-
Câu 1:
Duyên cớ dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
-
A.
Thái tử Áo – Hung bị ám sát. -
B.
Đức tuyên chiến với Nga. -
C.
Đức tuyên chiến với Pháp. -
D.
Anh tuyên chiến với Đức.
-
-
Câu 2:
Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại nước nào một cách chớp nhoáng?
-
A.
Nước Liên Xô. -
B.
Nước Bỉ. -
C.
Nước Pháp. -
D.
Nước Anh.
-
-
Câu 3:
Năm 1916, chiến tranh thế giới thứ nhất diễn tiến như thế nào?
-
A.
Ưu thế thuộc về phe Liên minh. -
B.
Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước. -
C.
Cả hai phe đang ở thế cầm cự. -
D.
Đức đang làm chủ chiến trường.
-
-
Câu 4:
Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?
-
A.
Sự hình thành của phe Trục phát xít Béclin – Roma – Tôkiô. -
B.
Hình thành hai khối đế quốc đối đầu nhau: phe Hiệp ước – phe Liên minh. -
C.
Sự hình thành của các liên minh kinh tế giữa các nước đế quốc. -
D.
Mĩ gia tăng ảnh hưởng và can thiệp sâu sắc vào đời sống chính trị ở châu Âu.
-
-
Câu 5:
“Ngày chủ nhật đẫm máu” gắn với sự kiện cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân Xanh-pê-téc bua trong
-
A.
cách mạng Đức. -
B.
cách mạng Nga. -
C.
Công xã Pa-ri (Pháp). -
D.
cách mạng tư sản Pháp.
-
-
Câu 6:
Quốc gia ở Đông Nam Á không bị rơi vào tình trạng thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
-
A.
Thái Lan. -
B.
Phi-líp-pin. -
C.
In-đô-nê-xi-a. -
D.
Mã Lai.
-
-
Câu 7:
Hệ quả xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là
-
A.
hình thành hai giai cấp là: địa chủ và nông dân lĩnh canh. -
B.
giai cấp vô sản lên nắm chính quyền ở các nước. -
C.
hình thành hai giai cấp đối lập nhau – tư sản và vô sản. -
D.
các mâu thuẫn xã hội đã được giải quyết triệt để.
-
-
Câu 8:
Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu cuộc cách mạng triệt để nhất là:
-
A.
Cách mạng tư sản Hà Lan. -
B.
Cách mạng tư sản Anh. -
C.
Cách mạng tư sản Pháp. -
D.
Cách mạng tư sản Đức.
-
-
Câu 9:
Sau cách mạng tháng Hai 1917, các Xô viết được thành lập đại diện cho
-
A.
công nhân, binh lính, tư sản. -
B.
công nhân, nông dân, binh lính. -
C.
công nhân, nông dân, phụ nữ. -
D.
nông dân, binh lính, tiểu tư sản.
-
-
Câu 10:
Trong tiến trình của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đêm 25/10, quân khởi nghĩa đã
-
A.
giành thắng lợi trên phạm vi cả nước. -
B.
chiếm được Cung điện Mùa Đông. -
C.
giành thắng lợi ở Xtaligrat. -
D.
giành chiến thắng tại Lê-nin-grat.
-
-
Câu 11:
Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai thông qua những sắc lệnh nào?
-
A.
Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh tiền lương. -
B.
Sắc lệnh ruộng đất và sắc lệnh binh dịch. -
C.
Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất. -
D.
Sắc lệnh xóa bỏ những đẳng cấp trong xã hội.
-
-
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây không đúng khi mô tả về xã hội nước Nga những năm đầu thế kỉ XX?
-
A.
Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn phát triển cao. -
B.
Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế. -
C.
Phong trào đấu tranh lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng trong cả nước. -
D.
Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
-
-
Câu 13:
Bốn nước đầu tiên trong Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là
-
A.
Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ. -
B.
Nga, Bê-lô-rút-xi-a, Ca-dắc-xtan và Ngoại Cap-ca-dơ. -
C.
Nga, U-crai-na, E-xtô-ni-a, và Lít va. -
D.
Nga, U-crai-na, Litva, Bê-la-rút-xi-a.
-
-
Câu 14:
Ý nào không phải thành tựu về văn hoá – giáo dục mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 – 1941)?
-
A.
Phổ cập giáo dục tiểu học trên cả nước. -
B.
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. -
C.
Đạt nhiều thành tựu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. -
D.
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên cả nước.
-
-
Câu 15:
Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trong những năm 1925 – 1941 được thực hiện theo đường lối ưu tiên phát triển
-
A.
nông nghiệp. -
B.
thương nghiệp. -
C.
công nghiệp nặng. -
D.
công nghiệp nhẹ.
-
-
Câu 16:
Một trong những nguyên nhân buộc nước Nga phải thực hiện “Chính sách kinh tế mở” vào năm 1921 là
-
A.
chiến tranh đã phá hoại nặng nề kinh tế. -
B.
Nga chịu nhiều thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra. -
C.
Nga chịu tiệt hại nặng nề do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. -
D.
liên quân 14 nước đế quốc chuẩn bị tấn công Nga.
-
-
Câu 17:
Linh hồn của Quốc tế Cộng sản là
-
A.
Các Mác. -
B.
Ăng-ghen. -
C.
Lê-nin. -
D.
Xta-lin.
-
-
Câu 18:
Tổ chức chính trị giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5/1936 ở Pháp là
-
A.
Đảng Cộng sản Pháp. -
B.
Đảng Xã hội Pháp. -
C.
Mặt trận nhân dân Pháp. -
D.
Phát xít “Chữ thập lửa”.
-
-
Câu 19:
Ý nào không phải biểu hiện cho sự thất bại của nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
-
A.
1,7 triệu người chết. -
B.
Mất toàn bộ thuộc địa, phải cắt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận. -
C.
Phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn. -
D.
Cắt một nửa lãnh thổ để bồi thường chiến phí.
-
-
Câu 20:
Giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị vì
-
A.
đã giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội. -
B.
đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng. -
C.
tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. -
D.
mâu thuẫn xã hội được điều hòa.
-
-
Câu 21:
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã
-
A.
tiến hành chiến tranh mở rộng thị trường. -
B.
thực hiện Chính sách mới. -
C.
thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP). -
D.
gây ảnh hưởng của mình với các nước Mĩ La-tinh.
-
-
Câu 22:
Tổng thống Mĩ thực hiện Chính sách mới để giải quyết khủng hoảng là:
-
A.
Ru-dơ-ven. -
B.
Ai-xen-hao. -
C.
Tơ-ru- man. -
D.
Ken-nơ-đi.
-
-
Câu 23:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế của Mĩ
-
A.
bị chiến tranh tàn phá nặng nề. -
B.
vẫn giữ được mức bình thường như trước chiến tranh. -
C.
bị khủng hoảng trầm trọng. -
D.
đạt mức tăng trưởng cao.
-
-
Câu 24:
Nội dung nào không phải biện pháp của giai cấp tư sản Mĩ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở những thập niên đầu thế kỉ XX?
-
A.
Cải tiến kỹ thuật. -
B.
Sản xuất dây chuyền. -
C.
Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. -
D.
Sử dụng hệ thống robot, máy tự động.
-
-
Câu 25:
Khởi đầu kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới Nhật đã đánh
-
A.
Việt Nam. -
B.
Trung Quốc. -
C.
Các nước Đông Nam Á. -
D.
Triều Tiên.
-
-
Câu 26:
Lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
-
A.
phái “sĩ quan trẻ”. -
B.
phái “sĩ quan già”. -
C.
giai cấp tư sản Nhật. -
D.
Đảng Cộng sản Nhật.
-
-
Câu 27:
Tác động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với kinh tế Nhật Bản là
-
A.
kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản. -
B.
biến Nhật Bản thành bãi chiến trường. -
C.
kinh tế Nhật Bản vẫn giữ mức bình thường như trước chiến tranh. -
D.
thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
-
-
Câu 28:
Ý nào không phải biểu hiện của sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
-
A.
Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất. -
B.
Xuất khẩu hàng hoá ra các thị trường châu Á. -
C.
Mua các bằng phát minh sáng chế từ nước ngoài. -
D.
Sản lượng công nghiệp tăng gấp 5 lần.
-
-
Câu 29:
Đầu thế kỉ XX, ở Đông Nam Á nước thoát khỏi thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân là
-
A.
In-đô-nê-xi-a. -
B.
Miến Điện. -
C.
Thái Lan. -
D.
Phi-líp-pin.
-
-
Câu 30:
Trong những năm 30 của thế kỉ XX ở Việt Nam phong trào cách mạng tiêu biểu là:
-
A.
phong trào Duy Tân. -
B.
phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh. -
C.
khởi nghĩa Yên Bái. -
D.
phong trào Đông Du.
-
-
Câu 31:
Sang những năm 40 thế kỉ XX cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á có thêm kẻ thù là
-
A.
đế quốc Anh. -
B.
đế quốc Mỹ. -
C.
phát xít Nhật. -
D.
thực dân Pháp.
-
-
Câu 32:
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
-
A.
nổ ra rầm rộ ở Đông Bắc Á. -
B.
diễn ra quyết liệt ở Đông Nam Á và Tây Á. -
C.
có quy mô rộng khắp toàn châu Á. -
D.
có quy mô mở rộng nổ ra ở Đông Nam Á và Nam Á.
-
-
Câu 33:
Tháng 5/1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của
-
A.
Mĩ, Anh. -
B.
Đức, I-ta-li-a. -
C.
Pháp. Đức. -
D.
Mĩ, Liên Xô.
-
-
Câu 34:
Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm
-
A.
chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu. -
B.
trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ. -
C.
đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. -
D.
liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.
-
-
Câu 35:
Ý nào không phải nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai
-
A.
mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa. -
B.
tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. -
C.
chính sách thỏa hiệp của Anh, Mỹ đối với phát xít. -
D.
sự liên minh của Anh, Mỹ đối với Liên Xô.
-
-
Câu 36:
Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?
-
A.
Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. -
B.
Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. -
C.
Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản. -
D.
Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.
-
-
Câu 37:
Người sáng lập ngàng du hành vũ trụ hiện đại là
-
A.
Xi-ôn-cốp-xki. -
B.
Tôn-xtôi. -
C.
Anh-xtanh. -
D.
O-vin.
-
-
Câu 38:
Ý nào không phải phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
-
A.
máy bay. -
B.
phim màu. -
C.
điện thoại. -
D.
máy kéo sợi Gien-ni.
-
-
Câu 39:
Nền văn hoá Xô viết được xây dựng trên cơ sở
-
A.
tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại. -
B.
tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và kế thừa tinh hoa di sản văn hoá nhân loại. -
C.
bảo tồn giá trị văn hoá của dân tộc Nga. -
D.
phát huy và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc Xô viết.
-
-
Câu 40:
Thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hoá Xô viết không được thể hiện ở việc
-
A.
xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học. -
B.
phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, văn hoá, nghệ thuật. -
C.
đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ. -
D.
xây dựng nền văn hoá mang những đặc trưng của nhà nước tư sản.
-
Để lại một bình luận