-
Câu 1:
Đâu là khu vực có mật độ dân số thấp nhất châu Á?
-
A.
Nam Liên Bang Nga và trung tâm Ấn Độ -
B.
Đông Nam Thổ Nhĩ Kì và I-ran -
C.
Bắc Liên Bang Nga và Tây Trung Quốc -
D.
Phần lớn bán đảo Trung Ấn và Mông Cổ
-
-
Câu 2:
Đâu không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các nước châu Á thời Cổ đại?
-
A.
Hàng dệt may (vải, tơ lụa, thảm len, vải bông) -
B.
Đồ gốm, sứ, thủy tinh, kim loại -
C.
Máy móc, thiết bị điện tử -
D.
Thuốc súng, vũ khí, la bàn
-
-
Câu 3:
Quốc gia nào dưới đây đã sớm thực hiện cải cách đất nước, đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng?
-
A.
Nhật Bản -
B.
Trung Quốc -
C.
Hàn Quốc -
D.
Thái Lan
-
-
Câu 4:
Nêu các thành tựu nông nghiệp quan trọng nhất của các nước Trung Quốc và Ấn Độ?
-
A.
Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới -
B.
Sản lượng lương thực lớn nhất, nhì thế giới -
C.
Sản xuất lương thực đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước -
D.
Trở thành nước trồng cây công nghiệp lớn hàng đầu thế giới
-
-
Câu 5:
Đâu là loại khoáng sản xuất khẩu quan trọng nhất của các nước Tây Nam Á và Trung Á?
-
A.
Than đá -
B.
Dầu mỏ -
C.
Sắt -
D.
Crôm
-
-
Câu 6:
Kể tên các miền địa hình của khu vực Tây Nam Á từ đông bắc xuống tây nam?
-
A.
Các dãy núi cao; đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap -
B.
Đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap; các dãy núi cao -
C.
Sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà; các dãy núi cao -
D.
Các dãy núi cao; sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà
-
-
Câu 7:
Đồng bằng Lưỡng Hà nằm ở đâu của khu vực Tây Nam Á?
-
A.
Phía tây nam -
B.
Phía đông bắc -
C.
Ven các biển và đại dương -
D.
Ở giữa
-
-
Câu 8:
Khu vực Tây Nam Á không tiếp giáp với biển nào dưới đây?
-
A.
Địa Trung Hải -
B.
A-rap -
C.
Ca-xpi -
D.
Gia-va
-
-
Câu 9:
Nêu sự khác biệt của khí hậu ở hai sườn bắc nam của dãy Hi – ma – lay – a?
-
A.
Sườn phía bắc lạnh khô và sườn phía nam lạnh ẩm -
B.
Sườn phía bắc lạnh ẩm và sườn phía nam lạnh khô -
C.
Sườn phía bắc mưa nhiều và sườn phía nam lạnh khô -
D.
Sườn phía bắc lạnh khô và sườn phía nam mưa nhiều
-
-
Câu 10:
Nhân tố nào sau đây tác động đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á?
-
A.
Nhịp điệu dòng chảy sông ngòi -
B.
Nhịp điệu hoạt động của dòng biển nóng – lạnh -
C.
Nhịp điệu hoạt động của gió mùa -
D.
Nhịp điệu thay đổi của cảnh quan theo mùa
-
-
Câu 11:
Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào yếu tố nào sau đây?
-
A.
Tài nguyên thiên nhiên giàu có -
B.
Ứng dụng trình độ khoa – học kĩ thuật cao -
C.
Phát triển nông nghiệp -
D.
Nguồn lao động dồi dào
-
-
Câu 12:
Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến ở vùng nào sau đây?
-
A.
Vùng nội địa và Tây Nam Á -
B.
Khu vực Đông Á -
C.
Khu vực Đông Nam Á -
D.
Khu vực Nam Á
-
-
Câu 13:
Đâu là đặc điểm thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn?
-
A.
Tiếp giáp hai châu lục -
B.
Tiếp giáp ba đại dương rộng lớn -
C.
Lãnh thổ có dạng hình khối -
D.
Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo
-
-
Câu 14:
Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm dân cư Nam Á?
-
A.
Đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á -
B.
Đông dân thứ nhất châu Á, mật độ thứ 2 châu Á -
C.
Đông dân thứ 3 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á -
D.
Đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ 3 châu Á
-
-
Câu 15:
Nguyên nhân nào dưới đây không tác động đến một số đới khí hậu châu Á phân chia thành nhiều kiểu khác nhau?
-
A.
Lãnh thổ rộng lớn -
B.
Ảnh hưởng của bức chắn địa hình -
C.
Địa hình núi cao -
D.
Mạng lưới sông ngòi dày đặc
-
-
Câu 16:
“Cách mạng trắng” và “Cách mạng xanh” là những cuộc cách mạng về lĩnh vực gì?
-
A.
Nông nghiệp -
B.
Công nghiệp -
C.
Dịch vụ -
D.
Du lịch
-
-
Câu 17:
Nguyên nhân nào làm cho khu vực phía Tây Trung Quốc có khí hậu khô hạn quanh năm?
-
A.
Sự thống trị của các khối áp cao cận chí tuyến -
B.
Địa hình núi cao khó gây mưa -
C.
Đón gió mùa tây bắc khô lạnh -
D.
Vị trí nằm sâu trong lục địa
-
-
Câu 18:
Các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử, … phát triển mạnh ở các quốc gia nào sau đây?
-
A.
Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ -
B.
Trung Quốc, Việt Nam, Mi-an-ma -
C.
Ấn Độ, Lào, Cam-pu-chia -
D.
Ả- rập Xê-út, Nê-pan, Cam-pu-chia
-
-
Câu 19:
Các con sông lớn ở Đông Á đổ vào biển và đại dương nào sau đây?
-
A.
Bắc Băng Dương -
B.
Thái Bình Dương -
C.
Đại Tây Dương -
D.
Ấn Độ Dương
-
-
Câu 20:
Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản?
-
A.
Chế tạo ô tô, tàu biển -
B.
Điện tử – tin học -
C.
Khai thác khoáng sản -
D.
Sản xuất hàng tiêu dùng
-
-
Câu 21:
Phần đất liền Đông Nam Á không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
-
A.
Các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam -
B.
Phần lớn có khí hậu xích đạo -
C.
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các thung lũng sông -
D.
Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ
-
-
Câu 22:
Khu vực nào của châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt?
-
A.
Đông Nam Á -
B.
Tây Nam Á -
C.
Trung Á -
D.
Nam Á
-
-
Câu 23:
Sông ngòi khu vực Bắc Á không có đặc điểm nào sau đây?
-
A.
Chảy theo hướng Nam – Bắc -
B.
Nguồn cung cấp nước chủ yếu do nước mưa -
C.
Thường xảy ra lũ vào mùa xuân do băng tan -
D.
Đổ ra Bắc Băng Dương
-
-
Câu 24:
Mục đích của việc Nhật Bản phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn là gì?
-
A.
Tạo ra sản phẩm tiêu dùng hiện đại cho người dân trong nước -
B.
Tạo ra các mặt hàng phục vụ xuất khẩu -
C.
Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động -
D.
Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
-
-
Câu 25:
Dạng địa hình chủ yếu ở Tây Nam Á là gì?
-
A.
Đồng bằng châu thổ -
B.
Núi và cao nguyên -
C.
Bán bình nguyên -
D.
Sơn nguyên và bồn địa
-
-
Câu 26:
Đau là ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với các nước Tây Nam Á?
-
A.
Công nghiệp luyện kim -
B.
Cơ khí, chế tạo máy -
C.
Khai thác và chế biến dầu mỏ -
D.
Sản xuất hàng tiêu dùng
-
-
Câu 27:
Ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc là gì?
-
A.
Luyện kim -
B.
Khai thác than -
C.
Hóa chất -
D.
Điện tử – tin học
-
-
Câu 28:
Nửa phía đông phần đất liền Đông Á không có đặc điểm tự nhiên nào?
-
A.
Địa hình gồm đồi núi thấp và đồng bằng phù sa màu mỡ -
B.
Khí hậu gió mùa ẩm với hai mùa gió chính -
C.
Là nơi bắt nguồn của các con sông lớn -
D.
Cảnh quan chủ yếu là rừng
-
-
Câu 29:
Nguyên nhân nào làm cho khí hậu châu Á được chia thành nhiều đới khí hậu?
-
A.
Địa hình da dạng gồm núi, sơn nguyên, cao nguyên, đồi thấp, đồng bằng -
B.
Lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo -
C.
Hoạt động của hoàn lưu gió mùa -
D.
Hoạt động của các dòng biển nóng, lạnh
-
-
Câu 30:
Nguyên nhân nào làm cho khu vực Nam Á xuất hiện cảnh quan núi cao?
-
A.
Có vùng núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ -
B.
Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa -
C.
Nằm trong đới khí hậu ôn đới -
D.
Có sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng
-
-
Câu 31:
Nguyên nhân nào mà châu Á chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần?
-
A.
Nơi tiếp xúc của nhiều mảng kiến tạo -
B.
Nằm trên ‘vành đai núi lửa” Thái Bình Dương -
C.
Biến đổi khí hậu -
D.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
-
-
Câu 32:
Tại sao lại có hàng chục núi lửa hoạt động ở các đảo và quần đảo phía đông ven Thái Bình Dương?
-
A.
Nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương -
B.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa -
C.
Địa hình chủ yếu là đồi núi -
D.
Phát triển thủy điện, xây dựng nhiều công trình lớn
-
-
Câu 33:
Nguyên nhân chính của việc hình thành các đới khí hậu ở châu Á?
-
A.
Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa và đại dương -
B.
Do bức xạ mặt trời giảm dần từ xích đạo về cực -
C.
Do bức chắn địa hình của các dãy núi -
D.
Do hoạt động của các hoàn lưu khí quyển
-
-
Câu 34:
Nguyên nhân hình thành gió mùa châu Á là gì?
-
A.
Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa các vĩ độ theo mùa -
B.
Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu -
C.
Sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa các lục địa ở hai bán cầu -
D.
Sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa theo mùa
-
-
Câu 35:
Tại sao vùng hạ lưu sông Hồng ở Việt Nam có lũ lớn vào thời kì cuối hạ?
-
A.
Mưa lớn tập trung vào mùa hạ -
B.
Nước từ thượng nguồn đổ dồn về hạ lưu -
C.
Băng tuyết trên đỉnh Phan – xi – păng tan chảy xuống -
D.
Đập thủy điện Hòa Bình xả nước gây lũ
-
-
Câu 36:
Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng vào mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô – bi xảy ra lũ lớn?
-
A.
Mưa lớn tập trung vào mùa xuân -
B.
Phần phía nam của dòng sông có băng tan trước -
C.
Dòng nước bị chặn lại để phát triển thủy điện -
D.
Địa hình vùng hạ lưu thấp trũng khó thoát nước
-
-
Câu 37:
Vì sao cảnh quan núi cao xuất hiện ở khu vực sơn nguyên Tây Tạng?
-
A.
Vị trí nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hưởng của biển -
B.
Địa hình núi cao trên 4000m -
C.
Dãy Himalaya tạo bức chắn địa hình lớn -
D.
Ảnh hưởng của các hoàn lưu gió mùa
-
-
Câu 38:
Tại sao chăn nuôi lợn không phát triển ở các nước Tây Nam Á và Trung Á?
-
A.
Đặc điểm khí hậu không thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn lợn -
B.
Nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn không đảm bảo -
C.
Khu vực có các nước theo đạo Hồi -
D.
Dịch bệnh đe dọa triền miên
-
-
Câu 39:
Đâu là tác nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và tình trạng biến đổi khí hậu?
-
A.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp -
B.
Hoạt động sản xuất công nghiệp -
C.
Hoạt động sinh hoạt của con người -
D.
Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải
-
-
Câu 40:
Giai đoạn Tân kiến tạo vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a tác động mạnh nhất lên khu vực địa hình nào của nước ta?
-
A.
Vùng núi Tây Bắc -
B.
Vùng đồng bằng sông Hồng -
C.
Vùng núi Đông Bắc -
D.
Tây Nguyên
-
Để lại một bình luận