-
Câu 1:
Phong trào Cần Vương được chia thành mấy giai đoạn?
-
A.
Một -
B.
Ba -
C.
Bốn -
D.
Hai
-
-
Câu 2:
“Hai lần bị giặc bắt, được thả, ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ”. Ông là ai?
-
A.
Phan Văn Trị. -
B.
Hồ Huân Nghiệp. -
C.
Nguyễn Hữu Huân. -
D.
Nguyễn Đình Chiểu.
-
-
Câu 3:
Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?
-
A.
Tích cực xây dựng Đại đồn Chí Hòa để phòng thủ. -
B.
Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp. -
C.
Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời. -
D.
Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.
-
-
Câu 4:
Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
-
A.
Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương cả nước. -
B.
Toàn thể quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì. -
C.
Một số văn thân, sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế. -
D.
Toàn bộ quan lại trong triều đình.
-
-
Câu 5:
Đâu là thách thức chung lớn nhất đặt ra cho Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX?
-
A.
Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. -
B.
Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong. -
C.
Tiến hành cải cách duy tân đất nước hay giữ nguyên tình trạng khủng hoảng. -
D.
Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt.
-
-
Câu 6:
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
-
A.
Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân. -
B.
Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù. -
C.
Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài. -
D.
Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình.
-
-
Câu 7:
Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam sau khi …….
-
A.
đánh chiếm kinh thành Huế. -
B.
Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết. -
C.
chiếm thành Hà Nội lần thứ hai. -
D.
đánh chiếm Đà Nẵng.
-
-
Câu 8:
Vị tướng chỉ huy quân Pháp tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1883) là ai?
-
A.
Gác-ni-ê. -
B.
Rơ-ve. -
C.
Bô-la-éc. -
D.
Ri-vi-e.
-
-
Câu 9:
Trận đánh nào đã tạo ra cơ hội để triều đình Huế phản công trong lần thứ nhất thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì?
-
A.
Trận phục kích ở Cầu Giấy (Hà Nội). -
B.
Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội. -
C.
Trận phục kích của ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). -
D.
Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội).
-
-
Câu 10:
Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại?
-
A.
Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến. -
B.
Nhà Nguyễn không còn tướng tài. -
C.
Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn. -
D.
Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.
-
-
Câu 11:
Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
-
A.
Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để rút quân. -
B.
Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam. -
C.
Loại bỏ được ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh đối với Việt Nam. -
D.
Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam.
-
-
Câu 12:
Đâu không phải hành động của thực dân Pháp nhằm củng cố nền thống trị ở Nam Kì trong giai đoạn 1867 – 1873?
-
A.
Hoàn thành xâm lược Cam-pu-chia và Lào. -
B.
Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu. -
C.
Cướp đoạt ruộng đất của nông dân. -
D.
Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.
-
-
Câu 13:
Lý do nào thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)?
-
A.
Nguồn than đá dồi dào. -
B.
Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì. -
C.
Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ. -
D.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
-
Câu 14:
Đâu không phải lý do trong năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định?
-
A.
Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công. -
B.
Cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn. -
C.
Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng. -
D.
Tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
-
-
Câu 15:
Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?
-
A.
Bổ sung lực lượng quân sự. -
B.
Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng. -
C.
Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh). -
D.
Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh.
-
-
Câu 16:
Đâu không phải cơ hội phản công thực dân Pháp mà triều đình Huế đã bỏ qua trong những năm cuối thế kỉ XIX?
-
A.
Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873). -
B.
Mặt trận Đà Nẵng (1858). -
C.
Mặt trận Gia Định (đầu năm 1859). -
D.
Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1874).
-
-
Câu 17:
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến kế hoạch xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
-
A.
Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. -
B.
Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. -
C.
Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. -
D.
Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
-
-
Câu 18:
Sau khi tiêu diệt được đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp đã có hành động gì tiếp theo?
-
A.
Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà. -
B.
Nhanh chóng chiếm tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. -
C.
Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định. -
D.
Tiêu diệt lực lượng kháng chiến còn lại ở Gia Định.
-
-
Câu 19:
Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương là gì?
-
A.
Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. -
B.
Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. -
C.
Khẳng định nền độc lập của Việt Nam. -
D.
Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh.
-
-
Câu 20:
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 – 1884)?
-
A.
Nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến ở giai đoạn đầu. -
B.
Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến. -
C.
Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng. -
D.
Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.
-
-
Câu 21:
Văn bản đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là Hiệp ước nào?
-
A.
Nhâm Tuất (1862). -
B.
Giáp Tuất (1874). -
C.
Pa-tơ-nốt (1884). -
D.
Hác-măng (1883).
-
-
Câu 22:
Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì?
-
A.
Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua. -
B.
Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi. -
C.
Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện. -
D.
Thiết lập một triều đại mới tiến bộ.
-
-
Câu 23:
Thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế, thiết lập bản Hiệp ước 1874 vì lí do gì?
-
A.
chúng thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội. -
B.
chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa. -
C.
chúng bị đánh bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất. -
D.
chúng thất bại ở Cầu Giấy lần thứ hai.
-
-
Câu 24:
Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là phong trào yêu nước ………..
-
A.
đứng trên lập trường phong kiến. -
B.
theo khuynh hướng dân chủ tư sản. -
C.
theo khuynh hướng vô sản. -
D.
của các tầng lớp nông dân.
-
-
Câu 25:
Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?
-
A.
Phương thức tác chiến. -
B.
Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng. -
C.
Vấn đề đoàn kết quốc tế. -
D.
Vai trò của giai cấp lãnh đạo.
-
-
Câu 26:
Đâu là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương?
-
A.
Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp. -
B.
Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam. -
C.
Do nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến. -
D.
Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.
-
-
Câu 27:
Khu vực nào thuộc quyền cai quản của triều đình Nguyễn theo hiệp ước Hác-măng (1883)?
-
A.
Bắc Kì -
B.
Trung Kì -
C.
Nam Kì -
D.
Thuận Quảng
-
-
Câu 28:
Thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
-
A.
Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa. -
B.
Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp. -
C.
Độc chiếm con đường sông Hồng. -
D.
Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì.
-
-
Câu 29:
Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885 – 1896) đã chứng tỏ điều gì?
-
A.
văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh. -
B.
văn thân, sĩ phu xác định không đúng đối tượng đấu tranh. -
C.
thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược. -
D.
chế độ phong kiến đã lỗi thời, không đưa đất nước thoát khỏi lệ thuộc.
-
-
Câu 30:
Đâu không phải là lý do khiến Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
-
A.
Tính cố kết cộng đồng ở Nam Kì không cao như những khu vực còn lại. -
B.
Do nhân dân Nam Kì không có tinh thần đấu tranh. -
C.
Do nhân dân Nam Kì không chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng trung quân ái quốc. -
D.
Do người Pháp đã bình định được Nam Kì từ rất sớm.
-
-
Câu 31:
Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
-
A.
Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất. -
B.
Trình độ tổ chức tiến bộ nhất. -
C.
Lãnh đạo tiên tiến nhất. -
D.
Thời gian diễn ra dài nhất.
-
-
Câu 32:
Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?
-
A.
Sự suy yếu của triều đình Huế. -
B.
Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng. -
C.
Pháp được tăng viện binh. -
D.
Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.
-
-
Câu 33:
Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?
-
A.
Cho quân tiếp viện. -
B.
Cầu cứu nhà Thanh. -
C.
Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp. -
D.
Thương thuyết với Pháp.
-
-
Câu 34:
Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?
-
A.
Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp. -
B.
Cải cách duy tân đất nước. -
C.
Thực hiện chính sách đổi mới đất nước. -
D.
Thực hiện chính sách canh tân đất nước.
-
-
Câu 35:
Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
-
A.
Cải cách kinh tế, xã hội -
B.
Cải cách duy tân -
C.
Chính sách ngoại giao mở cửa -
D.
Tất cả đều đúng
-
-
Câu 36:
Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?
-
A.
Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn. -
B.
Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn. -
C.
Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ. -
D.
Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.
-
-
Câu 37:
Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?
-
A.
Giúp vua cứu nước. -
B.
Bảo vệ cuộc sống. -
C.
Giành lại độc lập. -
D.
Cứu nước, cứu nhà.
-
-
Câu 38:
Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?
-
A.
Mua chuộc Tôn Thất Thuyết -
B.
Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. -
C.
Giảng hòa với phái chủ chiến. -
D.
Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.
-
-
Câu 39:
Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
-
A.
Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản -
B.
Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường -
C.
Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi -
D.
Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
-
-
Câu 40:
Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (năm 1882)?
-
A.
Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng” -
B.
Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân -
C.
Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc mà không thông qua Pháp -
D.
Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
-
Trả lời