• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Chân trời / Bài 17: Sông và hồ – CTST

Bài 17: Sông và hồ – CTST

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sông và lưu lượng nước của sông

1.1.1. Các bộ phận của dòng sông

– Sông là dòng nước chảy tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Hầu hết các dòng sông chảy ra biển. Nơi giáp biển được gọi là cửa sông. Ở thượng nguồn sông thường có nhiều phụ lưu.

– Phụ lưu là những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông. Ở hạ nguồn có nhiều dòng chảy tách ra từ dòng sông chính gọi là chỉ lưu.

– Nước sông được cung cấp chủ yếu từ nước mưa, băng tuyết tan, nước ngầm…

1.1.2. Lưu lượng nước sông

– Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m3/S.

– Trong năm, lưu lượng nước sông thường không đều giữa các tháng. Vào mùa mưa nguồn cấp nước cho sông chính là nước mưa.

1.2. Hồ

– Hồ là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển. Có những hồ rất lớn như bồ Bai-can (Baikal) ở Liên bang Nga.

– Phần lớn hồ chứa nước ngọt, tuy nhiên một số ít hồ chứa nước mặn. Hồ có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau.

1.3. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ.

– Những dòng sông, hồ lớn thường bao phủ một không gian rộng lớn, nước hồ được sử dụng chung cho nhiều cộng đồng dân cư, với nhiều mục đích khác nhau.

– Cần sử dụng nước sông, hồ theo hướng tổng hợp rất quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, tránh lãng phí và góp phần bảo vệ tài nguyên nước.

Bài tập minh họa

2.1. Sông và lưu lượng nước của sông

Câu 1

Dựa vào thông tin trong bài và hình 17.1, em hãy mô tả các bộ phận chính của một con sông.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 17.1

Hướng dẫn giải:

Các bộ phận chính của một dòng sông gồm:

– Cửa sông: nơi tiếp giáp với biển

– Sông chính: dẫn nước.

– Phụ lưu là những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông

– Chi lưu là nơi có nhiều dòng chảy tách ra từ dòng sông chính, làm nhiệm vụ cung cấp nước cho dòng sông chính.

Câu 2

Dựa vào thông tin trong bài và bảng 17.1, em hãy:

– Cho biết mùa lũ của sông Gianh vào những tháng nào?

– Cho biết những tháng nào có lượng mưa lớn nhất?

– Rút ra mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông.

Bảng 17.1. Lưu lượng nước và lượng mưa trung bình tháng tại trạm Đồng Tâm (sông Gianh, tỉnh Quảng Bình)

Phương pháp giải:

Quan sát bảng 17.1

Hướng dẫn giải:

– Mùa lũ của sông Gianh vào các tháng 9, 10 và 11.

– Tháng có lượng mưa nhiều nhất là 9,10, 11.

– Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông: chế độ mùa lũ của sông phụ thuộc rất nhiều vào chế độ mưa. Nguồn nước đổ vào các sông tăng là do mưa cung cấp. Lượng mưa càng lớn, lượng nước sông càng nhiều. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong một khoảng thời gian không dài rất dễ gây ra hiện tượng lũ lụt, sạt lở ở ven sông.

2.2. Hồ

Dựa vào thông tin trong bài và hình 17,4, em hãy:

– Kể những mục đích sử dụng nước sông hồ.

– Cho biết nước sông, hồ có thể cùng sử dụng cho nhiều mục đích được không?

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung bảng 17.1

Hướng dẫn giải:

Sông hồ có nhiều mục đích sử dụng khác nhau:

– Sinh hoạt của người dân.

– Nông nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: tưới tiêu ruộng lúa, vườn cây, nuôi tôm, cá

– Phát triển thủy điện.

– Giao thông vận tải đường sông, hồ.

– Du lịch, giải trí, thể thao.

=> Nước sông hồ có thể cùng lúc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ phát triển kinh tế cho đến các loại hình hoạt động dân cư.

2.3. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện các bộ phận chính của một dòng sông lớn.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1.

Hướng dẫn giải:

Sơ đồ thể hiện các bộ phận chính của một dòng sông lớn

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Chân trời Tag với:Ly htuyet lich su - dia li 6 - SGK Chan troi sang tao

Bài liên quan:

  1. Bài 24: Thực hành: Tác động của con người đến thiên nhiên – CTST
  2. Bài 23: Con người và thiên nhiên – CTST
  3. Bài 23: Con người và thiên nhiên – CTST
  4. Bài 22: Phân bố dân cư – CTST
  5. Bài 22: Phân bố dân cư – CTST
  6. Bài 21: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương – CTST
  7. Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới – CTST
  8. Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình – CTST
  9. Bài 18: Biển và đại dương – CTST
  10. Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà – CTST

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Soạn bài Ôn tập Học kì 2 17/08/2022
  • Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 17/08/2022
  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 17/08/2022
  • Soạn bài Bản tin về hoa anh đào – Nguyễn Vĩnh Nguyên 17/08/2022
  • Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô – Phạm Thùy Dung 17/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai