Tóm tắt lý thuyết
1.1. Góc ở vị trí đặc biệt
a) Hai góc kề nhau
Hai góc có đỉnh chung, có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm về hai phía của đường thẳng chứa cạnh chung đó.
b) Hai góc bù nhau. Hai góc kề bù
Hai góc bù nhau là 2 góc có tổng số đo là 180 độ
Hai góc kề bù là hai góc vừa kề, vừa bù nhau.
c) Hai góc đối đỉnh
Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
Tính chất: 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau.
1.2. Tia phân giác của một góc
a) Định nghĩa
Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau. |
---|
Chú ý:
Ta cũng có thể hiểu Om là tia phân giác của góc xOy \( \Leftrightarrow \widehat {xOm} = \widehat {yOm} = \frac{1}{2}\widehat {xOy}\)
b) Vẽ tia phân giác của một góc
Cách 1: Dùng compa
Cách 2: Dùng thước thẳng
1.3. Hai đường thẳng song song
a) Hai góc đồng vị. Hai góc so le trong
+ Các cặp góc A1 và B3 ; A4 và B2 được gọi là các cặp góc so le trong
+ Các cặp góc A1 và B1 ; A2 và B2 ; A3 và B3 ; A4 và B4 được gọi là các cặp góc đồng vị
* Mở rộng
+ Các cặp góc A1 và B2 ; A4 và B3 được gọi là các cặp góc trong cùng phía
+ Các cặp góc A2 và B4 ; A3 và B1 được gọi là các cặp góc so le ngoài
b) Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a,b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a và b song song với nhau. |
---|
Chú ý: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
c) Tiên đề Euclid
Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó. |
---|
Chú ý: Nếu một đường thẳng cắt 1 trong 2 đường thẳng song song thì nó cũng cắt đường thẳng còn lại.
d) Tính chất của hai đường thẳng song song
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì: + Hai góc so le trong bằng nhau + Hai góc đồng vị bằng nhau + Các góc so le ngoài bằng nhau + Các góc trong cùng phía bù nhau |
---|
Chú ý:
+ Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
Nếu c \( \bot \) a, a // b thì c \( \bot \) b
+ Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
Nếu a // b ; b // c thì a // c
Bài tập minh họa
Câu 1: Ở hình bên dưới, hai góc mOn và pOn có là hai góc kề nhau hay không? Tính số đo của góc mOp.
Hướng dẫn giải
Hai góc mOn và pOn có là hai góc kề nhau vì có đỉnh O chung, cạnh On chung, 2 cạnh còn lại là Om và Op nằm về hai phía so với đường thẳng chứa On.
Vì On nằm trong góc mOp nên
\(\begin{array}{l}\widehat {mOn} + \widehat {nOp} = \widehat {mOp} \Rightarrow 30^\circ + 60^\circ = \widehat {mOp}\\ \Rightarrow 90^\circ = \widehat {mOp}\end{array}\)
Vậy \(\widehat {mOp} = 90^\circ \)
Câu 2: Quan sát góc vuông xOy và tia Oz ở hình bên dưới.
a) Mỗi điểm M (M khác O) thuộc tia Oz có phải là điểm trong của góc xOy hay không? Tia Oz có nằm trong góc xOy hay không?
b) Tính số đo góc yOz.
c) So sánh hai góc xOz và yOz.
Hướng dẫn giải
a) Mỗi điểm M (M khác O) thuộc tia Oz đều là điểm trong của góc xOy. Tia Oz có nằm trong góc xOy
b) Vì Oz có nằm trong góc xOy nên
\(\begin{array}{l}\widehat {yOz} + \widehat {zOx} = \widehat {xOy}\\ \Rightarrow \widehat {yOz} + 45^\circ = 90^\circ \\ \Rightarrow \widehat {yOz} = 90^\circ – 45^\circ = 45^\circ \end{array}\)
Vậy số đo góc yOz là 45 độ
c) \(\widehat {xOz} = \widehat {yOz}\) ( cùng bằng 45 độ)
Câu 3: Tìm số đo x trong Hình 43, biết u // v
Hướng dẫn giải
Sử dụng tính chất: Đường thẳng c cắt 2 đường thẳng song song, tạo thành 1 cặp góc so le trong bằng nhau.
Vì u // v nên x = 50\(^\circ \) ( 2 góc so le trong)
Câu 4:
a) Cho tam giác ABC. Hãy nêu cách vẽ đường thẳng a đi qua A và song song với BC, vẽ đường thẳng b đi qua B và song song với AC.
b) Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng a, bao nhiêu đường thẳng b? Vì sao?
Hướng dẫn giải
+ Vẽ đường thẳng a đi qua A sao cho a và BC tạo với đường thẳng AB cặp góc so le trong bằng nhau.
+ Vẽ đường thẳng b đi qua B sao cho b và AC tạo với đường thẳng BC cặp góc so le trong bằng nhau.
Đo góc ABC. Vẽ đường thẳng a đi qua A sao cho góc tạo bởi a và đường thẳng AB bằng góc ABC.
Ta được đường thẳng a đi qua A và song song với BC
Đo góc ACB. Vẽ đường thẳng b đi qua B sao cho góc tạo bởi b và đường thẳng BC bằng góc ACB.
Ta được đường thẳng b đi qua B và song song với AC
b) Có thể vẽ được chỉ 1 đường thẳng a, 1 đường thẳng b thoả mãn yêu cầu. Vì qua 1 điểm nằm ngoài một đường thẳng, chỉ có 1 đường thẳng song song với nó
Để lại một bình luận