LÝ THUYẾT TÓM TẮT
1.1. Đạo hàm của một số hàm sơ cấp cơ bản
a. Đạo hàm của hàm số \(y={{x}^{n}}(n\in N,n>1)\)
Hàm số \(y={{x}^{n}}(n\in N,n>1)\) có đạo hàm tại mọi \(x \in R\) và \(({{x}^{n}})’ =n{{x}^{n-1}}\). |
Nhận xét: Bằng định nghĩa, ta chứng minh được:
– Đạo hàm của hàm hằng bằng 0: (c)’ = 0 với c là hằng số.
– Đạo hàm của hàm số y = x bằng 1: (x)’ = 1.
b. Đạo hàm của hàm số \(y=\sqrt x\)
Hàm số \(y=\sqrt x\) có đạo hàm tại mọi \(x \in R, x>0\) và \((\sqrt x)’={1 \over {2 \sqrt x}}\). |
c. Đạo hàm của hàm số lượng giác
– Hàm số \(y = sin x\) có đạo hàm tại mọi \(x \in R\) và \((sinx)’ = cosx\). – Hàm số \(y = cos x\) có đạo hàm tại mọi \(x \in R\) và \((cosx)’ = – sinx\). – Hàm số \(y = tan x\) có đạo hàm tại mọi \(x\ne \frac{\pi }{2}+k\pi ,k\in Z\) và \((\tan x)’=\frac{1}{{{\cos }^{2}}x}\). – Hàm số \(y = cot x\) có đạo hàm tại mọi \(x\ne k\pi ,k\in Z\) và \((\cot x)’=\frac{1}{{{\sin }^{2}}x}\). |
d. Đạo hàm của hàm số mũ
– Hàm số \(y = {{e}^{x}}\) có đạo hàm tại mọi \(x \in R\) và \(({{e}^{x}})’ ={{e}^{x}}\). – Hàm số \(y = {{e}^{x}}\) \((a > 0, a \ne 1)\) có đạo hàm tại mọi \(x \in R\) và \(({{a}^{x}})’ ={{e}^{x}}lna\). |
e. Đạo hàm của hàm số lôgarit
– Hàm số \(y = ln x\) có đạo hàm tại mọi x dương và \((lnx)’ = {{1}^{x}}\) – Hàm số \(y = {log_a}x\) \((a>0, a \ne 1)\) có đạo hàm tại mọi x dương và \(({log_a}x)’=1 \over xlna\). |
1.2. Đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương và đạo hàm của hàm hợp
a. Đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương
Định lí
Giả sử \(f = f(x), g = g(x)\) là các hàm số có đạo hàm tại điểm x thuộc khoảng xác định. Ta có: \((f+g)’=f’+g’\) \((fg)’= f’g+fg’\) \((f-g)’=f’-g’\) \(\left( \frac{f}{g} \right)’=\frac{f’g-fg’}{{{g}^{2}}}(g=g(x)\ne 0)\) |
Hệ quả: Cho \(f = f(x)\) là hàm số có đạo hàm tại điểm x thuộc khoảng xác định.
– Nếu c là một hằng số thì \((cf)’ = cf’\).
– \(\left( \frac{1}{f} \right)’=-\frac{f’}{{{f}^{2}}}(f=f(x)\ne 0)\).
b. Đạo hàm của hàm hợp
Giả sử hàm số \(u = g(x)\) xác định trên (a ; b) và lấy giá trị trên (c ; d); \(y = f(u)\) là hàm số của u, xác định trên (c ; d) và lấy giá trị trên R. Khi đó, ta có thể lập được một hàm số mới xác định trên (a ; b) và lấy giá trị trên R theo quy tắc như hình dưới.
Hàm số \(y = f(g(x))\) được gọi là hàm hợp của hai hàm số \(y=f(u), u=g(x)\).
Quy tắc tính đạo hàm của hàm hợp
Nếu hàm số \(u = g(x)\) có đạo hàm tại x là \({u’_x}\) và hàm số \(y = f(u)\) có đạo hàm tại u là \({y’_u}\) thì hàm hợp \(y = f(g(x))\) có đạo hàm tại x là ({y’_x}={y’_u}.{u’_x}\). |
Nhận xét: Bảng đạo hàm của một số hàm số sơ cấp cơ bản và hàm hợp:
===========
VÍ DỤ MINH HỌA
Bài 1. Tính các đạo hàm của các hàm số sau?
a) y = –x3 + 3x + 1
b) y = (2x – 3)(x5 – 2x)
c) \(y = {x^2}\sqrt x \)
d) \(y = \frac{{2x + 1}}{{1 – 3x}}\)
e) \(y = \frac{{2{x^2} – 4x + 1}}{{x – 3}}\)
Hướng dẫn giải
a) y’ = (–x3 + 3x + 1)’ = –3x2 + 3
b) y = (2x – 3)(x5 – 2x).
y’ = [(2x – 3)(x5 – 2x)]’
= (2x – 3)’.(x5 – 2x) + (x5 – 2x)’.(2x – 3)
= 2(x5 – 2x) + (5x4 – 2)(2x – 3)
= 12x5 – 15x4 – 8x + 6.
c)
\(\begin{array}{l} y = {x^2}\sqrt x \\ y’ = {\left( {{x^2}\sqrt x } \right)’}\\ = {\left( {{x^2}} \right)’}.\sqrt x + {\left( {\sqrt x } \right)’}.{x^2}\\ = 2x.\sqrt x + \frac{1}{{2\sqrt x }}.{x^2}\\ = 2x\sqrt x + \frac{1}{2}x\sqrt x \\ = \frac{{5x\sqrt x }}{2} \end{array}\)
d)
\(\begin{array}{l}
y = \frac{{2x + 1}}{{1 – 3x}}\\
\Rightarrow y’ = {\left( {\frac{{2x + 1}}{{1 – 3x}}} \right)’}\\
= \frac{{{{\left( {2x + 1} \right)}’}\left( {1 – 3x} \right) – {{\left( {1 – 3x} \right)}’}\left( {2x + 1} \right)}}{{{{\left( {1 – 3x} \right)}^2}}}\\
= \frac{{2\left( {1 – 3x} \right) + 3\left( {2x + 1} \right)}}{{{{\left( {1 – 3x} \right)}^2}}} = \frac{5}{{{{\left( {1 – 3x} \right)}^2}}}
\end{array}\)
e)
\(\begin{array}{l}
y = \frac{{2{x^2} – 4x + 1}}{{x – 3}}\\
\Rightarrow y’ = \frac{{{{\left( {2{x^2} – 4x + 1} \right)}’}\left( {x – 3} \right) – {{\left( {x – 3} \right)}’}\left( {2{x^2} – 4x + 1} \right)}}{{{{\left( {x – 3} \right)}^2}}}\\
= \frac{{\left( {4x – 4} \right)\left( {x – 3} \right) – \left( {2{x^2} – 4x + 1} \right)}}{{{{\left( {x – 3} \right)}^2}}} = \frac{{2{x^2} – 12x + 11}}{{{{\left( {x – 3} \right)}^2}}}
\end{array}\)
Bài 2. Tính đạo hàm của các hàm số sau?
a) y = (x7 + x)2
b) y = (1 – 2x2)3
Hướng dẫn giải
a) y = (x7 + x)2. Sử dụng công thức (uα)′=α.uα−1.u’ (với u = x7 + x)
y’ = 2(x7 + x).(x7 + x)’ = 2(x7 + x)(7x6 + 1).
b) y = (1 – 2x2)3. Sử dụng công thức (uα)’ với u = 1 – 2x2
y’ = 3(1 – 2x2)2.(1 – 2x2)’ = 3(1 – 2x2)2(– 4x) = – 12x(1 – 2x2)2.
================= HOCZ.NET ============
Để lại một bình luận