• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Chân trời / Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình – CTST

Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình – CTST

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lớp đất, các thành phần chính của đất và tầng đất

1.1.1. Lớp đất

– Lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì gọi là lớp đất.

– Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng giúp cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Mỗi loại đất khác nhau được đặc trưng bở độ phì tương ứng. Độ phì cao thì đất tốt, thực vật phát triển nhanh chóng, thuận lợi và ngược lại.

1.1.2. Các thành phần chính của đất.

– Lớp đất trên các lục địa bao gồm các thành phần là chất vô cơ, chất hữu cơ, nước, không khí.

+ Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét,…

+ Chất hữu cơ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng là phần quan trọng nhất của đất, được phân hủy từ xác động vật, thực vật,  và thường ở tầng trên cùng của đất.

+ Nước và không khí tồn tại ở các khe hở của đất giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển.

– Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện hình thành đất.

1.2.3. Tầng đất

– Sự phân tầng cấu trúc từ bề mặt đất xuống đến tầng đá mẹ. Tùy theo điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, miền mà các lớp đất, tầng đất khác nhau về độ dày, màu sắc, cấu tạo.

+ Tầng hữu cơ: Là tầng trên cùng bao gồm các tàn tích hữu cơ (cành khô, lá mục,…) đang bị phân giải, tầng bày còn gọi là tầng thảm mục.

+ Tầng đất mặt: Được hình thành do vi sinh vật phân giải các chất mùn, thường tơi xốp, chứa nhiều chất dinh dưỡng.

+ Tầng tích tụ: Được hình thành do các vật chất bị hòa tan và tích tụ lại từ các tầng đất phía trên xuống.

+ Tầng đá mẹ: Là nơi chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi hình thành đất.

1.2. Các nhân tố hình thành đất

– Qúa trình hình thành đất chịu ảnh hướng của nhiều nhân tố, trong đó quan trọng là đá mẹ, khí hậu và sinh vật.

– Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.

+ Khí hậu tham gia vào quá trình hình thành đất được biểu hiện qua lượng mưa và nhiệt độ. Lượng mưa quyết định mức độ rửa trôi, nhiệt độ thúc đẩy quá trình hòa tan và tích tụ chất hữu cơ.

+ Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thánh đất: Góp phần tích tụ, phân hủy và biến đổi chất hữu cơ. Thực vật tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật cung cấp nguồn chất hữu cơ cho đất. Động vật (giun, dế, kiến,..) làm đất tơi xốp.

+ Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như địa hình, thời gian, và con người.

1.3. Một số nhóm đất điển hình trên thế giới

– Lớp đất trên thế giới rất đa dạng. Tùy thuộc vào quá trình, nhân tố hình thành và tính chất của đất mà chia ra các nhóm đất khác nhau. Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.

Bài tập minh họa

2.1. Lớp đất, các thành phần chính của đất và tầng đất.

Câu 1

Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài, em hãy:

– Cho biết các thành phần chính của đất.

– Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất.

– Thành phần nào quan trọng nhất.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 19.1

Hướng dẫn giải:

– Các thành phần chính của đất: Không khí, nước, chất vô cơ, chất hữu cơ.

– Thành phần chất vô cơ chiếm tỉ lệ lớn nhất 45%.

– Thành phần chất hữu cơ là quan trọng nhất.

Câu 2

Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:

– Có mấy tần đất chính?

– Tầng nào chứa chất mùn và có nhiều chất dinh dưỡng?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 19.2

Hướng dẫn giải:

– Có 4 tầng đất chính: tầng hữu cơ, tầng đất mặt, tầng tích tụ, tầng đá mẹ.

– Tầng hữu cơ là tầng chứa mùn và có nhiều chất dinh dưỡng.

2.2. Các nhân tố hình thành đất

Dựa vào hình 19.3 và thông tin trong bài, em hãy cho biết những ảnh hưởng của con người đến đất theo hướng tiêu cực hoặc tích cực.

Hình 19.3 Ruộng bậc thang Mù Càng Chải (Yên Bái)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 19.3 và đọc thông tin trong bài

Hướng dẫn giải:

Con người đã tác động vào đất theo cả hai hướng là tích cực và tiêu cực.

Tích cực:

– Trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống

– Khai thác, chăm bón, cày cấy đào xới cho đất tơi xốp

– Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đất, kiểm soát hoạt động khai thác đất đai sao cho hiệu quả

Tiêu cực:

– Dân số ngày càng tăng nhanh, rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường và vấn đề thiếu đất canh tác cũng trở thành gánh nặng.

– Con người khai thác khoáng sản nhiều dẫn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiện nhanh chóng và khó có thể phục hồi môi trường xung quanh.

– Lạm dụng nguồn tài nguyên đất và tác động xấu đến đất như sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

– Nhiều nơi khai thác rừng tràn lan khiến đất đai đồi núi xói mòn, thoái hóa.

2.3. Một số nhóm đất điển hình trên thế giới

Dựa vào hình 19.4, em hãy kể tên:

– Một số nhóm đất điển hình trên thế giới.
– Các nhóm đát điển hình ở lục địa Á – Âu và lục địa Phi.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 19.4 và đọc thông tin trong bài

Hướng dẫn giải:

– Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất pốt dôn, đất đen thảo nguyên, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc..

– Các nhóm đất điển hình ở lục địa Á Âu là đất pốt dôn, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc. nhóm đất điển hình ở lục địa Phi là đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Chân trời Tag với:Ly htuyet lich su - dia li 6 - SGK Chan troi sang tao

Bài liên quan:

  1. Bài 24: Thực hành: Tác động của con người đến thiên nhiên – CTST
  2. Bài 23: Con người và thiên nhiên – CTST
  3. Bài 23: Con người và thiên nhiên – CTST
  4. Bài 22: Phân bố dân cư – CTST
  5. Bài 22: Phân bố dân cư – CTST
  6. Bài 21: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương – CTST
  7. Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới – CTST
  8. Bài 18: Biển và đại dương – CTST
  9. Bài 17: Sông và hồ – CTST
  10. Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà – CTST

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Soạn bài Ôn tập Học kì 2 17/08/2022
  • Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 17/08/2022
  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 17/08/2022
  • Soạn bài Bản tin về hoa anh đào – Nguyễn Vĩnh Nguyên 17/08/2022
  • Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô – Phạm Thùy Dung 17/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai