Skip to content

Trang Học trực tuyến

  • Môn Toán

Trang Học trực tuyến

  • Home » 
  • Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Kết nối

Văn bản Prô-mê-tê bị xiềng – Ét-sin – Nội dung, tác giả, tác phẩm

By admin 03/09/2023 0

Tác giả tác phẩm: Prô-mê-tê bị xiềng – Ngữ văn 11

I. Tác giả Ét-sin

Ét-sin (525 – 456 trước Công Nguyên): người Hy Lạp, đóng vai trò lớn trong lịch sử phát triển của nền bi kịch cổ đại, đã sáng tác 70 vở bi kịch và 20 vở kịch xa-tia, nhưng đến nay chỉ còn lại 7 tác phẩm: Những thiếu nữ cầu xin, Quân Ba Tư, Bảy tướng đánh thành Te-bơ, Prô-mê-tê bị xiềng, A-ga-mem-nông, Những thiếu nữ viếng mộ, Những nữ thần ân đức.

II. Tìm hiểu tác phẩm Prô-mê-tê bị xiềng

1. Thể loại

Prô-mê-tê bị xiềng thuộc thể loại thần thoại Hy Lạp.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Prô-mê-tê bị xiềng là vở bi kịch nổi tiếng nhất trong số những bi kịch còn lại của Ét-sin, khai thá đề tài từ thần thoại Hy Lạp về Prô-mê-tê – vị thần đã cả gan đánh cắp lửa trời về cho loài người và bị thần Dớt trừng phạt nặng nề (bị đóng đinh trên đỉnh núi Cô-ca-dơ, bị một con diều hâu ngày đêm moi gan, móc ruột).

Prô-mê-tê bị xiềng - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Prô-mê-tê bị xiềng có phương thức biểu đạt là tự sự và biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Prô-mê-tê bị xiềng

Prô-mê-tê bị xiềng là vở kịch được tái hiện bắt đầu là cuộc đối thoại giữa thần Bạo lực và thần Hê – phai-xtoi ở nơi hoang mạc không bóng người. Thần Zeus đã cho người giải Prô-mê-tê  đến nơi gánh chịu hình phạt là trụ đá vì lỡ yêu người trần,đã lấy cắp lửa đưa đến cho họ. Hê – phai-xtoi người được cử giết Prô-mê-tê, tuy rất thương hắn nhưng không thể làm trái lời Zeus. Tuy vậy, với Prô-mê-tê thà chịu cực hình còn hơn là đi làm nô lệ cho tên Zeus. Tất cả ai cũng đều thương xót cho Prô-mê-tê. Sau đó là những hình phạt tiếp tục bị đè xuống tên Prô-mê-tê vì không khai tên người tiết lộ sẽ lật đổ Zeus, vì thế phải lãnh chịu những cơn phạt khủng khiếp đến từ tên Zeus, như cơn giông bão sấm sét, bị diều hâu moi gan, nhưng tất cả đều không thể đánh bại ý chí kiên cường và không chịu khuất phục trước số phận của Zeus khi đã vượt qua nó.

5. Bố cục văn bản Prô-mê-tê bị xiềng

Văn bản chia làm 2 phần:

– Phần 1: Lời thoại của nhạc trưởng: Mọi người muốn biết lí do tại sao Thần Vương bị giam giữ.

– Phần 2: Lời thoại của Prô-mê-tê: Lí giải những thắc mắc của nhạc trưởng.

6. Giá trị nội dung

Hình ảnh Prô-mê-tê bị xiềng cho ta thấy được một sức mạnh, một sự hiên ngang, một niềm tin, một ý chí chiến đấu không đầu hàng của người anh hùng Prômêtê dẫu bị xiềng xích bị diều hâu hằng ngày đến moi gan, chịu bao nhiêu là cực hình của Dớt nhưng vẫn không chịu khuất phục trước sức mạnh đầy đe dọa đó.

7. Giá trị nghệ thuật

– Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.

– Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Prô-mê-tê bị xiềng

1. Tìm hiểu thêm truyện kể về thần Prô-mê-tê (Prométhée) trong thần thoại Hy Lạp.

Truyện kể: Prô-mê-tê và loài người: Truyện thể hiện khát vọng lí giải quá trình tạo nên con người và thế giới các loài động vật. Mỗi loài vật đều được trang bị thứ vũ khí riêng biệt để bảo vệ chính mình còn con người thì được thần linh ưu ái ban tặng thứ vũ khí riêng biệt là “ngọn lửa”.

2. Chỉ ra đặc điểm tính cách của nhân vật Prô-mê-tê được bộc lộ qua lời thoại của chính nhân vật này.

– Prô-mê-tê bị xiềng mang ý nghĩa rằng vị thần ân nhân của loài người không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực, đã chịu đựng mọi cực hình tàn khốc mà thần Dớt trừng phạt.

– Chàng rất yêu thương con người nên đã lấy cắp ngọn lửa thần mang xuống hạ giới, dạy loài người nhiều mưu mẹo để họ có linh hồn, có trí khôn. 

– Prô-mê-tê không biết cúi đầu trước bất kỳ một sức mạnh thù địch nào. Đây là hình tượng mang tính thẩm mỹ cao, kết hợp hài hòa giữa cái hùng, cái cao thượng và cái bi kịch.

3. Nêu thông điệp chính của văn bản

Khẳng định rằng cái thiện sẽ luôn thắng cái ác. Chỉ cần con người có ý chí niềm tin và hy vọng thì bạo tàn sẽ chỉ là sự thất bại trước sức mạnh của công lý mà thôi.

Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitteremailShare on Email
Post navigation
Previous post

Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học | Cánh diều Ngữ văn lớp 11

Next post

Sách bài tập Toán 8 Bài 13 (Kết nối tri thức): Hình chữ nhật

Bài liên quan:

Văn bản Vợ nhặt – Kim Lân – Nội dung, tác giả, tác phẩm

Văn bản Chí Phèo – Nam Cao – Nội dung, tác giả, tác phẩm – Kết nối tri thức

Văn bản Cải ơi – Nguyễn Ngọc Tư – Nội dung, tác giả, tác phẩm

Bài thơ Nhớ đồng – Tố Hữu – Nội dung, tác giả, tác phẩm

Bài thơ Tràng giang – Huy Cận – Nội dung, tác giả, tác phẩm

Bài thơ Con đường mùa đông – A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin – Nội dung, tác giả, tác phẩm

Bài thơ Thời gian – Văn Cao – Nội dung, tác giả, tác phẩm

Văn bản Cầu hiền chiếu – Ngô Thì Nhậm – Nội dung, tác giả, tác phẩm

Leave a Comment Hủy

Mục lục

  1. Văn bản Vợ nhặt – Kim Lân – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  2. Văn bản Chí Phèo – Nam Cao – Nội dung, tác giả, tác phẩm – Kết nối tri thức
  3. Văn bản Cải ơi – Nguyễn Ngọc Tư – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  4. Bài thơ Nhớ đồng – Tố Hữu – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  5. Bài thơ Tràng giang – Huy Cận – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  6. Bài thơ Con đường mùa đông – A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  7. Bài thơ Thời gian – Văn Cao – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  8. Văn bản Cầu hiền chiếu – Ngô Thì Nhậm – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  9. Văn bản Tôi có một ước mơ – Mác-tin Lu-thơ Kinh – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  10. Văn bản Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  11. Văn bản Tiếp xúc với tác phẩm – Thái Bá Vân – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  12. Văn bản Lời tiễn dặn – Nội dung, tác giả, tác phẩm – Kết nối tri thức
  13. Bài thơ Dương phụ hành – Cao Bá Quát – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  14. Bài thơ Thuyền và biển – Xuân Quỳnh – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  15. Văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ – Nội dung, tác giả, tác phẩm
  16. Văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề – William Shakespeare – Nội dung, tác giả, tác phẩm – Kết nối tri thức
  17. Văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Nguyễn Huy Tưởng – Nội dung, tác giả, tác phẩm – Kết nối tri thức

Copyright © 2025 Trang Học trực tuyến
  • Sach toan
  • Giới thiệu
  • LOP 12
  • Liên hệ
  • Sitemap
  • Chính sách
Back to Top
Menu
  • Môn Toán