  • Câu 9:

    Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây gì?

    • A.
      lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.

    • B.
      công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.

    • C.
      công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

    • D.
      thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

  • Câu 10:

    Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

    • A.
      Động đất, núi lửa.

    • B.
      Sóng thần, xoáy nước.

    • C.
      Lũ lụt, sạt lở đất.

    • D.
      Phong hóa, xâm thực.

  • Câu 11:

    Ở nước ta, tỉnh nào sau đây xảy ra hiện tượng động đất mạnh nhất?

    • A.
      Yên Bái.

    • B.
      Sơn La.

    • C.
      Điện Biên.

    • D.
      Hà Giang.

  • Câu 12:

    Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây?

    • A.
      Bắc Mĩ.

    • B.
      Á – Âu.

    • C.
      Nam Mĩ.

    • D.
      Nam Cực.

  • Câu 13:

    Các chất khí chủ yếu nào gây hiệu ứng nhà kính?

    • A.
      H2O, CH4, CFC.

    • B.
      N2O, O2, H2, CH4.

    • C.
      CO2, N2O, O2.

    • D.
      CO2, CH4, CFC.

  • Câu 14:

    Nguyên nhân nào chủ yếu sinh ra ngoại lực?

    • A.
      động đất, núi lửa, sóng thần.

    • B.
      hoạt động vận động kiến tạo.

    • C.
      năng lượng bức xạ Mặt Trời.

    • D.
      sự di chuyển vật chất ở manti.

  • Câu 15:

    Yếu tố tự nhiên rất quan trọng có liên quan trực tiếp tới đời sống và sản xuất của con người là gì?

    • A.
      thổ nhưỡng.

    • B.
      địa hình.

    • C.
      sông ngòi.

    • D.
      khí hậu.

  • Câu 16:

    Nhiệt độ không khí cao nhất ở khu vực nào sau đây?

    • A.
      Chí tuyến.

    • B.
      Cận cực.

    • C.
      Xích đạo.

    • D.
      Ôn đới.

  • Câu 17:

    Nguyên nhân chủ yếu ở các dãy núi cao có sự chênh lệch về nhiệt độ rất lớn giữa chân núi và trên đỉnh núi là do đâu?

    • A.
      nhiệt độ tăng mạnh khi xuống dốc.

    • B.
      càng lên cao nhiệt độ càng tăng.

    • C.
      đỉnh núi nhận được bức xạ lớn hơn.

    • D.
      càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

  • Câu 18:

    Khối khí lạnh hình thành ở khu vực nào?

    • A.
      Vùng vĩ độ thấp.

    • B.
      Vùng vĩ độ cao.

    • C.
      Biển và đại dương.

    • D.
      Đất liền và núi.

  • Câu 19:

    Khoáng sản nhiên liệu không phải là gì?

    • A.
      mangan.

    • B.
      khí đốt.

    • C.
      than bùn.

    • D.
      dầu mỏ.

  • Câu 20:

    Dựa vào tiêu chí thời gian hình thành, núi được chia làm mấy loại?

    • A.
      núi cao và núi thấp.

    • B.
      núi già và núi trẻ.

    • C.
      núi thấp và núi trẻ.

    • D.
      núi cao và núi già.

  • Câu 21:

    Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là gì?

    • A.
      năng lượng trong lòng Trái Đất.

    • B.
      năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

    • C.
      năng lượng của bức xạ mặt trời.

    • D.
      năng lượng từ biển và đại dương.

  • Câu 22:

    Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

    • A.
      Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.

    • B.
      Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

    • C.
      Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.

    • D.
      Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

  • Câu 23:

    Dưới thời thuộc Hán, chức quan đứng đầu bộ máy đô hộ cấp Châu được gọi là gì?

    • A.
      Thái thú.

    • B.
      Lạc tướng.

    • C.
      Bồ chính.

    • D.
      Thứ sử.

  • Câu 24:

    Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc?

    • A.
      Xây đắp các thành lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.

    • B.
      Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý, như: ngọc trai, sừng tê…

    • C.
      Bắt người Việt tuân theo các phong tục, lễ nghi của người Trung Hoa.

    • D.
      Đưa người Hán sang Việt Nam sinh sống lâu dài, mở trường dạy chữ Hán.

  • Câu 25:

    Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc?

    • A.
      Nước Âu Lạc không có quân đội, vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu.

    • B.
      Nước Âu Lạc không xây đắp được thành lũy kiên cố.

    • C.
      An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác trước âm mưu của Triệu Đà.

    • D.
      Cuộc chiến đấu chống xâm lược không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

  • Câu 26:

    Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc là gì?

    • A.
      sản xuất thủ công nghiệp.

    • B.
      trao đổi, buôn bán qua đường biển.

    • C.
      sản xuất nông nghiệp.

    • D.
      trao đổi, buôn bán qua đường bộ.

  • Câu 27:

    Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về nhà nước Văn Lang?

    • A.
      Chưa có quân đội và luật pháp.

    • B.
      Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.

    • C.
      Xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố.

    • D.
      Có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt.

  • Câu 28:

    Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc?

    • A.
      Xây đắp các thành lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.

    • B.
      Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý, như: ngọc trai, sừng tê…

    • C.
      Bắt người Việt tuân theo các phong tục, lễ nghi của người Trung Hoa.

    • D.
      Đưa người Hán sang Việt Nam sinh sống lâu dài, mở trường dạy chữ Hán.

  • Câu 29:

    So với thời Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác biệt?

    • A.
      Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

    • B.
      Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.

    • C.
      Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.

    • D.
      Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

  • Câu 30:

    Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

    • A.
      Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

    • B.
      Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.

    • C.
      Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.

    • D.
      Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

  • Câu 31:

    Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?

    • A.
      218 TCN.

    • B.
      208 TCN.

    • C.
      207 TCN.

    • D.
      179 TCN.

  • Câu 32:

    Nội dung nào dưới đây không phải là tín ngưỡng của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

    • A.
      Thờ cúng tổ tiên.

    • B.
      Tục thờ thần – vua.

    • C.
      Thờ các vị thần tự nhiên (thần sông, núi,…).

    • D.
      Thờ cúng các nhân vật có công với cộng đồng.

  • Câu 33:

    Trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang, người đứng đầu các bộ là ai?

    • A.
      Hùng Vương.

    • B.
      Lạc tướng.

    • C.
      Lạc hầu.

    • D.
      Bồ chính.

  • Câu 34:

    Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì?

    • A.
      Diễn ra qua hai giai đoạn: Khởi nghĩa và kháng chiến.

    • B.
      Chống ách đô hộ của nhà Hán.

    • C.
      Chống ách đô hộ của nhà Đường.

    • D.
      Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc.

  • Câu 35:

    Theo sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là ai?

    • A.
      An Dương Vương.

    • B.
      Thủy Tinh.

    • C.
      Sơn Tinh.

    • D.
      Hùng Vương.

  • Câu 36:

    Thời kì An Dương Vương gắn với truyền thuyết nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc?

    • A.
      Bánh chưng – bánh giầy.

    • B.
      Mị Châu – Trọng Thủy.

    • C.
      Thánh Gióng.

    • D.
      Âu Cơ – Lạc Long Quân.

  • Câu 37:

    Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam là gì?

    • A.
      Chùa Bái Đính (Ninh Bình).

    • B.
      Chùa Dâu (Bắc Ninh).

    • C.
      Chùa Hương (Hà Nội).

    • D.
      Chùa Một Cột (Hà Nội).

  • Câu 38:

    Vị anh hùng nào từng khảng khái nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông”?

    • A.
      Phùng Hưng.

    • B.
      Ngô Quyền.

    • C.
      Mai Thúc Loan.

    • D.
      Bà Triệu.

  • Câu 39:

    Sự tích “Trầu, cau” và “Bánh chưng, bánh giày” phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?

    • A.
      Ăn trầu, gói bánh chưng, bánh giày trong ngày lễ hội.

    • B.
      Nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.

    • C.
      Lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.

    • D.
      Trồng lúa nước và lấy đó làm lương thực chính.

  • Câu 40:

    Thành cổ trở thành trung tâm của nước Âu Lạc là gì?

    • A.
      Thành Vạn An.

    • B.
      Thành Tống Bình.

    • C.
      Thành Long Biên.

    • D.
      Thành Cổ Loa.


Xem lời giải chi tiết bên dưới.

Thuộc chủ đề:Đề thi & Kiểm tra Lớp 6 Tag với:Bộ đề thi giữa HK2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022

Bài liên quan:

  1. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – CTST – Trường THCS Chu Văn An
  2. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – KNTT – Trường THCS Trần Hưng Đạo
  3. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – CD – Trường THCS Nguyễn Trung Trực
  4. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – CTST – Trường THCS Lương Thế Vinh
  5. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – KNTT – Trường THCS Trần Quý Hai

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Nguyễn Chí Thanh 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Lê Hữu Trác 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Bắc Trà My 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Hướng Hóa 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Phạm Phú Thứ 27/05/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai