-
Câu 1:
Cho khai báo mảng như sau: Var a : array[0..30] of integer ;
Để in giá trị phần tử thứ 20 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:
-
A.
Write(A[20]); -
B.
Write(A(20)); -
C.
Readln(A[20]); -
D.
Write([20]);
-
-
Câu 2:
Chọn câu phát biểu đúng về kiểu dữ liệu của mảng?
-
A.
Có thể dùng tất cả các kiểu dữ liệu để làm kiểu dữ liệu của mảng -
B.
Kiểu dữ liệu của mảng chỉ có thể là kiểu số nguyên, số thực, kiểu logic, kiểu ký tự -
C.
Kiểu dữ liệu của mảng là kiểu của các phần tử của mảng, là Integer hoặc Real -
D.
Kiểu dữ liệu của mảng phải được định nghĩa trước thông qua từ khóa VAR
-
-
Câu 3:
Phát biểu nào về chỉ số của mảng là phù hợp nhất?
-
A.
Dùng để truy cập đến một phần tử bất kì trong mảng -
B.
Dùng để quản lí kích thước của mảng -
C.
Dùng trong vòng lặp với mảng -
D.
Dùng trong vòng lặp với mảng để quản lí kích thước của mảng
-
-
Câu 4:
Chọn cách khai báo biến mảng đúng?
-
A.
Var X: Array[3.. 4.8] of Integer; -
B.
Var X: Array[10 .. 1] of Integer; -
C.
Var X: Array[4 .. 10] of Real; -
D.
Var X: Array[10 , 13] of Real;
-
-
Câu 5:
Hãy đưa ra kết quả trong đoạn lệnh:
x:=1; While x<=5 do write(‘Hoa hau’);
-
A.
x:=1 -
B.
X>=5 -
C.
Hoa hau -
D.
Không có kết quả
-
-
Câu 6:
Pascal sử dụng câu lệnh lặp nào để lặp với số lần chưa biết trước?
-
A.
For…do -
B.
While…do -
C.
If..then -
D.
If…then…else
-
-
Câu 7:
Hãy tính tống S = 1 + 2 + 3 + … + n + … cho đến khi S>108. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while – do là đúng:
-
A.
While S>=108 do -
B.
While S < 108 do -
C.
While S < 1.0E8 do -
D.
While S >= E8 do
-
-
Câu 8:
Cú pháp nào lệnh lặp với số lần chưa biết trước?
-
A.
While < điều kiện > to < câu lệnh >; -
B.
While < điều kiện > to < câu lệnh 1 > do < câu lệnh 2 >; -
C.
While < điều kiện > do ;< câu lệnh >; -
D.
While < điều kiện > do < câu lệnh >;
-
-
Câu 9:
Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:
S:=10;
For i:=1 to 4 do S:=S+i;
Giá trị của biến S bằng bao nhiêu?
-
A.
20 -
B.
14 -
C.
10 -
D.
0
-
-
Câu 10:
Trong lệnh lặp For – do giá trị đầu như thế nào so với giá trị cuối?
-
A.
Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối -
B.
Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối -
C.
Giá trị đầu phải lớn hơn giá trị cuối -
D.
Giá trị đầu phải bằng giá trị cuối
-
-
Câu 11:
Hãy xác định số vòng lặp cho bài toán: tính tổng các số nguyên từ 1 đến 100?
-
A.
1 -
B.
100 -
C.
99 -
D.
Tất cả đều sai
-
-
Câu 12:
Đoạn chương trình dưới đây giải bài toán nào?
For I:=1 to M do
If (I mod 3 = 0) and (I mod 5 = 0) then
T := T + I;
-
A.
Tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến M -
B.
Tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến M -
C.
Tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến M -
D.
Tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến M
-
-
Câu 13:
Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:
X:= 10;
IF (91 mod 3 ) = 0 then X :=X+20;
-
A.
10 -
B.
30 -
C.
2 -
D.
1
-
-
Câu 14:
Chọn câu lệnh Pascal hợp lệ trong các câu dưới đây:
-
A.
If x : = a + b then x : = x + 1; -
B.
If a > b then max = a; -
C.
If a > b then max : = a else max : = b; -
D.
If 5 := 6 then x : = 100;
-
-
Câu 15:
IF a>8 THEN b:=3 ELSE b:=5;
Khi a nhận giá trị là 0 thì b nhận giá trị nào?
-
A.
0 -
B.
5 -
C.
8 -
D.
3
-
-
Câu 16:
Hãy chọn cách dùng sai. Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A, B có thể dùng cấu trúc rẽ nhánh như sau:
-
A.
if A <= B then X := A else X := B; -
B.
if A < B then X := A; -
C.
X := B; if A < B then X := A; -
D.
if A < B then X := A else X := B;
-
-
Câu 17:
Mô tả thuật toán pha trà mời khách
+ B1: Tráng ấm, chén bằng nước sôi
+ B2: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút.
+ B3: Cho trà vào ấm
+ B4: Rót trà ra chén để mời khách.
-
A.
B1- B3-B4- B2 -
B.
B1- B3- B2-B4 -
C.
B2-B4-B1-B3 -
D.
B3-B4-B1-B2
-
-
Câu 18:
Mô tả thuật toán là gì?
-
A.
Liệt kê các bước thực hiện công việc -
B.
Liệt kê các cách thực hiện công việc -
C.
Liệt kê một bước thực hiện công việc -
D.
Tất cả đều đúng
-
-
Câu 19:
Thuật toán là gì?
-
A.
Dãy các thao tác cần thực hiện theo 1 trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước -
B.
Một thao tác cần thực hiện để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước -
C.
Dãy các thao tác cần thực hiện để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước -
D.
Tất cả đều sai
-
-
Câu 20:
Xác định đầu ra đầu vào của bài toán: “ kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không? ”
-
A.
Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố -
B.
Input: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố; Output: Nhập số n -
C.
Input: n là số nguyên tố; Output: Nhập số n -
D.
Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố
-
-
Câu 21:
Hãy chọn phát biểu Sai về thuật toán?
-
A.
Việc thực hiện cả 3 bước khi giải bài toán trên máy tính là cần thiết, nhất là đối với bài toán phức tạp -
B.
Xác định bài toán là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được -
C.
Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán được gọi là thuật toán -
D.
Đối với mỗi bài toán cụ thể chúng ta chỉ có 1 thuật toán duy nhất để giải bài toán đó trên máy tính
-
-
Câu 22:
Đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu, có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình được gọi là gì?
-
A.
Tên -
B.
Từ khóa -
C.
Biến -
D.
Hằng
-
-
Câu 23:
Cách khai báo nào dưới đây đúng?
-
A.
Const k= ‘tamgiac’; -
B.
Var g :=15; -
C.
Const dien tich; -
D.
Var chuvi : byte;
-
-
Câu 24:
Biến là gì?
-
A.
Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình -
B.
Là đại lượng có giá trị luôn thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình -
C.
Là đại lượng dùng để tính toán -
D.
Là đại lượng dùng để khai báo tên chương trình
-
-
Câu 25:
Khai báo sau có ý nghĩa gì?
Var a: Real; b: Char;
-
A.
Biến a thuộc kiểu dữ liệu số thực và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự -
B.
Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu xâu kí tự -
C.
Biến a thuộc kiểu dữ liệu số nguyên và biến b thuộc kiểu dữ liệu kí tự -
D.
Các câu trên đều sai
-
-
Câu 26:
Các phép toán viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal dưới đây thì phép toán nào đúng?
-
A.
{3*a + [ 4*c – 7*(a +2*c)] -5*b} -
B.
a*x*x – b*x + 7a : 5 -
C.
(10*a + 2*b) / (a*b) -
D.
– b: (2*a*c)
-
-
Câu 27:
Bốn bạn A, B, C, D đưa ra kết quả của các phép chia hai số nguyên 14 và 5. Hãy chọn kết quả đúng:
-
A.
14/5=2; 14 div 5=2; 14 mod 5=4; -
B.
14/5=2.8; 14 div 5=2; 14 mod 5=4; -
C.
14/5=2.8; 14 div 5=4; 14 mod 5=2 -
D.
14/5=3; 14 div 5=2; 14 mod 5=4
-
-
Câu 28:
Câu lệnh Writeln(’15*4-30+12=’,15*4-30+12) in ra màn hình kết quả ra sao?
-
A.
15*4-30+12 -
B.
42 -
C.
15*4-30+12=42 -
D.
=42
-
-
Câu 29:
Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng nhất?
-
A.
Var X,Y: byte; -
B.
Var X, Y: real; -
C.
Var X: real; Y: byte; -
D.
Var X: byte; Y: real;
-
-
Câu 30:
Cách đặt tên nào không đúng?
-
A.
Tugiac -
B.
CHUNHAT -
C.
End -
D.
a_b_c
-
-
Câu 31:
Tên chương trình sẽ do ai đặt?
-
A.
học sinh -
B.
sinh viên -
C.
người lập trình -
D.
A và B
-
-
Câu 32:
Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là gì?
-
A.
là những từ dành riêng -
B.
cho một mục đích sử dụng nhất định -
C.
cho những mục đích sử dụng nhất định -
D.
A và B
-
-
Câu 33:
Để chạy chương trình em nhấn tổ hợp phím gì?
-
A.
Alt+F9 -
B.
Ctrl+F9 -
C.
Shift+F9 -
D.
Alt+F2
-
-
Câu 34:
Ngôn ngữ lập máy là gì?
-
A.
ngôn ngữ dùng để viết một chương trình máy tính -
B.
ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính -
C.
các câu lệnh được tạo ra từ hai số 1 và 0 -
D.
chương trình dịch
-
-
Câu 35:
Chương trình dịch dùng để làm gì?
-
A.
Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy -
B.
Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ tự nhiên -
C.
Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình -
D.
Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ tự nhiên
-
-
Câu 36:
Ngôn ngữ được sử dụng để viết chương trình là gì?
-
A.
Ngôn ngữ lập trình -
B.
Ngôn ngữ máy -
C.
Ngôn ngữ tự nhiên -
D.
Ngôn ngữ tiếng Việt
-
-
Câu 37:
Môi trường lập trình gồm những thành phần nào?
-
A.
chương trình soạn thảo -
B.
chương trình dịch -
C.
các công cụ trợ giúp tìm kiếm, sửa lỗi… -
D.
Cả A, B và C
-
-
Câu 38:
Khi luyện phím nhanh bằng Finger BreakOut thì ngón trỏ trái cần đặt trên phím nào?
-
A.
G -
B.
H -
C.
B -
D.
F
-
-
Câu 39:
Để lưu tệp đang soạn trong Geogebra, chọn cách nào sau đây?
-
A.
Alt+S -
B.
File → Save -
C.
Shift+S -
D.
Hồ sơ → lưu lại
-
-
Câu 40:
Phần mềm Yenka dùng để làm gì?
-
A.
Luyện gõ bàn phím nhanh và chính xác -
B.
Tạo sự gắn kết giữa các đối tượng trong hình học -
C.
Quan sát các hành tinh trong hệ mặt trời -
D.
Thiết kế các mô hình khối kiến trúc không gian dựa trên các hình không gian như hình trụ, lăng trụ, hình chóp, hình hộp
-
Trả lời