Skip to content

Trang Học trực tuyến

  • Môn Toán

Trang Học trực tuyến

  • Home » 
  • Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 42 (Kết nối tri thức): Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

By admin 30/07/2024 0

Giải bài tập KHTN 9 Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Mở đầu trang 181 Bài 42 KHTN 9: Các nghiên cứu khoa học công bố gần đây cho thấy hệ gene của người gồm nhiều phân tử DNA kích thước lớn, cấu tạo từ khoảng 3 tỉ cặp nucleotide và có tổng chiều dài lên tới hàng mét. Bằng cách nào, với tổng kích thước DNA lớn như vậy có thể sắp xếp ở trong nhân có đường kính chỉ 5 μm?

Trả lời:

Trong nhân tế bào, phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histone tạo nên chuỗi nucleosome, chuỗi nucleosome được xếp cuộn qua nhiều cấp độ khác nhau. Nhờ cách cấu trúc đặc biệt này mà phân tử DNA có kích thước lớn, mang nhiều gene được đóng gói bên trong mỗi NST và nằm gọn trong nhân tế bào.

I. Nhiễm sắc thể

Hoạt động trang 181 KHTN 9: Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 42.1, trả lời các câu hỏi sau:

1. NST phân bố ở đâu trong tế bào?

2. Nêu khái niệm NST.

Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 42.1, trả lời các câu hỏi sau

Trả lời:

1. Ở tế bào nhân thực, NST phân bố trong nhân tế bào.

2. Khái niệm NST: NST là cấu trúc mang gene nằm trong nhân tế bào, là cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào của sinh vật nhân thực.

Câu hỏi 1 trang 182 KHTN 9: Mô tả hình dạng và gọi tên vị trí tâm động của mỗi NST trong Hình 42.2a, b, c, d.

Mô tả hình dạng và gọi tên vị trí tâm động của mỗi NST trong Hình 42.2a, b, c, d

Trả lời:

Quan sát Hình 42.2 ta thấy:

– Ở Hình 42.2a: NST có dạng hình que, tâm động nằm ở đầu mút (tâm mút).

– Ở Hình 42.2b: NST có dạng hình chữ V, tâm động nằm ở vị trí giữa (tâm cân).

– Ở Hình 42.2c: NST có dạng hình hạt, tâm động nằm ở vị trí giữa (tâm cân).

– Ở Hình 42.2d: NST có hình chữ X , tâm động nằm lệch (tâm lệch).

Câu hỏi 2 trang 182 KHTN 9: Các vị trí A, B, C ở Hình 42.2d tương ứng với những bộ phận nào của NST?

Các vị trí A, B, C ở Hình 42.2d tương ứng với những bộ phận nào của NST

Trả lời:

Các vị trí A, B, C ở Hình 42.2d tương ứng với:

– Vị trí A ở Hình 42.2d tương ứng với cánh ngắn của NST.

– Vị trí B ở Hình 42.2d tương ứng với tâm động của NST.

– Vị trí C ở Hình 42.2d tương ứng với cánh dài của NST.

Câu hỏi 1 trang 182 KHTN 9: Mỗi NST trong tế bào ở Hình 42.4 chứa bao nhiêu phân tử DNA?

Mỗi NST trong tế bào ở Hình 42.4 chứa bao nhiêu phân tử DNA

Trả lời:

Mỗi NST trong tế bào ở Hình 42.4 chứa 1 phân tử DNA.

Câu hỏi 2 trang 182 KHTN 9: Các gene được sắp xếp như thế nào trên NST?

Trả lời:

Cách sắp xếp các gene trên NST: Các gene sắp xếp theo chiều dọc trên NST. Gene nằm trên nhiễm sắc thể tại một vị trí gọi là locus của gene.

II. Bộ nhiễm sắc thể

Câu hỏi trang 183 KHTN 9: Nghiên cứu Bảng 42.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xác định số lượng NST trong giao tử của mỗi loài bằng cách hoàn thành vào vở theo mẫu Bảng 42.1.

2. Nêu điểm khác nhau giữa bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.

3. Nhận xét về số lượng NST trong bộ NST ở các loài.

Bảng 42.1. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và đơn bội (n) của một số loài

                           Loài

 

Số lượng

NST trong

tế bào

Người

Tinh tinh

Gà

Cà chua

Ruồi giấm

Đậu hà lan

Ngô

Lúa nước

Bắp cải

Tế bào

sinh dưỡng

46

48

78

24

8

14

20

24

18

Tế bào

giao tử

?

?

?

?

?

?

?

?

?

Trả lời:

1. Số lượng NST trong giao tử của mỗi loài trong bảng 42.1:

                           Loài

 

Số lượng

NST trong

tế bào

Người

Tinh tinh

Gà

Cà chua

Ruồi giấm

Đậu hà lan

Ngô

Lúa nước

Bắp cải

Tế bào

sinh dưỡng

46

48

78

24

8

14

20

24

18

Tế bào

giao tử

23

24

39

12

4

7

10

12

9

2. Điểm khác nhau giữa bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:

Bộ NST đơn bội

(Kí hiệu: n)

Bộ NST lưỡng bội

(Kí hiệu: 2n)

– Tồn tại trong nhân của tế bào giao tử.

– Tồn tại trong nhân tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

– Có số lượng NST giảm đi một nửa so với bộ NST lưỡng bội (chứa n NST).

– Có số lượng NST gấp đôi bộ NST đơn bội (chứa 2n NST).

– NST tồn tại thành từng chiếc và chỉ xuất phát từ 1 nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ.

– NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (chứa 2 chiếc của mỗi cặp NST tương đồng).

– Gene tồn tại thành từng chiếc alen.

– Gene tồn tại thành từng cặp alen.

3. Nhận xét về số lượng NST trong bộ NST ở các loài: Số lượng NST trong bộ NST ở các loài thường khác nhau.

Hoạt động trang 183 KHTN 9: Tìm hiểu thông tin trong Bảng 42.1, trả lời các câu hỏi sau:

1. Dựa vào thông tin nào có thể nhận biết được sự khác biệt về bộ NST giữa các loài?

2. Đúng hay sai khi nói rằng cà chua và lúa nước cùng có chung một bộ NST? Giải thích.

Trả lời:

1. Thông tin có thể nhận biết được sự khác biệt về bộ NST giữa các loài là: số lượng, hình dạng và cấu trúc của NST.

2. – Cà chua và lúa nước cùng có chung một bộ NST là nhận định sai.

– Giải thích: Bộ NST của các loài có thể giống nhau về số lượng nhưng hình dạng và đặc biệt là cấu trúc NST sẽ khác nhau. Bởi vậy, không thể chỉ căn cứ vào số lượng NST để kết luận cà chua và lúa nước cùng có chung một bộ NST.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 41. Đột biến gene

Bài 42. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Bài 43. Nguyên phân và giảm phân

Bài 44. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Bài 45. Di truyền liên kết

Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể

Tags : Tags 1. Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Giải bài tập KHTN 9 Cánh diều hay nhất   chi tiết)
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitteremailShare on Email
Post navigation
Previous post

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 28 (Cánh diều): Protein

Next post

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 34 (Chân trời sáng tạo): Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Bài liên quan:

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 33 (Kết nối tri thức): Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 32 (Kết nối tri thức): Polymer

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 31 (Kết nối tri thức): Protein

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 30 (Kết nối tri thức): Tinh bột và cellulose

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 29 (Kết nối tri thức): Carbohydrate. Glucose và saccharose

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 28 (Kết nối tri thức): Lipid

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 27 (Kết nối tri thức): Acetic acid

Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 26 (Kết nối tri thức): Ethylic alcohol

Leave a Comment Hủy

Mục lục

  1. Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức | Giải bài tập KHTN 9 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết
  2. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 1 (Kết nối tri thức): Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học
  3. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 2 (Kết nối tri thức): Động năng. Thế năng
  4. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 3 (Kết nối tri thức): Cơ năng
  5. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 4 (Kết nối tri thức): Công và công suất
  6. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 5 (Kết nối tri thức): Khúc xạ ánh sáng
  7. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 6 (Kết nối tri thức): Phản xạ toàn phần
  8. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 7 (Kết nối tri thức): Lăng kính
  9. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 8 (Kết nối tri thức): Thấu kính
  10. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 9 (Kết nối tri thức): Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
  11. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 10 (Kết nối tri thức): Kính lúp. Bài tập thấu kính
  12. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 11 (Kết nối tri thức): Điện trở. Định luật Ohm
  13. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 12 (Kết nối tri thức): Đoạn mạch nối tiếp, song song
  14. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 13 (Kết nối tri thức): Năng lượng của dòng diện và công suất điện
  15. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 14 (Kết nối tri thức): Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều
  16. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 15 (Kết nối tri thức): Tác dụng của dòng diện xoay chiều
  17. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 16 (Kết nối tri thức): Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch
  18. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 17 (Kết nối tri thức): Một số dạng năng lượng tái tạo
  19. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 18 (Kết nối tri thức): Tính chất chung của kim loại
  20. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 19 (Kết nối tri thức): Dãy hoạt động hoá học
  21. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 20 (Kết nối tri thức): Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim
  22. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 21 (Kết nối tri thức): Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
  23. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 22 (Kết nối tri thức): Giới thiệu về hợp chất hữu cơ
  24. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 23 (Kết nối tri thức): Alkane
  25. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 24 (Kết nối tri thức): Alkene
  26. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 25 (Kết nối tri thức): Nguồn nhiên liệu
  27. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 26 (Kết nối tri thức): Ethylic alcohol
  28. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 27 (Kết nối tri thức): Acetic acid
  29. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 28 (Kết nối tri thức): Lipid
  30. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 29 (Kết nối tri thức): Carbohydrate. Glucose và saccharose
  31. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 30 (Kết nối tri thức): Tinh bột và cellulose
  32. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 31 (Kết nối tri thức): Protein
  33. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 32 (Kết nối tri thức): Polymer
  34. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 33 (Kết nối tri thức): Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
  35. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 34 (Kết nối tri thức): Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate
  36. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 35 (Kết nối tri thức): Khai thác nhiên liệu hoá thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu
  37. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 36 (Kết nối tri thức): Khái quát về di truyền học
  38. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 37 (Kết nối tri thức): Các quy luật di truyền của Mendel
  39. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 38 (Kết nối tri thức): Nucleic acid và gene
  40. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 39 (Kết nối tri thức): Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA
  41. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 40 (Kết nối tri thức): Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng
  42. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 41 (Kết nối tri thức): Đột biến gene
  43. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 43 (Kết nối tri thức): Nguyên phân và giảm phân
  44. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 44 (Kết nối tri thức): Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính
  45. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 45 (Kết nối tri thức): Di truyền liên kết
  46. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 46 (Kết nối tri thức): Đột biến nhiễm sắc thể
  47. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 47 (Kết nối tri thức): Di truyền học với con người
  48. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 48 (Kết nối tri thức): Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
  49. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 49 (Kết nối tri thức): Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc
  50. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 50 (Kết nối tri thức): Cơ chế tiến hoá
  51. Giải SGK Khoa học tự nhiên 9 Bài 51 (Kết nối tri thức): Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất

Copyright © 2025 Trang Học trực tuyến
  • Sach toan
  • Giới thiệu
  • LOP 12
  • Liên hệ
  • Sitemap
  • Chính sách
Back to Top
Menu
  • Môn Toán