• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học
  • Nghe và Học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Lý thuyết Vật lí 11 - Cánh diều / Lý thuyết Dao động điều hoà (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11

Lý thuyết Dao động điều hoà (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11

04/07/2023 by Minh Đạo Để lại bình luận

Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Bài 1: Dao động điều hoà

A. Lý thuyết Dao động điều hoà

I. Dao động

1. Dao động

– Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động

2. Dao động tự do

– Vật dao động với biên độ và tần số riếng (kí hiệu là f0) không đổi gọi là dao động tự do

3. Biên độ, chu kì, tần số của dao động

– Độ lớn cực đại của độ dịch chuyển (độ lớn cực đại của li độ) được gọi là biên độ dao động, kí hiệu A

– Khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động được gọi là chu kì của dao động, kí hiệu là T, đơn vị: giây (s)

– Số dao động thực hiện được trong một giâu được gọi là tần số của dao động, kí hiệu là f, đơn vị: Hertz (Hz)

II. Dao động điều hòa

1. Định nghĩa

– Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hoặc sin) của thời gian

– Phương trình của dao động điều hòa: x=Acos⁡(ωt+φ)

2. Tần số góc

– ω=2πT=2πfđược gọi là tần số góc của dao động, đơn vị: radian trên giây (rad/s)

3. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa

– Biểu thức của vận tốc và gia tốc lần lượt là:

v=−ωAsin⁡(ωt+φ)

a=−ω2Acos⁡(ωt+φ)

– Vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa cũng biến thiên theo quy luật hàm số sin (côsin) cùng chu kì T của li độ

– Mối liên hệ giữa gia tốc và li độ của vật dao động điều hòa: a=−ω2x

– Ở vị trí biên (x=±A): v=0; a=∓amax=∓ω2A

– Ở vị trí cân bằng (x=0): v=± vmax=±ωA; a=0

4. Pha của dao động và độ lệch pha

a. Pha của dao động

– Pha của dao động tại một thời điểm được tính bằng số phần đã thực hiện của một chu kì, kể từ khi bắt đầu chu kì đó, được đo bằng đơn vị radian

– (ωt+φ) là pha dao động của dao động điều hòa tại thời điểm t

– Tại t=0, pha của dao động là φ, do đó φ là pha ban đầu của dao động

b. Dao động cùng pha

– Tại mỗi thời điểm, hai vật dao động đều có trạng thái giống nhau

c. Dao động lệch pha

– Độ lệch pha của hai vật dao động không đổi khi chúng dao động, luôn ứng với một phần của chu kì, tức là bằng ΔtT

Sơ đồ tư duy về “Dao động điều hòa”

Lý thuyết Mô tả dao động (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Dao động điều hoà

Đang cập nhật …

==== ~~~~~~ ====

Thuộc chủ đề:Lý thuyết Vật lí 11 - Cánh diều

Bài liên quan:

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Chú Địa Tạng Tiếng Phạn 17/08/2023
  • Thần Chú Dược Sư | Tiếng Phạn 17/08/2023
  • CHÚ ĐẠI BI (TIẾNG PHẠN) 17/08/2023
  • Nhạc Niệm Phật Không Lời hay nhất 17/08/2023
  • KHI CHÚNG TA NIỆM PHẬT THÌ PHẬT BIẾT KHÔNG? 17/08/2023




Chuyên mục

Copyright © 2023 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Giao Vien VN - LLodo maths - Sách toán - QAz Do - Giai Bai Tap - Lop 12 - e Hoc edu