Skip to content

Trang Học trực tuyến

  • Môn Toán

Trang Học trực tuyến

  • Home » 
  • Trắc nghiệm Toán 6

Tìm chữ số x để x19¯ chia hết cho 3

By admin 15/06/2023 0

Câu hỏi:

Tìm chữ số x để x19¯ chia hết cho 3

Trả lời:

====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====

  1. Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Toán lớp 6

    Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

    Video giải Toán 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 – Cánh diều

    A. Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

    I. Dấu hiệu chia hết cho 3

    Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.

    Ví dụ: 

    + Số 102 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 2 = 3 chia hết cho 3 thì số 102 chia hết cho 3.

    + Số 321 có tổng các chữ số là 3 + 2 + 1 = 6 chia hết cho 3 thì số 321 chia hết cho 3.

    II. Dấu hiệu chia hết cho 9

    Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.

    Ví dụ: 

    + Số 792 có tổng các chữ số là 7 + 9 + 2 = 18 chia hết cho 9 thì số 792 chia hết cho 9.

    + Số 108 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 8 = 9 chia hết cho 9 thì số 108 chia hết cho 9.

    B. Bài tập tự luyện 

    Bài 1. Cho các số 104, 627, 3 114, 5 123, 6 831 và 72 102. Trong các số đó:

    a) Số nào chia hết cho 3? Vì sao?

    b) Số nào không chia hết cho 3? Vì sao?

    c) Số nào chia hết cho 9? Vì sao?

    d) Số nào chia hết cho 3, nhưng không chia hết cho 9? Vì sao?

    Lời giải:

    Ta áp dụng dấu hiệu chia hết cho 3 và dấu hiệu chia hết cho 9 để thực hiện bài tập này.

    a) Trong các số đã cho ta có: 

    + Số 627 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 6 + 2 + 7 = 15 chia hết cho 3.

    + Số 3 114 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 3 + 1 + 1 + 4 = 9 chia hết cho 3.

    + Số 6 831 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 6 + 8 + 3 + 1 = 18 chia hết cho 3.

    + Số 72 102 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 7 + 2 + 1 + 0 + 2 = 12 chia hết cho 3.

    b) Ta có: 

    + Số 104 không chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 1 + 0 + 4 = 5 không chia hết cho 3.

    + Số 5 123 không chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 5 + 1 + 2 + 3 = 11 không chia hết cho 3.

    c) Ta có: 

    + Số 3 114 chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 3 + 1 + 1 + 4 = 9 chia hết cho 9.

    + Số 6 831 chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 6 + 8 + 3 + 1 = 18 chia hết cho 9.

    d) Ta có: 

    + Số 627 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 6 + 2 + 7 = 15 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

    + Số 72 102 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 7 + 2 + 1 + 0 + 2 = 12 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

    Bài 2. Chứng minh rằng tích của 3 số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3. 

    Lời giải:

    Gọi 3 số tự nhiên liên tiếp là n; n + 1; n + 2 (vớiLý thuyết Toán 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều)

    Tích của ba số tự nhiên liên tiếp là n(n + 1)(n + 2)

    Mọi số tự nhiên n khi chia cho 3 có thể nhận số dư là 0, 1, 2.

    + Nếu r = 0 thì n chia hết cho 3. Khi đó n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3.

    + Nếu r = 1 thì n có dạng n = 3k + 1 (Lý thuyết Toán 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều)

    Ta có: n + 2 = 3k + 1 + 2 = 3k + 3 = 3(k + 1) chia hết cho 3.

    Do đó: n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3.

    + Nếu r = 2 thì n có dạng n = 3k + 2 (Lý thuyết Toán 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều)

    Khi đó: n + 1 = 3k + 2 + 1 = 3(k + 1) chia hết cho 3.

    Do đó: n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3.

    Vậy tích của ba số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 3.

    Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

    Lý thuyết Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

    Lý thuyết Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

    Lý thuyết Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số

    Lý thuyết Bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

    Lý thuyết Bài 12: Ước chung và ước chung lớn nhất

  2. Sách bài tập Toán 6 Bài 9 (Cánh diều): Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

    Giải SBT Toán lớp 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

    Bài 77 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho các số 27; 45; 881; 916; 2 100; 2 439; 13 118; 35 550; 5 223 411. Trong các số đó:

    a) Số nào chia hết cho 3?

    b) Số nào lớn hơn 2 000 không chia hết cho 3?

    c) Số nào chia hết cho 9?

    d) Số nào nhỏ hơn 3 000 không chia hết cho 9?

    Lời giải:

    a) Ta có: 2 + 7 = 9 chia hết cho 3 nên 27 chia hết cho 3;

    Ta có: 4 + 5 = 9 chia hết cho 3 nên 45 chia hết cho 3;

    Ta có: 8 + 8 + 1 = 17 không chia hết cho 3 nên 881 không chia hết cho 3;

    Ta có: 9 + 1 + 6 = 16 không chia hết cho 3 nên 916 không chia hết cho 3;

    Ta có: 2 + 1 + 0 + 0 = 3 chia hết cho 3 nên 2 100 chia hết cho 3;

    Ta có: 2 + 4 + 3 + 9 = 18 chia hết cho 3 nên 2 439 chia hết cho 3;

    Ta có: 1 + 3 + 1 + 1 + 8 = 14 không chia hết cho 3 nên 13 118 không chia hết cho 3;

    Ta có: 3 + 5 + 5 + 5 + 0 = 18 chia hết cho 3 nên 35 550 chia hết cho 3;

    Ta có: 5 + 2 + 2 + 3 + 4 + 1 + 1 = 18 chia hết cho 3 nên 5 223 411 chia hết cho 3;

    Vậy các số chia hết cho 3 là: 27; 45; 2 100; 2 439; 35 550; 5 223 411.

    b) Các số còn lại là các số không chia hết cho 3 là: 881; 916; 13 118.

    Trong các số này số lớn hơn 2 000 và không chia hết cho 3 là: 13 118.

    Vậy số lớn hơn 2 000 và không chia hết cho 3 là: 13 118.

    c) Ta có: 2 + 7 = 9 chia hết cho 9 nên 27 chia hết cho 9;

    Ta có: 4 + 5 = 9 chia hết cho 9 nên 45 chia hết cho 9;

    Ta có: 8 + 8 + 1 = 17 không chia hết cho 9 nên 881 không chia hết cho 9;

    Ta có: 9 + 1 + 6 = 16 không chia hết cho 9 nên 916 không chia hết cho 9;

    Ta có: 2 + 1 + 0 + 0 = 3 không chia hết cho 9 nên 2 100 không chia hết cho 9;

    Ta có: 2 + 4 + 3 + 9 = 18 chia hết cho 9 nên 2 439 chia hết cho 9;

    Ta có: 1 + 3 + 1 + 1 + 8 = 14 không chia hết cho 9 nên 13 118 không chia hết cho 9;

    Ta có: 3 + 5 + 5 + 5 + 0 = 18 chia hết cho 9 nên 35 550 chia hết cho 9;

    Ta có: 5 + 2 + 2 + 3 + 4 + 1 + 1 = 18 chia hết cho 9 nên 5 223 411 chia hết cho 9;

    Vậy các số chia hết cho 9 là: 27; 45; 2 439; 35 550; 5 223 411.

    d) Các số không chia hết cho 9 mà nhỏ hơn 3 000 là: 881; 916; 2 100.

    Bài 78 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tìm chữ số x để số Bài 78 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 thỏa mãn mỗi điều kiện sau:

    a) Chia hết cho 3;

    b) Chia hết cho 9; 

    c) Chia hết cho 3, nhưng không chia hết cho 9.

    Lời giải:

    Ta có x + 1 + 2 + 6 + 9 = x + 18.

    a) Để số đã cho chia hết cho 3 thì x + 18 chia hết cho 3.

    Khi đó x ∈ {0;3;6;9;12…}.

    Mà x là chữ số và x khác 0 nên x ∈ {3;6;9}.

    Vậy x ∈ {3;6;9}.

    b) Để số đã cho chia hết cho 9 thì x + 18 chia hết cho 9.

    Khi đó x ∈ {0;9;18;…}.

    Mà x là chữ số và x khác 0 nên x = 9.

    Vậy x = 9.

    c) Để số đã cho chia hết cho 3, nhưng không chia hết cho 9 thì x + 18 chia hết cho 3, nhưng không chia hết cho 9.

    Khi đó x ∈ {3;6;12;15…}.

    Mà x là chữ số nên x ∈ {3;6}.

    Vậy x ∈ {3;6}.

    Bài 79 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Có bao nhiêu số có dạng Bài 79 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 chia cho 5 dư 1 và chia hết cho 9?

    Lời giải:

    Để số Bài 79 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 chia cho 5 dư 1 thì b ∈ {1;6}.

    TH1: b = 1

    Ta có: 1 + 1 + a + 1 + 0 + 1 = a + 4 

    Để số Bài 79 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 chia hết cho 9 thì a + 4 chia hết cho 9 mà a là chữ số nên a = 5.

    Suy ra 115 101 thỏa mãn chia 5 dư 1 và chia hết cho 9.

    TH2: b = 6

    Ta có: 1 + 1 + a + 1 + 0 + 6 = a + 9

    Để số Bài 79 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 chia hết cho 9 thì a + 9 chia hết cho 9 mà a là chữ số nên a = 0 hoặc a = 9.

    Suy ra 110 106 và 119 106 thỏa mãn chia cho 5 dư 1 và chia hết cho 9.

    Vậy có ba số chia hết cho 9, chia 5 dư 1.

    Bài 80 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Không tính giá trị biểu thức, hãy giải thích tại sao mỗi biểu thức sau chia hết cho 3:

    a) A = 1 233 + 42 312 + 72 036;

    b) B = 111 + 222 + 333 + … + 999.

    Lời giải:

    a) Ta có: 1 + 2 + 3 + 3 = 9 chia hết cho 3 nên 1 223 chia hết cho 3;

    Ta có: 4 + 2 + 3 + 1 + 2 = 12 chia hết cho 3 nên 42 312 chia hết cho 3;

    Ta có: 7 + 2 + 0 + 3 + 6 = 18 chia hết cho 3 nên 72 036 chia hết cho 3;

    Do đó: 1 233 + 42 312 + 72 036 chia hết cho 3.

    Vậy A = 1 233 + 42 312 + 72 036 chia hết cho 3.

    b) B = 111 + 222 + 333 + … + 999

    = 111 + 2.111 + 3.111 + … + 9.111

    = 111.(1 + 2 + 3 + … + 9)

    Ta có: 1 + 1 + 1 = 3 chia hết cho 3 nên 111 chia hết cho 3.

    Do đó 111.(1 + 2 + 3 + … + 9) chia hết cho 3.

    Vậy B = 111 + 222 + 333 + … + 999 chia hết cho 3.

    Bài 81 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Không tính giá trị biểu thức, hãy giải thích tại sao mỗi biểu thức sau chia hết cho 9:

    a) P = 81 + 108 + 918;

    b) M = 12.585 + 13.63 333 + 14. 378 225 + 18.5 142 312;

    c) N = 11 + 22 + 33 + … + 99 + 2 021.60 021.

    Lời giải:

    a) Ta có: 8 + 1 = 9 chia hết cho 9 nên 81 chia hết cho 9;

    Ta có: 1 + 0 + 8 = 9 chia hết cho 9 nên 108 chia hết cho 9;

    Ta có: 9 + 1 + 8 = 18 chia hết cho 9 nên 918 chia hết cho 9;

    Do đó: 81 + 108 + 918 chia hết cho 9.

    Vậy P = 81 + 108 + 918 chia hết cho 9.

    b) Ta có: 5 + 8 + 5 =18 chia hết cho 9 nên 585 chia hết cho 9. Do đó 12.585 chia hết cho 9.

    Ta có: 6 + 3 + 3 + 3 + 3 = 18 chia hết cho 9 nên 63 333 chia hết cho 9. Do đó 13.63 333 chia hết cho 9.

    Ta có: 3 + 7 + 8 + 2 + 2 + 5 = 27 chia hết cho 9 nên 378 225 chia hết cho 9. Do đó 14. 378 225 chia hết cho 9

    Ta có: 5 + 1 + 4 + 2 + 3 + 1 + 2 = 18 chia hết cho 9 nên 5 142 312 chia hết cho 9. Do đó 18.5 142 312 chia hết cho 9.

    Vậy M = 12.585 + 13.63 333 + 14. 378 225 + 18.5 142 312 chia hết cho 9.

    c) N = 11 + 22 + 33 + … + 99 + 2 021.60 021

    = (11 + 88) + (22 + 77) + (33 + 66) + (44 + 55) + 99 + 2 021.60 021

    = 99 + 99 + 99 + 99 + 99 + 2 021.60 021.

    Ta có: 9 + 9 = 18 chia hết cho 9 nên 99 chia hết cho 9;

    6 + 0 + 0 + 2 + 1 = 9 chia hết cho 9 nên 60 021 chia hết cho 9. Do đó 2 021.60 021 chia hết cho 9.

    Suy ra 99 + 99 + 99 + 99 + 99 + 2 021.60 021 chia hết cho 9.

    Vậy N = 11 + 22 + 33 + … + 99 + 2 021.60 021 chia hết cho 9.

    Bài 82 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tìm các số tự nhiên a, b sao cho:

    a) Bài 82 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9;

    b) 123.a + 9 873.b = 2 227 691.

    Lời giải:

    a) Để số chia hết cho 2, 5 thì b = 0;

    Khi đó số cần tìm là: Bài 82 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1

    Ta có: a + 2 + 6 + 0 = a + 8;

    Để số Bài 82 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 chia hết cho 3 và 9 thì a + 8 chia hết cho 3 và 9.

    Mà a là chữ số và a khác 0 nên a = 1.

    Vậy a = 1, b = 0 thì số Bài 82 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9.

    b) Ta có 1 + 2 + 3 = 6 chia hết cho 3 nên 123 chia hết cho 3. Do đó 123.a chia hết cho 3.

    Ta có: 9 + 8 + 7 + 3 = 27 chia hết cho 3 nên 9 873 chia hết cho 3. Do đó 9 873.b chia hết cho 3.

    Vì vậy 123.a + 9 873.b chia hết cho 3.

    Ta lại có: 2 + 2 + 2 + 7 + 6 + 9 + 1 = 29 không chia hết cho 3.

    Do đó không tồn tại a và b thỏa mãn yêu cầu bài toán.

    Bài 83 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1:

    a) Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số chia cho 3 dư 1?

    b) Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số chia cho 9 dư 2?

    c) Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số Bài 83 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 sao cho Bài 83 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 chia hết cho 9?

    Lời giải:

    a) Các số tự nhiên có hai chữ số chia cho 3 dư 1 là: 10; 13; …; 97.

    Số các số tự nhiên có hai chữ số chia cho 3 dư 1 là: (97 – 10):3 + 1 = 30 số.

    Vậy có 30 số tự nhiên có hai chữ số chia cho 3 dư 1.

    b) Các số tự nhiên có ba chữ số chia cho 9 dư 2 là: 101; 110; 119; 128; 237; …; 992.

    Số các số tự nhiên có ba chữ số chia cho 9 dư 2 là: (992 – 101): 9 + 1 = 100.

    Vậy có 100 số tự nhiên có ba chữ số chia cho 9 dư 2.

    c) Ta có: Bài 83 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 = 10a + b + 10b + a = 11a + 11b = 11.(a + b)

    Vì 11 không chia hết cho 9 nên a + b chia hết cho 9.

    Mà a, b là các chữ số nên a, b ∈ {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}

    Các cặp số (a; b) là: (1; 8), (8; 1), (7; 2), (2; 7), (6; 3) (3; 6), (4; 5), (5; 4), (9; 9), (9; 0) thỏa mãn tổng chia hết cho 9.

    Do đó Bài 83 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 ∈ {18;81,72;27;63;36;45;54;99;90}.

    Vậy có tất cả 10 số tự nhiên Bài 83 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 thỏa mãn bài toán.

    Bài 84 trang 28 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Bạn Minh có chơi trò phi tiêu với ba cái tiêu. Lần thứ nhất, bạn Minh phi 2 tiêu vào vùng Q và 1 tiêu vào vùng R thì được 12 điểm. Lần thứ hai, bạn Minh phi 2 tiêu vào vùng P và 1 tiêu vào cùng R thì được 18 điểm. Lần thứ ba, bạn Minh phi trúng mỗi vùng một tiêu. Hỏi số điểm lần thứ ba của bạn Minh có chia hết cho cả 3 và 5 không? Tại sao?

    Bài 84 trang 27 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1

    Lời giải:

    Tổng số điểm của bạn Minh ở hai lần đầu là: 12 + 18 (điểm).

    Vì bạn Minh đã phi 2 tiêu vào vùng Q và 1 tiêu vào vùng R và phi 2 tiêu vào vùng P và 1 tiêu vào cùng R.

    Như vậy sau lần thứ nhất và lần thứ hai bạn Minh phi được 2 tiêu vào vùng Q, 2 tiêu R và 2 tiêu vào vùng P. 

    Suy ra tổng số điểm ba vùng là: 30:2 = 15 (điểm).

    Do lần thứ ba, bạn Minh phi trúng mỗi vùng một tiêu nên số điểm lần thứ ba là 15 điểm.

    Ta thấy 15 có chữ số tận cùng là 5 nên chia hết cho 5, 1 + 5 = 6 chia hết cho 3 nên 15 chia hết cho 3.

    Vậy số điểm lần thứ ba của bạn Minh chia hết cho cả 3 và 5.

    Bài 85 trang 28 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho a là số tự nhiên có 2 004 chữ số và chia hết cho 9. Gọi b là tổng các chữ số của a; c là tổng các chữ số của b và d là tổng các chữ số của c. Tính d.

    Lời giải:

    Do a chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của a chia hết cho 9. Mặt khác b là tổng các chữ số của a nên b chia hết cho 9.

    Do b chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của b chia hết cho 9. Mặt khác c là tổng các chữ số của b nên c chia hết cho 9.

    Do c chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của c chia hết cho 9. Mặt khác d là tổng các chữ số của c nên d chia hết cho 9.

    Vì a là số tự nhiên có 2 004 chữ số, mỗi chữ số của a đều không vượt quá 9 nên b ≤ 2 004.9 = 18 036. Nghĩa là b có 5 chữ số.

    Suy ra c < 9 + 9 + 9 + 9 = 9.5 = 45. Mặt khác c ≠ 0 và c chia hết cho 9 nên suy ra c ∈ {9; 18; 27; 36}.

    Ta có d là tổng các chữ số của c nên d = 9 = 1 + 8 = 2 + 7 = 3 + 6.

    Vậy d = 9.

    Bài 86 trang 28 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Viết liên tiếp các số tự nhiên từ 10 đến 99 liền nhau ta được một số tự nhiên. Hỏi số đó chia hết cho 9 hay không? Vì sao?

    Lời giải:

    Gọi A là số được viết bởi 90 số từ 10 đến 99.

    Tổng các chữ số hàng đơn vị của số này là: (0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9). 9 = 405.

    Tổng các chữ số hàng chục của số này là: (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9).10 = 450.

    Vậy tổng các chữ số của số A là: 405 + 450 = 855.

    Vì 8 + 5 + 5 =18 chia hết cho 9 nên 855 chia hết cho 9.

    Vậy số A chia hết cho 9.

    Bài 87 trang 28 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Không thực hiện phép tính, hãy giải thích tại sao phép nhân là sai: 7 654.658 = 5 136 332.

    Lời giải:

    Ta có: 7 + 6 + 5 + 4 = 22 chia cho 9 dư 4 nên 7 654 chia cho 9 dư 4.

    Ta lại có: 6 + 5 + 8 = 19 chia cho 9 dư 1 nên 658 chia cho 9 dư 1.

    Do đó 7 654.658 chia 9 dư 4.

    Ta có: 5 + 1 + 3 + 6 + 3 + 3 + 2 = 23 chia cho 9 dư 3 nên 5 136 332 chia cho 9 dư 3.

    Vậy phép tính 7 654.658 = 5 136 332 là sai.

    Bài 88 trang 28 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Một công ty có 9 contenơ hàng với khối lượng hàng mỗi contenơ là: 193 tạ, 239 tạ, 277 tạ, 297 tạ, 316 tạ, 321 tạ, 329 tạ, 346 tạ, 355 tạ. Trong sáu tháng đầu năm công ty đó đã xuất khẩu 8 contenơ hàng, trong đó lượng hàng xuất khẩu của Quý II gấp 8 lần Quý I. Contenơ hàng còn lại có khối lượng bằng bao nhiêu?

    Lời giải:

    Tổng khối lượng hàng của 9 contenơ hàng là:

    193 + 239 + 277 + 297 + 316 + 321 + 329 + 346 + 355 = 2 673 (tạ).

    Ta có: 2 + 6 + 7 + 3 = 18 chia hết cho 9 nên 2 673 chia hết cho 9.

    Vì lượng hàng xuất khẩu của Quý II gấp 8 lần Quý I nên số lượng hàng trong 6 tháng đầu năm phải chia hết cho 9.

    Do đó khối lượng hàng của contenơ còn lại phải chia hết cho 9.

    Trong số 9 contenơ trên chỉ có contenơ có khối lượng 297 tạ là thỏa mãn chia hết cho 9.

    Vậy contenơ hàng còn lại có khối lượng là 297 tạ.

  3. Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Toán lớp 6

    Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

    Video giải Toán 6 Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 – Chân trời sáng tạo

    A. Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

    1. Dấu hiệu chia hết cho 9

    Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9 và chỉ những số đó chia hết cho 9.

    Ví dụ:

    a) Số 1 944 chia hết cho 9 vì có tổng các chữ số là 1 + 9 + 4 + 4 = 18 chia hết cho 9.

    b) Số 7 325 không chia hết cho 9 vì có tổng các chữ số là 7 + 3 + 2 + 5 = 17 không chia hết cho 9.

    2. Dấu hiệu chia hết cho 3

    Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3 và chỉ những số đó chia hết cho 3.

    Ví dụ:

    a) Số 90 156 chia hết cho 3 vì có tổng các chữ số là 9 + 0 + 1 + 5 + 6 = 21 chia hết cho 3.

    b) Số 6 116 không chia hết cho 3 vì có tổng các chữ số là 6 + 1 + 1 + 6 = 14 không chia hết cho 3.

    B. Bài tập tự luyện

    Bài 1. Cho Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo chia hết cho 9. Tìm số thay thế cho a.

    Hướng dẫn giải

    Tổng các chữ số của Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo là 1 + a + 3 + 2 = a + 6 = a + 6.

    Nên để Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo chia hết cho 9 thì a + 6 phải chia hết cho 9.

    Do a là các số tự nhiên từ 0 đến 9 nên:

    0 + 6 ≤ a + 6 ≤ 9 + 6.

    Hay 6 ≤ a + 6 ≤ 15.

    Số chia hết cho 9 từ 6 đến 15 chỉ có đúng một số là 9 nên a + 6 = 9

    Do đó a = 3.

    Vậy số thay thế cho a chỉ có thể là 3.

    Bài 2: Cho Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo chia hết cho 3 và chia hết cho 9. Hãy tìm chữ số z.

    Hướng dẫn giải

    Vì một số bất kỳ nếu chia hết cho 9 thì cũng chia hết cho 3 nên ta chỉ xét Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo chia hết cho 9.

    Để Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo ⋮ 9 thì (5 + z + 8 + 9) ⋮ 9

    Hay (22 + z) ⋮ 9 nên z = 5.

    Vậy với z = 5 thì Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo chia hết cho 3 và chia hết cho 9.

    Bài 3. Tổng (hiệu) sau chia hết cho 3 hay 9?

    a) 1251 + 5316;

    b) 5436 – 1324;

    c) 1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 + 27.

    Hướng dẫn giải

    a) Tổng các chữ số của 1251 là 1 + 2 + 5 + 1 = 9 chia hết cho 3 và 9.

    Tổng các chữ số của 5 316 là 5 + 3 + 1 + 6 = 15 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

    Vậy 1251 + 5316 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

    b) Tổng các chữ số của 5436 có 5 + 4 + 3 + 6 = 18 chia hết cho 3 và 9.

    Tổng các chữ số của 1324 có 1 + 3 + 2 + 4 = 10 không chia hết cho 3 và 9.

    Vậy 5436 – 1324 không chia hết cho 3 và 9.

    c) Tích 1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 chia hết cho 3 (vì tích này có thừa số là 3).

    Ta có: 1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6

    = 1 . 2 . 3 . 4 . 5 . (3 . 2)

    = 1 . 2 . 4 . 5 . (3 . 3) . 2

    = 1 . 2 . 4 . 5 . 9 . 2 chia hết cho 9 (vì nó có thừa số là 9).

    Do đó 1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 chia hết cho 3 và 9.

    Tổng các chữ số của 27 là 2 + 7 = 9 chia hết cho 3 và 9.

    Vậy 1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 + 27 chia hết cho 3 và 9.

    Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

    Lý thuyết Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

    Lý thuyết Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

    Lý thuyết Bài 9: Ước và bội

    Lý thuyết Bài 10: Số nguyên tố, Hợp số, Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

    Lý thuyết Bài 11: Ước chung, Ước chung lớn nhất

  4. Sách bài tập Toán 6 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9

    Giải SBT Toán lớp 6 Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9

    Bài 1 trang 22 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Trong những số từ 1000 đến 1010, số nào

    a) chia hết cho 3.

    b) chia hết cho 9.

    c) chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

    Lời giải:

    Những số từ 1 000 đến 1 010 gồm các số: 1 000; 1 001; 1 002; 1 003; 1 004; 1 005; 1 006; 1 007; 1 008; 1 009; 1 010.

    – Ta có: 1 + 0 + 0 + 0 = 1 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 nên 1 000 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9.

    – Ta có: 1 + 0 + 0 + 1 = 2 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 nên 1 001 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9.

    – Ta có: 1 + 0 + 0 + 2 = 3 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 nên 1 002 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

    – Ta có: 1 + 0 + 0 + 3 = 4 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 nên 1 003 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9.

    – Ta có: 1 + 0 + 0 + 4 = 5 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 nên 1 004 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9.

    – Ta có: 1 + 0 + 0 + 5 = 6 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 nên 1 005 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

    – Ta có: 1 + 0 + 0 + 6 = 7 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 nên 1 006 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9.

    – Ta có: 1 + 0 + 0 + 7 = 7 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 nên 1 007 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9.

    – Ta có: 1 + 0 + 0 + 8 = 9 chia hết cho 3 và chia hết cho 9 nên 1 008 chia hết cho 3 và chia hết cho 9.

    – Ta có: 1 + 0 + 0 + 9 = 10 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 nên 1 009 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9.

    – Ta có: 1 + 0 + 1 + 0 = 2 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 nên 1 010 không chia hết cho 3 và không chia hết cho 9.

    a) Các số chia hết cho 3: 1 002; 1 005; 1 008.

    b) Các số chia hết cho 9: 1 008

    c) Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 1 002; 1 005.

    Bài 2 trang 22 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tìm chữ số thích hợp thay cho dấu * để số Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6 thỏa mãn điều kiện:

    a) chia hết cho 3.

    b) chia hết cho 9.

    c) chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

    Lời giải:

    Ta có: 5 + 4 + 3 + 2 + * = 14 + *

    a) Để số Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6 chia hết cho 3 thì 14 + * phải chia hết cho 3.

    Mà * là chữ số nên Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6

    Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6

    Vậy Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6 thì số Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6 chia hết cho 3.

    b) Để số  Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6 chia hết cho 9 thì 14 + * phải chia hết cho 9.

    Mà * là chữ số nên Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6

    Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6

    Vậy *= 4 thì số Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6 chia hết cho 9.

    c) Để số   Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6 chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 thì Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6.

    Vậy với Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6 thì số Sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 | Hay nhất Giải SBT Toán 6 chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.

    Bài 3 trang 23 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Các kết quả sau đây chỉ có 1 kết quả sai, có thể thấy ngay là kết quả nào. Vì sao?

    a) 12345679 . 9 = 111 111 111

    b) 12345679 . 18 = 222 222 222

    c) 12345679 . 27 = 333 333 333

    d) 12345679 . 81 = 899 999 999

    Lời giải:

    Ý d) là đáp án sai, vì:

    Ta có: 12345679 . 81 =  12345679 . 9 . 9  chia hết cho 9 (1)

    Ta lại có 8 + 9 + 9 + 9 + 9 + 9 + 9 + 9 + 9 = 9.8 + 8;

    Vì 9.8 chia hết cho 9 nhưng 8 không chia hết cho 9 nên 9.8 + 8 không chia hết cho 9.

    Do đó 899 999 999 không chia hết cho 9 (2)

    Từ (1) và (2) suy ra đáp án d) sai.

    Bài 4 trang 23 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Có thể xếp đội quân gồm 13579 người thành đội hình chữ nhật mỗi hàng 9 người được không?

    Lời giải:

    Xếp đội quân gồm 13579 thành hình chữ nhật mỗi hàng 9 người nghĩa là xét xem 13 579 có chia hết cho 9 hay không?

    Ta có: 1 + 3 + 5 + 7 + 9 = 25 không chia hết cho 9 nên 13 579 không chia hết cho 9.

    Vì vậy không thể xếp đội quân gồm 13579 người thành đội hình chữ nhật mỗi hàng 9 người.

  5. Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì

    Câu hỏi:

    Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì

    A. Số đó là số tự nhiên lẻ

    B. Số đó là số tự nhiên chẵn

    C. Số đó chia hết cho 3

    Đáp án chính xác

    D. Số đó không chia hết cho 3

    Trả lời:

    Đáp án CTheo SGK: Số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3

    ====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====

Tags : Tags Dấu hiệu chia hết cho 3
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitteremailShare on Email
Post navigation
Previous post

Tính tổng các hệ số của lũy thừa bậc ba, lũy thừa bậc hai và lũy thừa bậc nhất trong kết quả của phép nhân (x2 + x + 1)(x3 – 2x + 1) ta được kết quả:

Next post

Cho hình chữ nhật ABCD có điểm E nằm trên cạnh CD sao cho AEB^=78°, EBC^=39°. Tính số đo của BEC^ và EAB^.

Bài liên quan:

Hà và Hoà chơi một trò chơi như sau: Họ quay một tâm bia có gán một mũi tên ở tâm (như hình vẽ). Nếu mũi tên chỉ vào số chẵn thì Hà thắng, nếu mũi tên chỉ vào số lẻ thì Hoà thắng. a) Hà và Hoà đã chơi 30 ván thì Hà thắng 17 ván, Hoà thắng 13 ván. Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện “Hà thắng”, “Hoà thắng”. b) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số ván thắng của Hà, Hoà.

Em muốn tìm hiểu về đội bóng yêu thích của các bạn trong lớp. Em hãy thiết kế bảng hỏi để thực hiện mong muốn đó.

Một túi đen đựng 2 quả bóng xanh, 4 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ (có cùng kích thước). Nam lấy một quả bóng mà không nhìn vào túi. a) Quả bóng Nam lấy ra có thể có màu gì? b) Em hãy lấy một quả bóng từ túi đó 20 lần, sau mỗi lần ghi lại xem quả bóng lấy được có màu gì rồi trả bóng lại túi trước khi lấy lần sau. Hoàn thiện bảng sau: Màu bóng Xanh   Vàng Đỏ Số lần       c) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu trên. d) Quả bóng lấy ra có màu gì là hay gặp nhất? Ít gặp nhất? e) Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau: “Quả bóng lấy ra có màu  xanh”, “Quả bóng lấy ra có màu vàng”, “Quả bóng lấy ra có màu đỏ”.

 Em quan tâm đến một số câu hỏi sau. Hãy cho biết bằng cách nào em có thể trả lời được các câu hỏi đó. a) Năm quốc gia nào có diện tích lớn nhất? b) Hoạt động yêu thích nhất của các bạn trong lớp ở kì nghỉ hè này là gì? c) Trong lớp có bao nhiêu bạn đeo đồng hồ đeo tay đến lớp? 

Bình khảo sát loại quả yêu thích của các bạn trong lớp và thu được kết quả như bảng thống kê sau: a) Em hãy giúp Bình lập phiếu khảo sát để thu được dữ liệu trong bảng thống kê trên. b) Vẽ biểu đồ biểu diễn bảng thống kê này. Giải thích tại sao lựa chọn biểu đồ đó. c) Loại quả nào được các bạn yêu thích nhất, được các bạn nam yêu thích nhất, được các bạn nữ yêu thích nhất?l

Minh đã khảo sát về địa điểm làm bài tập ở nhà với một số bạn học sinh khối 6 với phiếu hỏi và thu được kết quả như sau: a) Chọn biểu đồ thích hợp và vẽ biểu đồ để biểu diễn số liệu này. b) Dựa vào kết quả khảo sát của Minh, theo em ở nhà các bạn học sinh lớp 6 hay làm bài tập ở đâu nhất. Cột nào của biểu đồ biểu diễn điều này?

Biểu đồ cột kép sau đây cho biết tổng số người bị mắc Covid -19 và số người đã khỏi bệnh tính đến ngày 20-5-2020 tại một số nước Đông Nam Á. Em hãy cho biết: a) Số lượng người mắc Covid-19 và số người khỏi bệnh ở Việt Nam là bao nhiêu? b) Số lượng người mắc Covid-19 ở nước nào cao nhất, là bao nhiêu? c) So sánh tỉ lệ người khỏi bệnh trong tổng số người bị mắc Covid-19 của các nước trên.

Thống kê cho thấy tính đến tháng 5-2020, Lionel Messi đã có 115 lần đá phạt đền trong đó có 89 lần thành công và 26 lần thất bại. Các số liệu tương ứng cho Cristiano Ronaldo là 143; 121; 22. a) Vẽ biểu đồ cột kép biểu diễn số lần đá phạt đền thành công, thất bại của hai cầu thủ này. b) Tỉ lệ đá phạt đền thành công của các cầu thủ nam là 75,57%. Hãy so sánh tỉ lệ đá phạt đền thành công của Lionel Messi và Cristiano Ronaldo với mức chung.

Leave a Comment Hủy

Mục lục

  1. Hà và Hoà chơi một trò chơi như sau: Họ quay một tâm bia có gán một mũi tên ở tâm (như hình vẽ). Nếu mũi tên chỉ vào số chẵn thì Hà thắng, nếu mũi tên chỉ vào số lẻ thì Hoà thắng. a) Hà và Hoà đã chơi 30 ván thì Hà thắng 17 ván, Hoà thắng 13 ván. Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện “Hà thắng”, “Hoà thắng”. b) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số ván thắng của Hà, Hoà.
  2. Em muốn tìm hiểu về đội bóng yêu thích của các bạn trong lớp. Em hãy thiết kế bảng hỏi để thực hiện mong muốn đó.
  3. Một túi đen đựng 2 quả bóng xanh, 4 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ (có cùng kích thước). Nam lấy một quả bóng mà không nhìn vào túi. a) Quả bóng Nam lấy ra có thể có màu gì? b) Em hãy lấy một quả bóng từ túi đó 20 lần, sau mỗi lần ghi lại xem quả bóng lấy được có màu gì rồi trả bóng lại túi trước khi lấy lần sau. Hoàn thiện bảng sau: Màu bóng Xanh   Vàng Đỏ Số lần       c) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu trên. d) Quả bóng lấy ra có màu gì là hay gặp nhất? Ít gặp nhất? e) Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau: “Quả bóng lấy ra có màu  xanh”, “Quả bóng lấy ra có màu vàng”, “Quả bóng lấy ra có màu đỏ”.
  4.  Em quan tâm đến một số câu hỏi sau. Hãy cho biết bằng cách nào em có thể trả lời được các câu hỏi đó. a) Năm quốc gia nào có diện tích lớn nhất? b) Hoạt động yêu thích nhất của các bạn trong lớp ở kì nghỉ hè này là gì? c) Trong lớp có bao nhiêu bạn đeo đồng hồ đeo tay đến lớp? 
  5. Bình khảo sát loại quả yêu thích của các bạn trong lớp và thu được kết quả như bảng thống kê sau: a) Em hãy giúp Bình lập phiếu khảo sát để thu được dữ liệu trong bảng thống kê trên. b) Vẽ biểu đồ biểu diễn bảng thống kê này. Giải thích tại sao lựa chọn biểu đồ đó. c) Loại quả nào được các bạn yêu thích nhất, được các bạn nam yêu thích nhất, được các bạn nữ yêu thích nhất?l
  6. Minh đã khảo sát về địa điểm làm bài tập ở nhà với một số bạn học sinh khối 6 với phiếu hỏi và thu được kết quả như sau: a) Chọn biểu đồ thích hợp và vẽ biểu đồ để biểu diễn số liệu này. b) Dựa vào kết quả khảo sát của Minh, theo em ở nhà các bạn học sinh lớp 6 hay làm bài tập ở đâu nhất. Cột nào của biểu đồ biểu diễn điều này?
  7. Biểu đồ cột kép sau đây cho biết tổng số người bị mắc Covid -19 và số người đã khỏi bệnh tính đến ngày 20-5-2020 tại một số nước Đông Nam Á. Em hãy cho biết: a) Số lượng người mắc Covid-19 và số người khỏi bệnh ở Việt Nam là bao nhiêu? b) Số lượng người mắc Covid-19 ở nước nào cao nhất, là bao nhiêu? c) So sánh tỉ lệ người khỏi bệnh trong tổng số người bị mắc Covid-19 của các nước trên.
  8. Thống kê cho thấy tính đến tháng 5-2020, Lionel Messi đã có 115 lần đá phạt đền trong đó có 89 lần thành công và 26 lần thất bại. Các số liệu tương ứng cho Cristiano Ronaldo là 143; 121; 22. a) Vẽ biểu đồ cột kép biểu diễn số lần đá phạt đền thành công, thất bại của hai cầu thủ này. b) Tỉ lệ đá phạt đền thành công của các cầu thủ nam là 75,57%. Hãy so sánh tỉ lệ đá phạt đền thành công của Lionel Messi và Cristiano Ronaldo với mức chung.
  9. Hoàng quan sát được một số loại cây trong vườn nhà bà ngoại như sau: Cây ổi, cây nhãn, cây bưởi, cây bí ngô, cây mướp, cây rau má, cây đậu ván, cây đa, cây dừa, cây cỏ mần trầu, cây đận Hà Lan, cây trầu không. a) Trong các loại cây trên, những cây nào thuộc loại thân đứng, thân leo, thân bò? b) Hoàn thiện bảng thống kê sau: Loại cây Thân đứng Thân leo Thân bò Số lượng cây       c) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê trên. 
  10. Cho biểu đồ sau biểu diễn lượng mưa tại Cà Mau năm 2018.   a) Tính tổng lượng mưa trong năm 2018 tại Cà Mau. b) Dự đoán 6 tháng mùa mưa là những tháng nào? Tính tổng lượng mưa trong các tháng đó. c) Dự đoán 6 tháng mùa khô là những tháng nào? Tính tổng lượng mưa trong các tháng đó mùa khô. 
  11. Xác suất thực nghiệm của một sự kiện: A. Phụ thuộc vào số lần làm thực nghiệm B. Không phụ thuộc vào số lần làm thực nghiệm 
  12. Trong một thí nghiệm thì: A. Một kết quả có thể luôn là một sự kiện B. Một sự kiện luôn là một kết quả có thể
  13. Trong biểu đồ cột, biểu đồ cột kép, khẳng định nào sau đây không đúng? A. Cột nào cao hơn biểu diễn số liệu lớn hơn B. Cột nằm dưới trục ngang biểu diễn số liệu âm C. Các cột cao như nhau biểu diễn các số liệu bằng nhau D. Độ rộng các cột không như nhau
  14.  Trong biểu đồ tranh cần chỉ rõ mỗi biểu tượng biểu diễn bao nhiêu đối tượng. Khẳng định trên là đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 
  15.  Trong biểu đồ tranh cần chỉ rõ mỗi biểu tượng biểu diễn bao nhiêu đối tượng. Khẳng định trên là đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 
  16. Linh đo nhiệt độ cơ thể (đơn vị oC) của 5 bạn trong lớp thu được dãy số liệu sau: 37           36,9         37,1          36,8          36,9. Linh dã dùng phương pháp nào để thu thập số liệu trên? A. Quan sát B. Làm thí nghiệm C. Lập bảng hỏi D. Phỏng vấn 
  17. Mai nói rằng: “Dữ liệu là số được gọi là số liệu”. Theo em, Mai nói thế đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 
  18. Trong ngày lễ hội tại địa phương, Linh có chơi trò chơi ném phi tiêu vào một tấm bia có ghi các số 2; 3; 4. Linh ném 30 lần và ghi lại số ở ô mà phi tiêu trúng và được kết quả như sau: 2; 4; 4; 3; 2; 2; 2; 4; 3; 2; 2; 4; 2; 3; 2; 2; 2; 3; 3; 2; 2; 4; 4; 3; 2; 2; 2; 4; 2; 2. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Phi tiêu trúng vào ô ghi số 2”.
  19. Nam chơi Sudoku 50 lần thì có 15 lần thắng cuộc. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Nam thắng khi chơi Sudoku”.
  20. Một trò chơi có luật chơi như sau: Ở mỗi ván chơi người chơi gieo một con xúc xắc, nếu xuất hiện mặt 6 chấm thì người chơi thắng cuộc. Bốn người chơi A, B, C, D chơi trò chơi đó. Mỗi người chơi 25 ván. Kết quả số ván thắng của A, B, C, D tương ứng là 4, 5, 4, 3. Hãy tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện: “A thắng”, “B thắng”, “C thắng”, “D thắng” 
  21. Một xạ thủ bắn 200 viên đạn vào một mục tiêu và thấy có 148 viên trúng mục tiêu. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Xạ thủ bắn trúng mục tiêu”.
  22. Hai ông Buffon và Pearson tiến hành gieo một đồng xu nhiều lần, kết quả thu được như sau: a) Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “xuất hiện mặt sấp” trong mỗi thí  nghiệm. b) Cả Buffon và Pearson đã tung tất cả bao nhiêu lần? Trong đó có bao nhiêu lần xuất hiện mặt sấp? Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện xuất hiện mặt sấp dựa trên kết quả tổng hợp của cả hai thí nghiệm.
  23. Trong ngày lễ hội tại địa phương, Minh chơi trò chơi ném phi tiêu vào một tấm bìa có ghi các con số như hình sau.
  24. Cho 4 điểm A, B, C, D, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng, lấy 2 điểm từ 4 điểm đã cho để vẽ một đoạn thẳng. Hãy liệt kê tất cả các đoạn thẳng có thể vẽ được. Có tất cả bao nhiêu đoạn thẳng? 
  25. Hà có 4 hộp kẹo dẻo với 4 vị khác nhau là: vị dâu, vị cam, vị nho, vị việt quất. Hà lấy hai hộp kẹo cho em trai. Hỏi hai hộp kẹo đó có thể là những hộp kẹo với vị nào? 
  26. Cuối năm, ban phụ huynh có 45 gói quà cho 45 bạn trong lớp. Trong số đó có 20 gói là truyện cười, 15 gói là sách hướng dẫn kĩ năng sống và 10 gói là hộp bút. An chọn một gói quà. a) Liệt kê các món quà mà An có thể nhận được. b) Nếu món quà An nhận được là một cuốn sách hướng dẫn kĩ năng sống. Sự kiện “An không nhận được hộp bút” có xảy ra hay không? c) Liệt kê các kết quả có thể để sự kiện “Món quà An nhận được không phải là truyện cười” xảy ra.
  27.  Gieo một con xúc xắc. Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là bao nhiêu để mỗi sự kiện sau xảy ra: a) Số chấm xuất hiện là một số nguyên tố. b) Số chấm xuất hiện không phải là 3 cũng không phải là 5.
  28. Một hộp bi có 2 viên bi vàng, 3 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ (có cùng kích thước). Không nhìn vào hộp, An lấy một viên bi từ hộp. a) Liệu An có biết chắc chắn viên bi lấy ra có màu gì không? b) Hāy đưa ra hai sự kiện liên quan đến viên bi mà An vừa lấy.
  29.  Lớp 6A bầu lớp trưởng, có 4 ứng viên được đưa ra để lấy phiếu bầu của các bạn trong lớp, gồm 4 bạn: Tổ 1: An và Hòa; Tổ 2: Bình; Tổ 3: Chi. Trong đó, chỉ có Chi là nữ.  a) Em có chắc chắn bạn nào sẽ là lớp trưởng không? b) Lớp trưởng có thể thuộc tổ nào? c) Một bạn trong lớp nói rằng “Lớp trưởng lớp mình chắc chắn là một bạn nam”. Em có nghĩ là bạn đó nói đúng không? d) Hãy liệt kê các kết quả có thể để sự kiện “Lớp trưởng không phải là An” xảy ra.
  30. Nam rút một chiếc bút từ hộp bút có chứa 3 bút chì, 2 bút bi xanh và 1 bút bi đen. a) Liệt kê tất cả các kết quả có thể. b) Sự kiện “Nam rút được bút chì” có luôn xảy ra không?
  31. Cho bảng thống kê về cân nặng trung bình (đơn vị kilôgam) của nam, nữ tại một số quốc gia Đông Nam Á như sau: Biểu đồ chưa hoàn thiện dưới đây biểu diễn bảng thống kê trên. a) Các trục ngang, trục đứng của biểu đồ biểu diễn gì?  b) Hãy xác định giá trị của A, B, C, D.
  32. Biểu đồ dưới đây biểu diễn số huy chương vàng và tổng số huy chương của các quốc gia tham dự SEA Games lần thứ 30. a) Kể tên ba quốc gia có số huy chương vàng nhiều nhất. b) Sắp xếp các quốc gia theo thứ tự giảm dần về tổng số huy chương đạt được. c) Việc xếp hạng chung cuộc căn cứ trên số huy chương vàng, nếu hai quốc gia có số huy chương vàng bằng nhau thì quốc gia nào đạt được nhiều huy chương bạc hơn sẽ được xếp trên, trường hợp số huy chương bạc vẫn bằng nhau thì việc xếp hạng sẽ dựa trên số huy chương đồng đạt được.  Theo em, Việt Nam xếp thứ mấy chung cuộc? d) Nếu xếp hạng theo tổng số huy chương đạt được thì Việt Nam đứng thứ mấy?
  33.  Cho biểu đồ cột kép sau: a) Năm 2019, dân số Hà Nội là bao nhiêu người? Bao nhiêu người ở thành thị, bao nhiêu người ở nông thôn? b) Có bao nhiêu tỉnh, thành phố có số dân ở nông thôn lớn hơn số dân ở thành thị? Đó là những tỉnh, thành phố nào? c) Lập bảng thống kê tổng số dân của các tỉnh, thành phố. 
  34. Cho biểu đồ cột kép sau đây biểu diễn số xe ô tô bán được của mẫu xe X và Y trong các năm từ 2012 đến 2015: a) Năm nào mẫu xe X bán được nhiều nhất? b) Những năm nào mẫu xe X bán được nhiều hơn mẫu xe Y? c) Những năm nào mẫu xe Y bán được nhiều hơn mẫu xe X?
  35. Một cửa hàng sách thiếu nhi đã ghi lại số lượng truyện tranh thiếu nhi và truyện đọc thiếu nhi bán được các ngày trong tuần như sau: a) Vẽ biểu đồ cột kép biểu diễn số cuốn truyện cửa hàng bán được các ngày trong tuần. b) Loại truyện nào cửa hàng bán được nhiều hơn?
  36. Biểu đồ cột dưới đây biểu diễn số lượng vé bán được với các mức giá khác nhau của một buổi hòa nhạc. a) Tổng số vé bán được là bao nhiêu? b) Tổng số tiền bán vé thu được là bao nhiêu? c) Nếu nhà hát có 2 000 ghế thì số vé bán được chiếm bao nhiêu phần trăm?
  37. Nam thăm dò ý kiến của các bạn trong lớp với câu hỏi sau: Bạn thích chỗ nào nhất trong ngôi nhà của mình? Nam nhận được kết quả thăm dò như sau: 9 bạn thích phòng bếp; 21 bạn thích phòng khách; 15 bạn thích phòng ngủ và 6 bạn thích không gian khác. Lập bảng thống kê và vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê đó.
  38. Bảng dưới đây cho biết thời gian An dành cho một số hoạt động trong ngày: Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số liệu trên.
  39. Biểu đồ sau đây cho biết màu sắc yêu thích của 20 học sinh. a) Những màu nào được nhiều bạn yêu thích hơn so với màu vàng? b) Lập bảng thống kê số lượng học sinh yêu thích mỗi màu.
  40. Biểu đồ tranh dưới đây biểu diễn số lượng đôi giày thể thao bán được của một cửa hàng trong 4 năm gần đây: a) Hãy lập bảng thống kê số đôi giày thể thao bán được của một cửa hàng trong 4 năm. b) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê ở câu a.
  41. Biểu đồ tranh dưới đây biểu diễn số lượng đôi giày thể thao bán được của một cửa hàng trong 4 năm gần đây: a) Hãy lập bảng thống kê số đôi giày thể thao bán được của một cửa hàng trong 4 năm. b) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê ở câu a.
  42. Số lượng xem trên YouTube của một số nhóm nhạc tại các nước Đông Nam Á được biểu diễn bằng biểu đồ cột sau đây: a) Thay dấu “?” trong biểu đồ trên bằng số liệu thích hợp, biết số lượng lượt người xem trên YouTube của nhóm C là 1 475 000 000 lượt xem. b) Lập bảng thống kê biểu thị dữ liệu đã được biểu diễn trong biểu đồ trên. 
  43. Cho M thuộc đoạn thẳng AB, AM = 4cm, AB =6cm.. Gọi O là trung điểm của đoạn AB Trên AB lấy điểm I sao cho AI = 3,5cm. Lấy điểm P là trung điểm của AO. Chọn câu đúng.
  44. Cho M thuộc đoạn thẳng AB, AM = 4cm, AB = 6cm. Gọi O là trung điểm của đoạn AB. hiểu Tính MO.
  45. Cho 24 điểm trong đó có 6 điểm thẳng hàng. Qua 2 điểm ta kẻ được một đường thẳng. Hỏi kẻ được tất cả bao nhiêu đường thẳng?
  46. Cho trước 6 điểm trong đó có 4 điểm thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được bao nhiêu đoạn thẳng?
  47. Lấy bốn điểm M, N, P, Q, K trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ một đường thẳng. Số đường thẳng có thể vẽ được là:
  48. Cho điểm I thuộc đoạn thẳng AB. Biết AI = 5cm, AB = 8cm. Tính độ dài BI.
  49. Biết IL = 4cm; LK = 5cm điều kiện để điểm I nằm giữa hai điểm L và K là:
  50. Cho đoạn thẳng BC = 32cm. Gọi G là trung điểm của đoạn thẳng BC, H là trung điểm của đoạn thẳng GC. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng BH là
  51. Cho L là điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết IL = 2cm, LK = 5cm. Độ dài của đoạn thẳng IK là:
  52. Cho hình vẽ. Em hãy chọn khẳng định sai:

Copyright © 2025 Trang Học trực tuyến
  • Sach toan
  • Giới thiệu
  • LOP 12
  • Liên hệ
  • Sitemap
  • Chính sách
Back to Top
Menu
  • Môn Toán