• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học
  • Nghe và Học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều / Giải SGK Vật lí 11 Bài 2 (Cánh diều): Điện trở

Giải SGK Vật lí 11 Bài 2 (Cánh diều): Điện trở

04/07/2023 by Minh Đạo Để lại bình luận

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 2: Điện trở

Giải Vật Lí 11 trang 91

Mở đầu trang 91 Vật Lí 11: Trong thí nghiệm minh hoạ cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện ở trang 88, khi bạn nối bóng đèn với pin thì dòng điện qua đèn làm cho đèn phát sáng (Hình 2.1). Kết quả thí nghiệm cho thấy: cường độ dòng điện qua đèn càng lớn thì đèn càng sáng.

Trong thí nghiệm minh hoạ cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện ở trang 88

Nhưng điều gì quyết định độ lớn của cường độ dòng điện?

Lời giải:

Điện trở của toàn bộ mạch điện quyết định đến độ lớn của cường độ dòng điện, nếu điện trở càng lớn thì cường độ dòng điện qua đèn càng nhỏ và ngược lại.

I. Điện trở

Câu hỏi 1 trang 91 Vật Lí 11: Tính cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn khi điện trở của nó là 15Ωvà hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 3,0 V.

Lời giải:

Cường độ dòng điện: I=UR=315=0,2A

Giải Vật Lí 11 trang 92

Câu hỏi 2 trang 92 Vật Lí 11: Tìm từ thích hợp cho vị trí của (?) trong định nghĩa về đơn vị đo điện trở:

1 Ω là điện trở của một dụng cụ điện, khi (?) ở hai đầu là 1 (?) thì có (?) chạy qua là 1 (?).

Lời giải:

1 Ω là điện trở của một dụng cụ điện, khi (hiệu điện thế) ở hai đầu là 1 (V) thì có (cường độ dòng điện) chạy qua là 1 (A).

Luyện tập 1 trang 92 Vật Lí 11: Tìm hiểu và vẽ sơ đồ mạch điện trong đèn pin (Hình 2.2).

Tìm hiểu và vẽ sơ đồ mạch điện trong đèn pin (Hình 2.2)

Lời giải:

Vẽ sơ đồ mạch điện

Tìm hiểu và vẽ sơ đồ mạch điện trong đèn pin (Hình 2.2)

Câu hỏi 3 trang 92 Vật Lí 11: Sử dụng biểu thức liên hệ (2.1) để chứng minh, ở nhiệt độ xác định, đường đặc trưng I – U là một đoạn thẳng.

Lời giải:

Ở một nhiệt độ xác định thì R=UI, ta có thể thấy U và I có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau nên đồ thị biểu diễn của U theo I có dạng là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. Hay nói cách khác, ở nhiệt độ xác định đường đặc trưng I – U là một đoạn thẳng.

Giải Vật Lí 11 trang 93

Luyện tập 2 trang 93 Vật Lí 11: Vẽ phác trên cùng một đồ thị và thảo luận về hai đường đặc trưng I – U của hai vật dẫn kim loại ở nhiệt độ xác định. Hai vật dẫn có điện trở là R1 và R2 với R1 > R2.

Lời giải:

Ta có R=UI nên có thể vẽ như sau: Giả sử U1 = U2 mà R1 > R2 thì I1 < I2.

Suy ra độ dốc của đường đặc trưng ứng với R1 nhỏ hơn so với độ dốc của đường đặc trưng ứng với R2.

Vẽ phác trên cùng một đồ thị và thảo luận về hai đường đặc trưng I - U của hai vật dẫn kim loại

Luyện tập 3 trang 93 Vật Lí 11: Vẽ phác đường đặc trưng I – U của điện trở rất nhỏ (vật dẫn điện rất tốt) và điện trở rất lớn (vật cách điện rất tốt).

Lời giải:

Gọi điện trở của vật dẫn điện rất tốt là R1

Điện trở của vật cách điện rất tốt là R2

Khi đó R1 < R2 nên ta có đồ thị như sau

Vẽ phác đường đặc trưng I – U của điện trở rất nhỏ (vật dẫn điện rất tốt) và điện trở rất lớn

Luyện tập 4 trang 93 Vật Lí 11: Vẽ phác đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại có điện trở 10Ω.

Lời giải:

Sử dụng công thức R=UI. Với R = 10Ω

Chọn U1 = 10V ⇒ I1 = 1A

U2 = 20V ⇒ I2 = 2A

Vẽ phác đường đặc trưng I - U của vật dẫn kim loại có điện trở 10 ôm

Đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại có điện trở 10Ω.

II. Nguyên nhân chính gây ra điện trở

Giải Vật Lí 11 trang 94

Câu hỏi 4 trang 94 Vật Lí 11: Nguyên nhân chính gây ra điện trở là gì?

Lời giải:

Nguyên nhân chính gây ra điện trở là do trong quá trình chuyển động của các hạt mang điện, chúng va chạm với các ion nút mạng, các hạt mang điện trái dấu khác nên gây ra sự cản trở. Va chạm càng nhiều thì tốc độ dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện càng giảm, dẫn đến dòng điện tạo thành càng nhỏ. Nghĩa là điện trở càng lớn.

Luyện tập 5 trang 94 Vật Lí 11: Sử dụng mô hình ion dương và electron tự do trong vật dẫn kim loại (Hình 2.6) hoặc mối liên hệ 1.4 ở Bài 1 để lập luận, đưa ra phán đoán về sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ.

Lời giải:

Khi nhiệt độ càng tăng, chuyển động nhiệt của các electron tự do và các ion trong mạng tinh thể càng mạnh dẫn đến sự va chạm càng nhiều, dẫn đến điện trở càng tăng. Từ đó đưa ra sự phán đoán về sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ như sau: nhiệt độ càng tăng thì điện trở của kim loại càng tăng.

Vận dụng trang 94 Vật Lí 11: Sử dụng mô hình ở Hình 2.6 giải thích mối liên hệ giữa điện trở R và chiều dài ℓ, tiết diện thẳng S của vật dẫn kim loại: R=ρlS

Trong đó, ρlà điện trở suất của kim loại.

Lời giải:

Sử dụng mô hình ở Hình 2.6 giải thích mối liên hệ giữa điện trở R và chiều dài l

Điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài vật dẫn kim loại, điện trở suất của kim loại được sử dụng làm vật dẫn và tỉ lệ nghịch với tiết diện của vật dẫn kim loại. Cụ thể:

– Khi chiều dài dây dẫn tăng dẫn đến sự dịch chuyển của electron bị cản trở nhiều hơn nên điện trở tăng.

– Khi tiết diện tăng, cường độ dòng điện tăng nên điện trở giảm.

– Khi điện trở suất tăng (phụ thuộc bản chất kim loại làm vật dẫn) thì mật độ hạt tải điện giảm, điện trở tăng.

III. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên điện trở

Giải Vật Lí 11 trang 95

Câu hỏi 5 trang 95 Vật Lí 11: Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của dây tóc bóng đèn sợi đốt thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Nhiệt độ tăng thì điện trở của dây tóc bóng đèn sợi đốt càng tăng.

Câu hỏi 6 trang 95 Vật Lí 11: Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của một điện trở nhiệt thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Điện trở nhiệt thuận (PTC): điện trở tăng khi nhiệt độ tăng.

Điện trở nhiệt ngược (NTC): điện trở giảm khi nhiệt độ tăng.

Xem thêm các bài giải SGK Vật Lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

==== ~~~~~~ ====

Thuộc chủ đề:Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều Tag với:Giải bài tập, Vật lí 11

Bài liên quan:

  1. (SGK) Giải SGK Toán 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giá trị lượng giác của góc lượng giác
  2. (SGK) Giải SGK Toán 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Hàm số lượng giác
  3. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Phép biến hình và phép dời hình
  4. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Phép tịnh tiến
  5. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phép đối xứng trục
  6. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 4: Phép đối xứng tâm
  7. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Phép quay
  8. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 6: Phép vị tự
  9. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phép đồng dạng
  10. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chuyên đề 1
  11. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Đồ thị
  12. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Đường đi Euler và đường đi Hamilton
  13. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Bài toán tìm đường đi ngắn nhất
  14. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chuyên đề 2
  15. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Hình biểu diễn của một hình, khối
  16. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Bản vẽ kĩ thuật
  17. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chuyên đề 3
  18. Giải SGK Toán 11 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Góc lượng giác
  19. Giải SGK Toán 11 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Giá trị lượng giác của một góc lượng giác
  20. Giải SGK Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Chú Địa Tạng Tiếng Phạn 17/08/2023
  • Thần Chú Dược Sư | Tiếng Phạn 17/08/2023
  • CHÚ ĐẠI BI (TIẾNG PHẠN) 17/08/2023
  • Nhạc Niệm Phật Không Lời hay nhất 17/08/2023
  • KHI CHÚNG TA NIỆM PHẬT THÌ PHẬT BIẾT KHÔNG? 17/08/2023




Chuyên mục

Copyright © 2023 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Giao Vien VN - LLodo maths - Sách toán - QAz Do - Giai Bai Tap - Lop 12 - e Hoc edu