Phân tích, so sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên và Kim Trọng
Đề bài: Phân tích, so sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều:
Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khâu cạn, giấc hoè chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?
(Bích Câu kì ngộ)
Chàng Kim từ lại thư song
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy.
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(Truyện Kiều)
Phân tích, so sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên và Kim Trọng (mẫu 1)
Nỗi nhớ của Kim Trọng có nét tương đồng và cũng có nét khác với nỗi nhớ, tương tư của chàng Tú Uyên. Cả hai đều suy nghĩ, tương tư về một người con gái. Chàng thư sinh Tú Uyên vừa gặp đã nhớ mãi không quên người con gái xinh đẹp. Nàng đẹp như một cô tiên khiến chàng phải cảm thấy trăn trở khi chưa biết nàng là ai. Chàng như một kẻ si tình, vừa gặp đã yêu sâu đậm, chỉ muốn tìm kiếm bóng hình nàng mọi nơi nhưng lại chẳng thấy. Tú Uyên nhớ mãi không quên người con gái xinh đẹp thì Kim Trọng cũng ngày nhớ đêm mong, tương tư nàng Kiều. Kim Trọng luôn canh cánh trong lòng hình bóng nàng Kiều xinh đẹp. Kim Trọng nhớ Kiều đến mức, cứ ngỡ một ngày không gặp cách ba năm. Nhìn chung, Tú Uyên và Kim Trọng đều là những chàng trai si tình, chỉ khác là nỗi nhớ, sự tương tư của Tú Uyên được thể hiện một cách rõ nét hơn, sâu đậm hơn Kim Trọng rất nhiều.
Phân tích, so sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên và Kim Trọng (mẫu 2)
– Giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều là nỗi niềm tương tư của chàng Tú Uyên và chàng Kim Trọng về một người con gái.
– Khác nhau:
+ Nỗi nhớ của Tú Uyên: Chàng vừa gặp cô gái ấy trong một lần ở hội chùa mà đã nhớ mãi không quên. Vẻ đẹp của nàng khiến Tú Uyên luôn “canh cánh” trong lòng khi chưa rõ mặt là ai cứ quanh quẩn chàng. Rõ ràng, Tú Uyên là một chàng thư sinh rất si tình, yêu từ lần gặp đầu tiên và khao khát tìm được nàng.
+ Nỗi nhớ của Kim Trọng: Chàng yêu nàng Kiều, tương tư nàng Kiều suốt ngày đêm, đến nỗi một ngày mà như ba năm “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.
→ Nỗi tương tư của Tú Uyên thể hiện rõ nét, sâu đậm hơn Kim Trọng.
==== ~~~~~~ ====
Để lại một bình luận