LÝ THUYẾT TÓM TẮT
1.1. Hàm số mũ
a. Định nghĩa
Cho số thực a \((a > 0, a \ne 1)\). Hàm số \(y = {{a}^{x}}\) được gọi là hàm số mũ cơ số a. |
Tập xác định của hàm số mũ \(y = {{a}^{x}}\) \((a > 0, a \ne 1)\) là R.
b. Đồ thị và tính chất
Tổng quát
Đồ thị hàm số \(y = {{a}^{x}}\) \((a > 0, a \ne 1)\) là một đường cong liền nét, cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1, nằm ở phía trên trục hoành và đi lên nếu \(a > 1\), đi xuống nếu \(0 |
Nhận xét: Cho hàm số mũ \(y = {{a}^{x}}\) \((a > 0, a \ne 1)\).
Chú ý: Từ tính liên tục và sự biến thiên của hàm số mũ, ta có thể chứng minh được mệnh đề sau:
Với mỗi N > 0, đường thẳng y = N cắt đồ thị hàm số mũ \(y = {{a}^{x}}\) \((a > 0, a \ne 1)\) tại một và chỉ một điểm. Nói cách khác, ta có: Với mỗi N > 0, tồn tại duy nhất số thực a sao cho \({{a}^{ \alpha}} = N\).
1.2. Hàm số lôgarit
a. Định nghĩa
Cho số thực a \((a > 0, a \ne 1)\). Hàm số \(y=lo{{g}_{a}}x\) được gọi là hàm số lôgarit cơ số a. |
Tập xác định của hàm số lôgarit \(y=lo{{g}_{a}}x\) \((a > 0, a \ne 1)\) là \((0;+\infty )\).
b. Đồ thị và tính chất
Tổng quát
Đồ thị hàm số\(y=lo{{g}_{a}}x\) \((a > 0, a \ne 1)\) là một đường cong liền nét, cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1, nằm ở phía bên phải trục tung và đi lên nếu \(a > 1\), đi xuống nếu \(0 < a < 1\). |
Nhận xét: Cho hàm số lôgarit \(y=lo{{g}_{a}}x\) \((a > 0, a \ne 1)\).
===========
VÍ DỤ MINH HỌA
Bài 1. Đồ thị dưới đây có thể là đồ thị của hàm số nào?
A. \(y={{3}^{x}}\).
B. \(y={{\left( \sqrt{3} \right)}^{x}}\).
C. \(y={{\left( -\frac{1}{3} \right)}^{x}}\).
D. \(y={{\left( \frac{1}{3} \right)}^{x}}\).
Hướng dẫn giải
Quan sát Đồ thị hàm số ta thấy hàm số nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) và đi qua điểm \(\left( -1;3 \right)\) nên chọn D.
Bài 2. Tìm tập xác định của hàm số \(y={{\left( {{x}^{2}}-1 \right)}^{-3}}\)?
A. \(\left( -\infty ;-1 \right)\cup \left( 1;+\infty \right)\).
B. \(\left( 1;+\infty \right)\).
C. \(\mathbb{R}\backslash \left\{ \pm 1 \right\}\).
D. \(\left( -\infty ;-1 \right)\).
Hướng dẫn giải
Ta có: Hàm số xác định khi \({{x}^{2}}-1\ne 0\Leftrightarrow x\ne \pm 1\).
Vậy \(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \pm 1 \right\}\).
================= HOCZ.NET ============
Để lại một bình luận