-
Câu 1:
Một vật đứng yên khi nào?
-
A.
Khoảng cách từ nó đến một điểm cố định không đổi -
B.
Vị trí của nó so với vật mốc thay đổi -
C.
Vị trí của nó so với 1 điểm không thay đổi -
D.
Khoảng cách từ nó đến 1 vật không đổi
-
-
Câu 2:
Đâu là phát biểu đúng về áp lực, áp suất?
-
A.
Áp lực là lực ép lên mặt sàn -
B.
Tác dụng của áp lực càng lớn thì áp suất càng nhỏ -
C.
Đơn vị của áp suất là N.m2 -
D.
Áp suất là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép
-
-
Câu 3:
Khi thực hiện búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sàn tác dụng lên hòn bi ngăn cản chuyển động của hòn bi là lực ma sát nào?
-
A.
Ma sát trượt -
B.
Ma sát lăn -
C.
Ma sát nghỉ -
D.
Hút của Trái Đất
-
-
Câu 4:
Đơn vị đã cho nào đây không phải là đơn vị đo áp suất?
-
A.
N/m2 -
B.
Pa -
C.
N/m3 -
D.
cmHg
-
-
Câu 5:
Trong giờ học thể dục, bạn An chạy 60 m hết 10 giây. Vận tốc của An là bao nhiêu?
-
A.
60m/s -
B.
6m/s -
C.
10 m/s -
D.
1 m/s
-
-
Câu 6:
Với hai viên bi A và B giống hệt nhau, viên bi A được nhúng chìm trong nước, viên bi B được nhúng chìm trong dầu. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
-
A.
Viên bi A chịu lực đẩy Ac-si-met lớn hơn viên bi B -
B.
Viên bi A chịu lực đẩy Ac-si-met nhỏ hơn viên bi B -
C.
Viên bi A chịu lực đẩy Ac-si-met bằng viên bi B -
D.
Không thể so sánh được vì chúng được nhúng vào hai chất lỏng khác nhau
-
-
Câu 7:
Một vật sẽ nổi trên bề mặt chất lỏng khi nào?
-
A.
Lực đẩy Ac-si-met lớn hơn trọng lượng của vật -
B.
Trọng lượng riêng của chất lỏng lớn hơn trọng lượng riêng của vật -
C.
C. Trọng lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn trọng lượng riêng của vật -
D.
Khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật
-
-
Câu 8:
Khi treo một vật nặng không thấm nước vào lực kế, lực kế chỉ 10N. Nếu nhúng chìm vật vào trong nước, lực kế chỉ 4 N. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật có độ lớn là bao nhiêu?
-
A.
10N -
B.
4 N -
C.
14 N -
D.
6N
-
-
Câu 9:
Một bình hình trụ cao 50 cm đựng đầy nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Áp suất nước tác dụng lên một điểm cách đáy bình 10 cm là bao nhiêu?
-
A.
4000 Pa -
B.
2000 Pa -
C.
1000 Pa -
D.
500 Pa
-
-
Câu 10:
Một bình thông nhau chứa nước, người ta đổ dầu vào một nhánh, khi các chất lỏng đã đứng yên thì mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 10 cm. Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10 000 N/m3 và 8 000 N/m3. Độ cao của cột dầu là bao nhiêu?
-
A.
100 cm -
B.
12,5 cm -
C.
50 cm -
D.
80 cm
-
-
Câu 11:
Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi nào?
-
A.
Tiết diện của các nhánh bằng nhau -
B.
Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên -
C.
Độ dày của các nhánh như nhau -
D.
Độ dài của các nhánh bằng nhau
-
-
Câu 12:
Vì sao nói Mặt Trời chuyển động so với Trái Đất?
-
A.
Vì vị trí của Mặt Trời so với Trái Đất thay đổi -
B.
Vì khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất thay đổi -
C.
Vì kích thước của Mặt Trời so với Trái Đất thay đổi -
D.
Cả 3 lí do trên
-
-
Câu 13:
Trường hợp nào sau đây ma sát sinh ra có hại?
-
A.
Ma sát giữa đế giày và nền nhà -
B.
Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa -
C.
Ma sát giữa bánh xe và trục quay -
D.
Ma sát giữa dây và ròng rọc
-
-
Câu 14:
Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là bao nhiêu?
-
A.
3 km -
B.
4 km -
C.
6 km/h -
D.
9 km
-
-
Câu 15:
Một ô tô chuyển động ngày càng xa bến O. Đồ thị nào diễn tả đúng quãng đường đi được của ô tô theo thời gian.
-
A.
Hình A -
B.
Hình B -
C.
Hình C -
D.
Hình D
-
-
Câu 16:
Tại sao khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ?
-
A.
Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm -
B.
Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm -
C.
Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người -
D.
Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn
-
-
Câu 17:
Hãy cho biết đâu là chuyển động đều?
-
A.
Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế -
B.
Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống -
C.
Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất -
D.
Chuyển động của xe ô tô
-
-
Câu 18:
Hình nào dưới đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 7kg?
-
A.
Hình A -
B.
Hình B -
C.
Hình C -
D.
Hình D
-
-
Câu 19:
Chuyển động nào sau đây là chuyển động do quán tính?
-
A.
Hòn đá lăn từ trên núi xuống -
B.
Xe máy chạy trên đường -
C.
Lá rơi từ trên cao xuống -
D.
Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa
-
-
Câu 20:
Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?
-
A.
Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ -
B.
Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm -
C.
Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi -
D.
Uống nước trong cốc bằng ống hút
-
-
Câu 21:
Ta có thùng cao 1,5m đựng đầy nước, áp suất của nước lên đáy thùng và lên 1 điểm cách miệng thùng 0,5m lần lượt là bao nhiêu?
-
A.
15000Pa và 5000Pa -
B.
1500Pa và 1000Pa -
C.
15000Pa và 10000Pa -
D.
1500Pa và 500Pa
-
-
Câu 22:
Nhúng một vật vào trong chất lỏng thì vật nổi lên khi nào?
-
A.
P < FA -
B.
P = FA -
C.
P – FA = 0 -
D.
P > FA
-
-
Câu 23:
Nêu công thức tính lực đẩy Ac-si-mét?
-
A.
FA = d.S -
B.
FA = V.S -
C.
FA=d/V -
D.
FA = d.V
-
-
Câu 24:
Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng có đặc điểm ra sao?
-
A.
Phương thẳng đứng, chiều từ trái sang -
B.
Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên -
C.
Phương thẳng đứng chiều từ trên xuống -
D.
Cùng phương, chiều với trọng lực tác dụng lên vật
-
-
Câu 25:
Câu nào sau đây đúng khi nói về lực ma sát:
-
A.
Khi viết bảng, ma sát giữa mặt bảng và phấn là ma sát có ích -
B.
Ma sát làm mòn đế dày là ma sát có ích -
C.
Ma sát làm nóng các bộ phận cọ xát trong máy là có ích -
D.
Khi lực ma sát có ích thì cần làm giảm lực ma sát đó
-
-
Câu 26:
Đâu là đơn vị của áp suất khí quyển?
-
A.
N/m2 -
B.
N/m3 -
C.
N/m -
D.
N
-
-
Câu 27:
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên?
-
A.
Lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau -
B.
Mực chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau -
C.
Không tồn tại áp suất chất lỏng -
D.
Mực chất lỏng ở hai nhánh khác nhau
-
-
Câu 28:
Vì sao xe tăng nặng nề có thể chạy được trên đất mềm, còn ôtô có khối lượng nhẹ hơn lại dễ bị sa lầy?
-
A.
Xe tăng chạy trên bản xích nên chạy êm -
B.
Xe tăng chạy trên bản xích nên không bị trượt -
C.
Lực kéo của tăng rất mạnh -
D.
Nhờ bản xích lớn, diện tích tiếp xúc lớn, nên áp suất nhỏ, không bị lún
-
-
Câu 29:
Vì sao lực là đại lượng véctơ?
-
A.
Phương, chiều và mức độ nhanh chậm -
B.
Phương, chiều và độ cao -
C.
Phương, chiều và cường độ -
D.
Độ lớn, chiều và độ mạnh
-
-
Câu 30:
Đâu là công thức tính vận tốc?
-
A.
v=s.t -
B.
t=v/s -
C.
v=s/t -
D.
v=t/s
-
-
Câu 31:
Nhận định nào sau đây đúng về hành khách ngồi trên một tàu hỏa đang rời khỏi nhà ga?
-
A.
Hành khách đứng yên so với nhà ga -
B.
Hành khách đang chuyển động so với nhà ga -
C.
Hành khách chuyển động so với người lái tàu -
D.
Hành khách đứng yên so với sân ga
-
-
Câu 32:
Vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi nào?
-
A.
Vật đó không chuyển động -
B.
Vật đó không dịch chuyển theo thời gian -
C.
Vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc -
D.
Khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi
-
-
Câu 33:
Một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng?
-
A.
Ô tô chuyển động so với người lái xe -
B.
Ô tô đứng yên so với người lái xe -
C.
Ô tô chuyển động so với mặt đường -
D.
Ô tô chuyển động so với cây bên đường
-
-
Câu 34:
Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 5 m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 200m là bao nhiêu?
-
A.
50 s -
B.
25 s -
C.
10 s -
D.
40s
-
-
Câu 35:
Nêu vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì vật chuyển động như thế nào?
-
A.
Vật chuyển động với vận tốc tăng dần -
B.
Vật chuyển động với vận tốc giảm dần -
C.
Hướng chuyển động của vật thay đổi -
D.
Vật giữ nguyên vận tốc
-
-
Câu 36:
Biện pháp nào sau đây không giảm được ma sát?
-
A.
Tra dầu mỡ, bôi trơn mặt tiếp xúc -
B.
Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc -
C.
Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc -
D.
Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn
-
-
Câu 37:
Đâu là định nghĩa đúng về áp lực?
-
A.
Lực tác dụng lên mặt bị ép -
B.
Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép -
C.
Lực tác dụng lên vật -
D.
Trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng
-
-
Câu 38:
Miếng sắt có thể tích là 0,002 m3 được nhúng chìm trong nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi đó là bao nhiêu?
-
A.
0,02 N -
B.
0,2 N -
C.
2N -
D.
20 N
-
-
Câu 39:
Câu trả lời sai cho câu hỏi sau:
Hiện tượng nào sau đây có liên quan đến quán tính?
-
A.
Vẩy mực ra khỏi bút -
B.
Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán -
C.
Giũ quần áo cho sạch bụi -
D.
Chỉ có hai hiện tượng A và C
-
-
Câu 40:
Ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến lạng sơn lúc 11 giờ. Vận tốc trung bình của ôtô đó là bao nhiêu? Biết quãng đường Hà Nội – Lạng Sơn dài 150 000m.
-
A.
v = 50km/h -
B.
v = 150km/h -
C.
v = 50m/h -
D.
v = 5km/h
-
Để lại một bình luận