• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Đề thi & Kiểm tra Lớp 6 / Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – CTST – Trường THCS Chu Văn An

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – CTST – Trường THCS Chu Văn An

05/04/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

 

  • Câu 1:

    Hiện vật nào tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật chế tác đồ đồng của con người thời kì Văn Lang, Âu Lạc?

    • A.
      Đồ gốm.

    • B.
      Rìu đá Bắc Sơn.

    • C.
      Công cụ đá.

    • D.
      Trống đồng.

  • Câu 2:

    Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước thành tên gì?

    • A.
      Văn Lang.

    • B.
      Âu Lạc.

    • C.
      Nam Việt.

    • D.
      An Nam.

  •  



  • Câu 3:

    Trang phục thường ngày của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc như thế nào?

    • A.
      Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất.

    • B.
      Mặc khố dài, mình trần, đội mũ cắm lông chim.

    • C.
      Đóng khố ngắn, mặc áo ngắn, đi guốc mộc.

    • D.
      Mặc khố dài, áo ngắn, đội mũ gắn lông chim.

  • Câu 4:

    Người Việt cổ xăm mình để làm gì?

    • A.
      xua đuổi tà ma.

    • B.
      tránh bị thủy quái làm hại.

    • C.
      dễ dàng săn bắt thú rừng.

    • D.
      hóa trang thành các vị thần.

  • Câu 5:

    Trong tổ chức cai trị, chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước Âu Lạc là gì?

    • A.
      Tăng cường thuế khoá và lao dịch nặng nề.

    • B.
      Chia đất nước ta thành các quận, cử quan lại đến cai trị.

    • C.
      Chiếm đoạt ruộng đất, bắt dân ta cống nạp sản vật quý.

    • D.
      Tìm cách xoá bỏ những phong tục tập quán của người Việt.

  • Câu 6:

    Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thi hành chính sách độc quyền về nội dung gì?

    • A.
      ruộng đất.

    • B.
      muối và sắt.

    • C.
      rượu cồn.

    • D.
      thuốc phiện.

  • Câu 7:

    Nội dung nào dưới đây là chuyển biến về xã hội của Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

    • A.
      Xuất hiện một số ngành thủ công mới: làm giấy…

    • B.
      Kĩ thuật sản xuất nông nghiệp có nhiều cải biến.

    • C.
      Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng.

    • D.
      Mâu thuẫn dân tộc bao trùm trong xã hội.

  • Câu 8:

    Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc vào Việt Nam nhằm mục đích gì?

    • A.
      Đào tạo người tài để phục vụ cho chính quyền đô hộ.

    • B.
      Phát triển văn hoá truyền thống của người Việt.

    • C.
      Khai hoá văn minh cho dân tộc Việt Nam.

    • D.
      Nô dịch và đồng hoá nhân dân Việt Nam.

  • Câu 9:

    Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

    • A.
      Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

    • B.
      Duyên hải Nam Trung Bộ.

    • C.
      Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

    • D.
      Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Câu 10:

    Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề gì?

    • A.
      sản xuất thủ công nghiệp.

    • B.
      nghề nông trồng lúa nước.

    • C.
      buôn bán qua đường biển.

    • D.
      nghề khai thác lâm sản.

  • Câu 11:

    Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?

    • A.
      Có tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết.

    • B.
      Cư dân đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn.

    • C.
      Trong ngày lễ hội, cư dân thích vui chơi, đấu vật…

    • D.
      Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây.

  • Câu 12:

    Câu truyện truyền thuyết nào dưới đây phản ánh về hoạt động làm thủy lợi, phòng chống thiên tai (bão, lũ) của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

    • A.
      Sự tích “Trầu cau”.

    • B.
      Truyền thuyết “An Dương Vương xây thành Cổ Loa”.

    • C.
      Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”.

    • D.
      Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.

  • Câu 13:

    Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành gì?

    • A.
      An Đông đô hộ phủ.

    • B.
      An Tây đô hộ phủ.

    • C.
      An Nam đô hộ phủ.

    • D.
      An Bắc đô hộ phủ.

  • Câu 14:

    Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp của chính quyền phong kiến phương Bắc khi thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa đối với người Việt?

    • A.
      Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt.

    • B.
      Tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.

    • C.
      Bắt người Việt tuân theo các lễ nghi của Trung Hoa.

    • D.
      Dạy chữ Hán để khai hóa văn minh cho người Việt.

  • Câu 15:

    Nghề thủ công mới nào mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?

    • A.
      Làm gốm.

    • B.
      Khảm xà cừ.

    • C.
      Rèn sắt.

    • D.
      Đúc đồng.

  • Câu 16:

    Bao trùm trong xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa …………

    • A.
      nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.

    • B.
      nông dân Việt Nam với quý tộc người Việt.

    • C.
      quý tộc người Việt với chính quyền đô hộ.

    • D.
      nông dân người Việt với địa chủ người Hán.

  • Câu 17:

    Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là gì?

    • A.
      năng lượng trong lòng Trái Đất.

    • B.
      năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

    • C.
      năng lượng của bức xạ mặt trời.

    • D.
      năng lượng từ biển và đại dương.

  • Câu 18:

    Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của hiện tượng gì?

    • A.
      băng hà.

    • B.
      gió.

    • C.
      nước chảy.

    • D.
      sóng hiển.

  • Câu 19:

    Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

    • A.
      Dạng địa hình nhô cao.

    • B.
      Đỉnh tròn và sườn dốc.

    • C.
      Độ cao không quá 200m.

    • D.
      Tập trung thành vùng.

  • Câu 20:

    Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

    • A.
      3 tầng.

    • B.
      4 tầng.

    • C.
      2 tầng.

    • D.
      5 tầng.

  • Câu 21:

    Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?

    • A.
      Vùng vĩ độ thấp.

    • B.
      Vùng vĩ độ cao.

    • C.
      Biển và đại dương.

    • D.
      Đất liền và núi.

  • Câu 22:

    Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

    • A.
      Khí áp và độ ẩm khối khí.

    • B.
      Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.

    • C.
      Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.

    • D.
      Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.

  • Câu 23:

    Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

    • A.
      Áp kế.

    • B.
      Nhiệt kế.

    • C.
      Vũ kế.

    • D.
      Ẩm kế.

  • Câu 24:

    Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào mấy giờ?

    • A.
      11 giờ trưa.

    • B.
      14 giờ trưa.

    • C.
      12 giờ trưa.

    • D.
      13 giờ trưa.

  • Câu 25:

    Biến đổi khí hậu là những thay đổi của yếu tố nào?

    • A.
      sinh vật.

    • B.
      sông ngòi.

    • C.
      khí hậu.

    • D.
      địa hình.

  • Câu 26:

    Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là gì?

    • A.
      nhiệt độ Trái Đất tăng.

    • B.
      số lượng sinh vật tăng.

    • C.
      mực nước ở sông tăng.

    • D.
      dân số ngày càng tăng.

  • Câu 27:

    Khí hậu là hiện tượng khí tượng như thế nào?

    • A.
      xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.

    • B.
      lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.

    • C.
      xảy ra trong một ngày ở một địa phương.

    • D.
      xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.

  • Câu 28:

    Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở đâu?

    • A.
      Béc-lin (Đức).

    • B.
      Luân Đôn (Anh).

    • C.
      Pa-ri (Pháp).

    • D.
      Roma (Italia).

  • Câu 29:

    Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do đâu?

    • A.
      động đất, núi lửa, sóng thần.

    • B.
      hoạt động vận động kiến tạo.

    • C.
      năng lượng bức xạ Mặt Trời.

    • D.
      sự di chuyển vật chất ở manti.

  • Câu 30:

    Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

    • A.
      Động đất, núi lửa.

    • B.
      Sóng thần, xoáy nước.

    • C.
      Lũ lụt, sạt lở đất.

    • D.
      Phong hóa, xâm thực.

  • Câu 31:

    Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là gì?

    • A.
      bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

    • B.
      thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

    • C.
      có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

    • D.
      độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

  • Câu 32:

    Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng bao nhiêu?

    • A.
      18 km.

    • B.
      14 km.

    • C.
      16 km.

    • D.
      20 km.

  • Câu 33:

    Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

    • A.
      Nằm phía trên tầng đối lưu.

    • B.
      Các tầng không khí cực loãng.

    • C.
      Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.

    • D.
      Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

  • Câu 34:

    Lớp Ô-dôn có tác dụng nào sau đây?

    • A.
      Hấp thụ tia cực tím từ Mặt Trời.

    • B.
      Chống tác nhân phá hủy Trái Đất.

    • C.
      Bảo vệ sự sống cho loài người.

    • D.
      Phản hồi sóng vô tuyến, điện từ.

  • Câu 35:

    Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là gì?

    • A.
      con người đốt nóng.

    • B.
      ánh sáng từ Mặt Trời.

    • C.
      các hoạt động công nghiệp.

    • D.
      sự đốt nóng của Sao Hỏa.

  • Câu 36:

    Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

    • A.
      Ẩm kế.

    • B.
      Áp kế.

    • C.
      Nhiệt kế.

    • D.
      Vũ kế.

  • Câu 37:

    Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là gì?

    • A.
      H2O, CH4, CFC.

    • B.
      N2O, O2, H2, CH4.

    • C.
      CO2, N2O, O2.

    • D.
      CO2, CH4, CFC.

  • Câu 38:

    Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là hoạt động nào sau đây?

    • A.
      tiết kiệm điện, nước.

    • B.
      trồng nhiều cây xanh.

    • C.
      giảm thiểu chất thải.

    • D.
      khai thác tài nguyên.

  • Câu 39:

    Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

    • A.
      Tây ôn đới.

    • B.
      Gió mùa.

    • C.
      Tín phong.

    • D.
      Đông cực.

  • Câu 40:

    Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng nào?

    • A.
      cao nguyên.

    • B.
      đồng bằng.

    • C.
      đồi.

    • D.
      núi.


Xem lời giải chi tiết bên dưới.

Thuộc chủ đề:Đề thi & Kiểm tra Lớp 6 Tag với:Bộ đề thi giữa HK2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022

Bài liên quan:

  1. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – KNTT – Trường THCS Trần Hưng Đạo
  2. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – CD – Trường THCS Nguyễn Trung Trực
  3. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – CTST – Trường THCS Lương Thế Vinh
  4. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – KNTT – Trường THCS Trần Quý Hai
  5. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – CD – Trường THCS Lý Thái Tổ

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Phạm Hồng Thái 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Nguyễn Thái Học 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Cù Huy Cận 27/05/2022
  • Phân tích nhân vật Hoạn Thư trong đoạn trích Kiều báo ân báo oán 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học Trường THPT Chuyên Quang Trung 27/05/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai