Skip to content

Trang Học trực tuyến

  • Môn Toán

Trang Học trực tuyến

  • Home » 
  • Khoa học tự nhiên lớp 8

Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Muối

By admin 30/09/2023 0

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 13: Muối

Mở đầu trang 62 Khoa học tự nhiên 8: Thạch nhũ trong các hang động có thành phần chính là muối của calcium, nước biển chứa muối ăn và nhiều loại muối khác. Trong tự nhiên, các kim loại thường tồn tại dưới dạng muối. Muối là gì? Muối có thành phần tính chất và mối quan hệ với acid, base, oxide như thế nào?

Thạch nhũ trong các hang động có thành phần chính là muối của calcium

Trả lời:

Muối là hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

Thành phần của muối: ion kim loại (hoặc ion ammonium) và ion gốc acid.

Muối có thể tan, không tan hoặc ít tan trong nước.

Tính chất hoá học của muối:

+ Dung dịch muối phản ứng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

+ Dung dịch muối phản ứng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.

+ Dung dịch muối phản ứng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.

+ Hai dung dịch muối phản ứng với nhau tạo thành hai muối mới.

Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối được thể hiện bằng sơ đồ:

Thạch nhũ trong các hang động có thành phần chính là muối của calcium

1. Khái niệm muối

Câu hỏi thảo luận 1 trang 62 Khoa học tự nhiên 8: Khi thay ion hydrogen trong phân tử sulfuric acid bởi mỗi ion Al3+, Cu2+ và NH4+ thì ta được những hợp chất gì? Viết công thức hoá học cho chúng.

Trả lời:

Khi thay ion hydrogen trong phân tử sulfuric acid bởi mỗi ion Al3+, Cu2+ và NH4+ thì ta được muối.

Công thức hoá học của các muối này là: Al2(SO4)3; CuSO4; (NH4)2SO4.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 62 Khoa học tự nhiên 8: Sản phẩm thay thế ion hydrogen trong hydrochloric acid bởi ion magnesium sẽ được hợp chất gì? Viết phương trình hoá học tạo ra hợp chất trên từ acid và base tương ứng.

Trả lời:

Hợp chất thu được là: MgCl2.

Phương trình hoá học:

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.

Luyện tập trang 63 Khoa học tự nhiên 8: Dựa vào tên một số gốc acid ở Bảng 9.1, hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Tên muối

Công thức hoá học

Potassium carbonate

?

Iron(III) sulfate

?

?

CuCl2

Ammonium nitrate

?

?

CH3COONa

Calcium phosphate

?

Trả lời:

Tên muối

Công thức hoá học

Potassium carbonate

K2CO3

Iron(III) sulfate

Fe2(SO4)3

Copper(II) chloride

CuCl2

Ammonium nitrate

NH4NO3

Sodium acetate

CH3COONa

Calcium phosphate

Ca3(PO4)2

 

Vận dụng trang 63 Khoa học tự nhiên 8: (X) là muối nitrate của kim loại M. Ở điều kiện thường, (X) là chất rắn, màu trắng (hình bên) và có nhiều ứng dụng trong đời sống; biết khối lượng phân tử của (X) bằng 101 amu.

(X) là muối nitrate của kim loại M Ở điều kiện thường, (X) là chất rắn

a) Hãy cho biết công thức hoá học và tên gọi của muối (X).

b) Tìm hiểu qua internet, sách, báo, hãy nêu một số ứng dụng của muối (X).

Trả lời:

a) Đặt công thức tổng quát của muối (X) là: M(NO3)n.

Theo bài ra: M + 62 × n = 80.

Biện luận thấy n = 1; M = 39 (thoả mãn).

Vậy công thức hoá học của muối (X) là: KNO3.

Tên muối: Potassium nitrate.

b) Một số ứng dụng của muối KNO3: chế tạo thuốc nổ đen; làm phân bón, cung cấp nguyên tố nitrogen và potassium cho cây trồng; bảo quản thực phẩm trong công nghiệp …

2. Tính tan của muối trong nước

Câu hỏi thảo luận 3 trang 63 Khoa học tự nhiên 8: Dựa vào thông tin và Bảng tính tan ở Phụ lục, hãy chọn hai kim loại thay thế hydrogen ion trong hydrochloric acid và sulfuric acid để được bốn muối đều tan trong nước. Viết công thức hoá học của các muối tan trên.

Dựa vào thông tin và Bảng tính tan ở Phụ lục, hãy chọn hai kim loại thay thế hydrogen ion

Trả lời:

Chọn hai kim loại là Na và K.

Công thức hoá học của 4 muối là: NaCl; KCl; Na2SO4; K2SO4.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 63 Khoa học tự nhiên 8: Có hai muối MSO4 và MCO3 đều không tan trong nước, dựa vào bảng tính tan (Phụ lục) hãy cho biết tên của kim loại M.

Có hai muối MSO4 và MCO3 đều không tan trong nước

Trả lời:

Kim loại M có thể là: Ba.

Luyện tập trang 64 Khoa học tự nhiên 8: Dựa vào bảng tính tan ở Phụ lục 1, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Muối

Tên gọi

Tính tan

Na2CO3

?

?

K3PO4

?

?

(NH4)2CO3

?

?

AlCl3

?

?

FeS

?

?

Trả lời:

Muối

Tên gọi

Tính tan

Na2CO3

Sodium carbonate

Tan

K3PO4

Potassium phosphate

Tan

(NH4)2CO3

Ammonium carbonate

Tan

AlCl3

Aluminium chloride

Tan

FeS

Iron(II) sulfide

Không tan

 

Vận dụng trang 64 Khoa học tự nhiên 8: (X) là muối carbonate của kim loại R hoá trị II. (X) có khối lượng phân tử bằng 197 amu.

(X) là muối carbonate của kim loại R hoá trị II

a) Xác định công thức hoá học và tên gọi của muối (X). Dựa vào bảng tính tan cho biết muối này có tan được trong nước không.

b) Tìm hiểu qua sách, báo, internet, … hãy nêu một số ứng dụng của muối (X).

Trả lời:

a) Đặt công thức tổng quát của muối: RCO3.

Theo bài ra: MR + 60 = 197 ⇒ MR = 137 (amu).

Vậy R là Ba. Công thức hoá học của muối là BaCO3. Muối này không tan trong nước.

b) Một số ứng dụng của muối BaCO3: tạo màu trong công nghệ gốm sứ; sản xuất thuốc diệt chuột. Ngoài ra BaCO3 còn được thêm vào đất sét trong quá trình sản xuất gạch…

3. Điều chế muối

Câu hỏi thảo luận 5 trang 65 Khoa học tự nhiên 8: Tương tự các Ví dụ 2, 3, 4, 5, hãy viết phương trình hoá học tạo các muối sau: K2SO3, CaSO4, NaCl, MgCl2.

Trả lời:

SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Câu hỏi thảo luận 6 trang 65 Khoa học tự nhiên 8: Theo em, khi cho SO2 tác dụng với mỗi dung dịch: NaOH, Ba(OH)2 đều lấy dư sẽ thu được muối gì. Viết các phương trình hoá học xảy ra.

Trả lời:

Khi cho SO2 tác dụng với mỗi dung dịch: NaOH, Ba(OH)2 đều lấy dư sẽ thu được muối sulfite.

Các phương trình hoá học xảy ra:

SO2 + 2NaOH dư → Na2SO3 + H2O

SO2 + Ba(OH)2 dư → BaSO3 + H2O.

Câu hỏi thảo luận 7 trang 65 Khoa học tự nhiên 8: Từ các phương pháp điều chế muối, hãy viết 3 phương trình hoá học tạo ra iron(II) chloride.

Trả lời:

3 phương trình hoá học tạo ra iron(II) chloride:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

Luyện tập trang 65 Khoa học tự nhiên 8: Hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Chất phản ứng

Chất sản phẩm

SO2 và Ca(OH)2

?

Al2O3 và H2SO4

?

HNO3 và Ba(OH)2

?

Al và HCl

?

Mg và H2SO4

?

Trả lời:

Chất phản ứng

Chất sản phẩm

SO2 và Ca(OH)2

CaSO3 và H2O

Al2O3 và H2SO4

Al2(SO4)3 và H2O

HNO3 và Ba(OH)2

Ba(NO3)2 và H2O

Al và HCl

AlCl3 và H2

Mg và H2SO4

MgSO4 và H2

 

Vận dụng trang 65 Khoa học tự nhiên 8: Sodium sulfate ở điều kiện thường là chất rắn, màu trắng, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp.

Sodium sulfate ở điều kiện thường là chất rắn, màu trắng

a) Tìm hiểu qua internet, sách, báo, … hãy cho biết một số ứng dụng của sodium sulfate.

b) Hãy viết 3 phương trình hoá học tạo sodium sulfate.

Trả lời:

a) Một số ứng dụng của sodium sulfate: sản xuất thuốc nhuộm, bột giấy …

b) 3 phương trình hoá học tạo sodium sulfate:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O.

4. Tính chất hoá học của muối

Câu hỏi thảo luận 8 trang 66 Khoa học tự nhiên 8: Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng ở Thí nghiệm 1.

Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng ở Thí nghiệm 1

Trả lời:

Hiện tượng: Đinh sắt tan một phần, có lớp kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt, dung dịch nhạt màu dần.

Phương trình hoá học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Luyện tập trang 66 Khoa học tự nhiên 8: Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Cho copper vào dung dịch silver nitrate.

b) Cho zinc vào dung dịch iron(II) sulfate.

Trả lời:

a) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

b) Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe.

Câu hỏi thảo luận 9 trang 66 Khoa học tự nhiên 8: Hãy nêu hiện tượng của Thí  nghiệm 2 và đề xuất 3 phương trình hoá học khác tạo ra copper(II) hydroxide.

Hãy nêu hiện tượng của Thí nghiệm 2 và đề xuất 3 phương trình hoá học

Trả lời:

Hiện tượng của thí nghiệm 2: Xuất hiện kết tủa xanh.

Đề xuất 3 phương trình hoá học khác tạo ra copper(II) hydroxide:

2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + K2SO4

2NaOH + Cu(NO3)2 → Cu(OH)2↓ + 2NaNO3.

Luyện tập trang 67 Khoa học tự nhiên 8: Cho các dung dịch sau phản ứng với nhau, hoàn thành các phương trình hoá học:

a) Na2SO3 + Ba(OH)2.

b) K2CO3 + Ba(OH)2.

c) MgSO4 + Ba(OH)2.

Nhận xét về sản phẩm của các phản ứng trên.

Trả lời:

a) Na2SO3 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + 2NaOH

b) K2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO2↓ + 2KOH

c) MgSO4 + Ba(OH)2 → Mg(OH)2↓ + BaSO4↓

Sản phẩm của các phản ứng trên đều có chất kết tủa.

Câu hỏi thảo luận 10 trang 67 Khoa học tự nhiên 8: Hãy nêu hiện tượng của Thí nghiệm 3 và giải thích.

Hãy nêu hiện tượng của Thí nghiệm 3 và giải thích

Trả lời:

Hiện tượng: Có khí thoát ra.

Giải thích: Dung dịch sodium carbonate phản ứng với dung dịch hydrochloric acid giải phóng khí CO2 theo phương trình hoá học:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O.

Luyện tập trang 67 Khoa học tự nhiên 8: Hãy tìm 2 muối phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4. Viết các phương trình hoá học của phản ứng đã xảy ra.

Trả lời:

Chọn 2 muối: BaCO3 và CaCO3. Các phương trình hoá học của phản ứng:

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O

BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2O

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

Câu hỏi thảo luận 11 trang 67 Khoa học tự nhiên 8: Nêu hiện tượng của Thí nghiệm 4. Từ đó, viết các phương trình hoá học sau:

a) Dung dịch potassium carbonate tác dụng với dung dịch calcium chloride.

b) Dung dịch sodium sulfite tác dụng với dung dịch barium nitrate.

 

Trả lời:

Nêu hiện tượng của Thí nghiệm 4. Từ đó, viết các phương trình hoá học sau

Hiện tượng của thí nghiệm 4: có kết tủa trắng xuất hiện.

a) K2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2KCl.

b) Na2SO3 + Ba(NO3)2 → BaSO3↓ + 2NaNO3.

Luyện tập trang 67 Khoa học tự nhiên 8: Hãy tìm 3 dung dịch muối có thể phản ứng được với dung dịch Na2CO3. Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

Trả lời:

Chọn 3 dung dịch muối: BaCl2; Ca(NO3)2; Ba(NO3)2.

Các phương trình hoá học:

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

Ca(NO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaNO3

Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3

Vận dụng trang 68 Khoa học tự nhiên 8: Để làm sạch lớp cặn (thường là CaCO3) trong các dụng cụ đun nước, người ta dùng giấm ăn hoặc nước ép từ quả chanh. Giải thích.

Trả lời:

Trong giấm ăn hoặc nước ép từ quả chanh có acid. Các acid này phản ứng được với lớp cặn tạo thành muối tan dễ rửa trôi. Do đó, để làm sạch lớp cặn (thường là CaCO3) trong các dụng cụ đun nước, người ta dùng giấm ăn hoặc nước ép từ quả chanh.

5. Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối

Câu hỏi thảo luận 12 trang 68 Khoa học tự nhiên 8: Hãy chọn chất thích hợp và viết các phương trình hoá học theo sơ đồ ở Hình 13.7.

Hãy chọn chất thích hợp và viết các phương trình hoá học theo sơ đồ ở Hình 13.7

Trả lời:

Phương trình hoá học minh hoạ sơ đồ:

Oxide acid → Muối:

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O

Oxide base → Muối:

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

Muối ⇆ Acid

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

NaOH + HCl → NaCl + H2O

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2↑

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

Muối ⇆ Base

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

Luyện tập trang 68 Khoa học tự nhiên 8: Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

a) CuO → CuCl2 → Cu(OH)2.

b) CO2 → Na2CO3 → CaCO3 → CO2.

Trả lời:

a) CuO → CuCl2 → Cu(OH)2.

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

b) CO2 → Na2CO3 → CaCO3 → CO2.

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O.

Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitteremailShare on Email
Post navigation
Previous post

Giáo án Toán 9 Chương II: Hàm số bậc nhất (2023)

Next post

26 câu Trắc nghiệm Toán 9 Chương 2 có đáp án 2023: Hàm số bậc nhất

Bài liên quan:

Sách bài tập KHTN 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Lý thuyết KHTN 8 Bài 1 (Kết nối tri thức 2023): Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Tổng hợp Lý thuyết KHTN lớp 8 Kết nối tri thức | Kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết

Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 (cả 3 bộ sách) | Giải bài tập KHTN 8 (hay, ngắn gọn) | Giải bài tập Khoa học tự nhiên 8

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức năm 2023 (mới nhất) | Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức

Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức | Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết

Giáo án KHTN 8 Bài 1 (Kết nối tri thức 2023): Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm | Khoa học tự nhiên 8

Leave a Comment Hủy

Mục lục

  1. Sách bài tập KHTN 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
  2. Lý thuyết KHTN 8 Bài 1 (Kết nối tri thức 2023): Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
  3. Tổng hợp Lý thuyết KHTN lớp 8 Kết nối tri thức | Kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết
  4. Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 (cả 3 bộ sách) | Giải bài tập KHTN 8 (hay, ngắn gọn) | Giải bài tập Khoa học tự nhiên 8
  5. Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức năm 2023 (mới nhất) | Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức
  6. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
  7. Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức | Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết
  8. Giáo án KHTN 8 Bài 1 (Kết nối tri thức 2023): Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm | Khoa học tự nhiên 8
  9. Sách bài tập KHTN 8 Bài 2 (Kết nối tri thức): Phản ứng hóa học
  10. Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức | Sách bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức | Sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (hay, chi tiết)
  11. Lý thuyết KHTN 8 Bài 2 (Kết nối tri thức): Phản ứng hóa học
  12. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 2 (Kết nối tri thức): Phản ứng hóa học
  13. Giáo án KHTN 8 Bài 2 (Kết nối tri thức 2023): Phản ứng hóa học | Khoa học tự nhiên 8
  14. Sách bài tập KHTN 8 Bài 3 (Kết nối tri thức): Mol và tỉ khối chất khí
  15. Lý thuyết KHTN 8 Bài 3 (Kết nối tri thức): Mol và tỉ khối chất khí
  16. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 3 (Kết nối tri thức): Mol và tỉ khối chất khí
  17. Giáo án KHTN 8 Bài 3 (Kết nối tri thức 2023): Mol và tỉ khổi chất khí | Khoa học tự nhiên 8
  18. Sách bài tập KHTN 8 Bài 4 (Kết nối tri thức): Dung dịch và nồng độ
  19. Lý thuyết KHTN 8 Bài 4 (Kết nối tri thức): Dung dịch và nồng độ
  20. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 4 (Kết nối tri thức): Dung dịch và nồng độ
  21. Sách bài tập KHTN 8 Bài 5 (Kết nối tri thức): Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học
  22. Lý thuyết KHTN 8 Bài 5 (Kết nối tri thức): Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học
  23. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 5 (Kết nối tri thức): Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học
  24. Sách bài tập KHTN 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Tính theo phương trình hóa học
  25. Lý thuyết KHTN 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Tính theo phương trình hóa học
  26. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Tính theo phương trình hóa học
  27. Sách bài tập KHTN 8 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
  28. Lý thuyết KHTN 8 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
  29. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
  30. Sách bài tập KHTN 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Acid
  31. Lý thuyết KHTN 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Acid
  32. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Acid
  33. Sách bài tập KHTN 8 Bài 9 (Kết nối tri thức): Base. Thang pH
  34. Lý thuyết KHTN 8 Bài 9 (Kết nối tri thức): Base, thang pH
  35. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 9 (Kết nối tri thức): Base. Thang pH
  36. Sách bài tập KHTN 8 Bài 10 (Kết nối tri thức): Oxide
  37. Lý thuyết KHTN 8 Bài 10 (Kết nối tri thức): Oxide
  38. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 10 (Kết nối tri thức): Oxide
  39. Sách bài tập KHTN 8 Bài 11 (Kết nối tri thức): Muối
  40. Lý thuyết KHTN 8 Bài 11 (Kết nối tri thức): Muối
  41. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 11 (Kết nối tri thức): Muối
  42. Sách bài tập KHTN 8 Bài 12 (Kết nối tri thức): Phân bón hóa học
  43. Lý thuyết KHTN 8 Bài 12 (Kết nối tri thức): Phân bón hóa học
  44. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 12 (Kết nối tri thức): Phân bón hóa học
  45. Lý thuyết KHTN 8 Bài 13 (Kết nối tri thức): Khối lượng riêng
  46. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 13 (Kết nối tri thức): Khối lượng riêng
  47. Giáo án KHTN 8 Bài 13 (Kết nối tri thức 2023): Khối lượng riêng | Khoa học tự nhiên 8
  48. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 14 (Kết nối tri thức): Thực hành xác định khối lượng riêng
  49. Giáo án KHTN 8 Bài 14 (Kết nối tri thức 2023): Thực hành xác định khối lượng riêng | Khoa học tự nhiên 8
  50. Lý thuyết KHTN 8 Bài 13 (Kết nối tri thức): Áp suất trên một bề mặt
  51. Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 15 (Kết nối tri thức): Áp suất trên một bề mặt
  52. Giáo án KHTN 8 Bài 15 (Kết nối tri thức 2023): Áp suất trên một bề mặt | Khoa học tự nhiên 8

Copyright © 2025 Trang Học trực tuyến
  • Sach toan
  • Giới thiệu
  • LOP 12
  • Liên hệ
  • Sitemap
  • Chính sách
Back to Top
Menu
  • Môn Toán