Tóm tắt lý thuyết
1.1. Trồng trọt
a. Nhóm cây trồng
– Cây lương thực
– Cây thực phẩm
– Cây công nghiệp
– Cây ăn quả
– Cây hằng năm
– Cây lâu năm
b. Vai trò
– Lương thực, thực phẩm
– Thức ăn cho chăn nuôi
– Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm
– Xuất khẩu
– Tạo việc làm
– Tạo cảnh quan
c. Trồng trọt công nghệ cao
d. Phương thức trồng trọt
– Trồng ngoài trời
– Trồng trong nhà có mái che
e. Ngành nghề trồng trọt
– Nghề chọn tạo giống cây trồng
– Nghề trồng trọt
– Nghề bảo vệ thực vật
– Nghề khuyến nông
f. Lên kế hoạch và tính toán chia phí cho việc trồng và chăm sóc cây cải xanh trong những thùng xốp
g. Giâm cành
– Chọn cành giâm
– Cắt cành giâm
– Xử lí cành giâm
– Cắm cành giâm
– Chăm sóc cành giâm
h. Quy trình trồng trọt
– Làm đất, bón lót
– Gieo trồng
– Chăm sóc (tỉa, dặm cây; làm cỏ, vun xới; tưới, tiêu nước; phòng trừ sâu bệnh hại)
– Thu hoạch.
1.2. Lâm nghiệp
a. Giới thiệu chung về rừng
– Vai trò của rừng:
+ Điều hòa không khí
+ Chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt
+ Tăng độ phì nhiêu cho đất
+ Chắn cát, chắn gió bảo vệ cho vùng đất bên trong
+ Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và nghiên cứu khoa học
+ Là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên.
+ Tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
– Các loại rừng
+ Rừng đặc dụng
+ Rừng phòng hộ
+ Rừng sản xuất
b. Trồng rừng
– Các bước làm đất trồng rừng
+ Phát dọn cây, cỏ dại
+ Đào hố
+ Trộn đất màu với phân bón
+ Lắp đất màu đã trộn phân bón vào hố trước
+ Cuốc thêm đất xung quanh, loại bỏ cỏ và lắp đầy hố
– Trồng cây con có bầu:
+ Tạo lỗ trong hố đất
+ Rạch túi bầu
+ Đặt bầu cây vào giữa hố đất
+ Lấp đất và nén lần 1
+ Lấp đất và nén lần 2
+ Vun gốc
– Trồng cây con rễ trần
+ Tạo lỗ trong hố đất
+ Đặt bầu cây vào giữa hố đất
+ Lấp đất kín gốc cây
+ Nén đất
+ Vun gốc
c. Chăm sóc cây rừng
– Biện pháp
+ Làm hàng rào bảo vệ rừng
+ Xới đất, vun gốc cho cây rừng
+ Bón thúc cho cây rừng
+ Tỉa và trồng dặm
+ Phát quang , làm cỏ
– Mục đích
d. Bảo vệ rừng
– Mục đích
– Biện pháp bảo vệ rừng
+ Theo quy định của pháp luật
+ Tổ chức định canh, định cư cho người dân
+ Nghiêm cấm và ngăn chặn hành vi phá rừng
+ Nâng cao nhận thức, năng lực
Bài tập minh họa
Bài 1.
Theo em việc phá rừng sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
– Khí hậu bị thay đổi ; mưa bão, sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên ;
– Đất bị xói mòn trở nên bạc màu ;
– Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Lời giải chi tiết:
Hậu quả của việc phá rừng:
– Khí hậu bị thay đổi ; mưa bão, sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên ;
– Đất bị xói mòn trở nên bạc màu ;
– Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Bài 2.
Rừng ngập mặn là nơi sinh sống của ấu trùng tôm và cua biển. Theo em, cần phải làm gì để bảo vệ nguồn giống của của và tôm biển?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế: cần đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
Lời giải chi tiết:
– Cần đẩy mạnh việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
– Bảo vệ các bãi cát và vận động người dân không đánh bắt rùa và tôm biển.
– Bảo vệ rừng hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt phá.
– Tuyên truyền, kêu gọi thúc đẩy hoạt động trồng và bảo vệ rừng ngập mặn
– Kiểm tra bãi cát ven biển nơi thường có rùa biển vào mùa sinh sản và thu thập trứng rùa về, sử dụng lò ấp để tăng tỷ lệ nở và sống sót của rùa con sau khi rùa con phát triển ổn định thì thả về với tự nhiên.
– Ngăn cấm mọi hành vi săn bắt rùa biển.
Để lại một bình luận