• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học
  • Nghe và Học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Giải sgk Vật Lí 11 - Kết nối tri thức / Giải SGK Vật lí 11 Bài 19 (Kết nối tri thức): Thế năng điện

Giải SGK Vật lí 11 Bài 19 (Kết nối tri thức): Thế năng điện

04/07/2023 by Minh Đạo Để lại bình luận

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 19: Thế năng điện

Khởi động trang 76 Vật Lí 11: Chúng ta đã biết, có sự tương tự giữa chuyển động của một điện tích q trong điện trường đều với chuyển động của một vật khối lượng m trong trường trọng lực. Như vậy thì điện tích q trong điện trường có tồn tại thế năng tương tự như vật khối lượng m trong trọng trường không?

Chúng ta đã biết có sự tương tự giữa chuyển động của một điện tích q trong điện trường

Lời giải:

Điện tích q trong điện trường có tồn tại thế năng tương tự như vật khối lượng m trong trọng trường.

II. Thế năng của một điện tích trong điện trường

Hoạt động trang 77 Vật Lí 11: Một điện tích dương q được đặt tại điểm M trong điện trường đều của một tụ điện có độ lớn của cường độ điện trường là E (Hình 19.2).

1. Chứng minh rằng công mà điện trường đều của tụ điện có thể sinh ra khi dịch chuyển điện tích dương q từ điểm M tới bản cực âm là A = qEd.

2. Hãy nhận xét về công A khi ta thay q bằng một điện tích âm.

Một điện tích dương q được đặt tại điểm M trong điện trường đều của một tụ điện có độ lớn của cường độ điện trường là E

Lời giải:

1. Vì lực cùng phương, cùng chiều với độ dịch chuyển nên công của lực điện tác dụng lên điện tích dương là

A = F. s. cos 00 = q. E. d (vì E=Fq, s = d)

2. Nếu thay điện tích dương bằng điện tích âm thì công của lực điện sẽ có giá trị âm.

Câu hỏi 1 trang 78 Vật Lí 11: Chứng tỏ rằng, công của lực điện trong sự dịch chuyển của điện tích q từ điểm M đến điểm N sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường. Hãy mở rộng cho trường hợp M ở xa vô cùng.

Lời giải:

Thế năng của điện tích khi ở điểm M: WM=qEdM

Thế năng của điện tích khi ở điểm N: WN=qEdN

Độ giảm thế năng: ΔW=WM−WN=qEdM−qEdN=qEd

Công của lực điện khi điện tích q di chuyển từ M đến N: A=qEd

Chứng tỏ công của lực điện trong sự dịch chuyển của điện tích q từ điểm M đến điểm N sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường.

Mở rộng cho trường hợp M ở xa vô cùng: ΔW=WM−WN=0−WN=−qEdN=A∞N

Câu hỏi 2 trang 78 Vật Lí 11: Trong điện trường bất kì, khi chọn mốc là ở xa vô cùng, có trường hợp mà số đo thế năng sẽ có giá trị âm không? Hãy vẽ hình minh hoạ.

Lời giải:

Khi chọn mốc là ở xa vô cùng, trường hợp có số đo thế năng âm khi điện tích q âm tại điểm M trong điện trường bị dịch chuyển tới vô cực.

AM∞=WM=−q.E.d

Em có thể trang 78 Vật Lí 11: Xác định được thế năng điện của quả cầu tích điện đều đặt trong điện trường đều của Trái Đất.

Lời giải:

WM = q.E.d

Trong đó d là khoảng cách từ M đến bản cực âm, WM là thế năng điện của điện tích q tại điểm M.

Em có thể trang 78 Vật Lí 11: Xác định được công dịch chuyển một điện tích giữa hai điểm trong điện trường đều của Trái Đất.

Lời giải:

Giả sử điện tích di chuyển từ điểm M tới điểm N, ta có:

AMN = WM – WN = (VM – VN)q.

Xem thêm các bài giải SGK Vật lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 18: Điện trường đều

Bài 19: Thế năng điện

Bài 20: Điện thế

Bài 21: Tụ điện

Bài 22: Cường độ dòng điện

==== ~~~~~~ ====

Thuộc chủ đề:Giải sgk Vật Lí 11 - Kết nối tri thức Tag với:Giải bài tập, Vật lí 11

Bài liên quan:

  1. (SGK) Giải SGK Toán 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giá trị lượng giác của góc lượng giác
  2. (SGK) Giải SGK Toán 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Hàm số lượng giác
  3. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Phép biến hình và phép dời hình
  4. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Phép tịnh tiến
  5. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phép đối xứng trục
  6. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 4: Phép đối xứng tâm
  7. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Phép quay
  8. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 6: Phép vị tự
  9. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phép đồng dạng
  10. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chuyên đề 1
  11. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Đồ thị
  12. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Đường đi Euler và đường đi Hamilton
  13. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Bài toán tìm đường đi ngắn nhất
  14. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chuyên đề 2
  15. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Hình biểu diễn của một hình, khối
  16. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Bản vẽ kĩ thuật
  17. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chuyên đề 3
  18. Giải SGK Toán 11 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Góc lượng giác
  19. Giải SGK Toán 11 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Giá trị lượng giác của một góc lượng giác
  20. Giải SGK Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Chú Địa Tạng Tiếng Phạn 17/08/2023
  • Thần Chú Dược Sư | Tiếng Phạn 17/08/2023
  • CHÚ ĐẠI BI (TIẾNG PHẠN) 17/08/2023
  • Nhạc Niệm Phật Không Lời hay nhất 17/08/2023
  • KHI CHÚNG TA NIỆM PHẬT THÌ PHẬT BIẾT KHÔNG? 17/08/2023




Chuyên mục

Copyright © 2023 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Giao Vien VN - LLodo maths - Sách toán - QAz Do - Giai Bai Tap - Lop 12 - e Hoc edu