• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Đề thi & Kiểm tra Lớp 8 / Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Điện Biên

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Điện Biên

10/04/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

 

  • Câu 1:

    Tại sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

    • A.
      Do giai cấp tư sản lãnh đạo

    • B.
      Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

    • C.
      Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

    • D.
      Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản

  • Câu 2:

    Điểm giống nhau giữa bối cảnh bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp và Anh là gì?

    • A.
      Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp

    • B.
      Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới

    • C.
      Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp

    • D.
      Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đại phong kiến

  •  
  • Câu 3:

    Ngày 1-9-1858, tại Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

    • A.
      Liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

    • B.
      Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

    • C.
      Liên quân Pháp – Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam

    • D.
      Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

  • Câu 4:

    Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

    • A.
      Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.

    • B.
      Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.

    • C.
      Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.

    • D.
      Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.

  • Câu 5:

    Người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế là ai?

    • A.
      Phan Thanh Giản

    • B.
      Vua Hàm Nghi

    • C.
      Tôn Thất Thuyết

    • D.
      Nguyễn Văn Tường

  • Câu 6:

    Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại là do?

    • A.
      Quân dân ta chiến đấu anh dũng.

    • B.
      Tài chỉ huy của Nguyễn Tri Phương

    • C.
      Quân Pháp thiếu lương thực.

    • D.
      Khí hậu khắc nghiệt.

  • Câu 7:

    Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?

    • A.
      Viên Chưởng Cơ

    • B.
      Phạm Văn Nghị

    • C.
      Nguyễn Mậu Kiến

    • D.
      Nguyễn Tri Phương.

  • Câu 8:

    Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?

    • A.
      Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản

    • B.
      Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường

    • C.
      Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi

    • D.
      Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

  • Câu 9:

    Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

    • A.
      Xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.

    • B.
      Tập trung lực lượng phản công quân Pháp.

    • C.
      Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

    • D.
      Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

  • Câu 10:

    Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là gì?

    • A.
      giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh.

    • B.
      giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

    • C.
      mượn đường để tấn công Trung Quốc.

    • D.
      để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.

  • Câu 11:

    Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

    • A.
      Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương

    • B.
      Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến

    • C.
      Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế

    • D.
      Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi

  • Câu 12:

    Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là ai?

    • A.
      Trương Định.

    • B.
      Nguyễn Trung Trực.

    • C.
      Nguyễn Hữu Huân.

    • D.
      Trương Quyền.

  • Câu 13:

    Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?

    • A.
      Mua chuộc Tôn Thất Thuyết

    • B.
      Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.

    • C.
      Giảng hòa với phái chủ chiến.

    • D.
      Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.

  • Câu 14:

    Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?

    • A.
      Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn

    • B.
      Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

    • C.
      Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp

    • D.
      Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

  • Câu 15:

    Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất?

    • A.
      Phan Thanh Giản

    • B.
      Nguyễn Tri Phương

    • C.
      Hoàng Tá Viêm

    • D.
      Lưu Vĩnh Phúc

  • Câu 16:

    Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp?

    • A.
      Hiệp ước Nhâm Tuất.

    • B.
      Hiệp ước Giáp Tuất.

    • C.
      Hiệp ước Hác măng.

    • D.
      Hiệp ước Patơnốt.

  • Câu 17:

    Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

    • A.
      Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi.

    • B.
      Việt Nam là một thị trường rộng lớn.

    • C.
      Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

    • D.
      Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.

  • Câu 18:

    Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?

    • A.
      Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

    • B.
      Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

    • C.
      Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.

    • D.
      Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

  • Câu 19:

    Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

    • A.
      Phong trào nông dân

    • B.
      Phong trào nông dân Yên Thế

    • C.
      Phong trào Cần vương.

    • D.
      Phong trào Duy Tân

  • Câu 20:

    Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?

    • A.
      Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887

    • B.
      Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892

    • C.
      Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành Huế 1885

    • D.
      Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895

  • Câu 21:

    Sau khi tiêu diệt được đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp đã có hành động gì tiếp theo?

    • A.
      Tăng cường chiếm giữ thành Gia Định.

    • B.
      Chiếm luôn bán đảo Sơn Trà.

    • C.
      Tiêu diệt lực lượng kháng chiến còn lại ở Gia Định.

    • D.
      Nhanh chóng chiếm tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

  • Câu 22:

    Thực dân Pháp đã lợi dụng cơ hội gì để mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế trong năm 1883?

    • A.
      Triều Nguyễn nhượng bộ ngày càng nhiều quân Pháp.

    • B.
      Vua Tự Đức mất, triều đình lục đục tìm người kế vị.

    • C.
      Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.

    • D.
      Nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi ở trận Cầu Giấy.

  • Câu 23:

    Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?

    • A.
      Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh

    • B.
      Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng

    • C.
      Bổ sung lực lượng quân sự

    • D.
      Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

  • Câu 24:

    Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?

    • A.
      Cao Điền và Tống Duy Tân

    • B.
      Tống Duy Tân và Cao Thắng

    • C.
      Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

    • D.
      Phan Đình Phùng và Cao Thắng

  • Câu 25:

    Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

    • A.
      Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.

    • B.
      Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hội.

    • C.
      Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.

    • D.
      Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.

  • Câu 26:

    Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?

    • A.
      Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.

    • B.
      Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.

    • C.
      Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.

    • D.
      Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.

  • Câu 27:

    Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

    • A.
      Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.

    • B.
      Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

    • C.
      Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.

    • D.
      Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.

  • Câu 28:

    Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

    • A.
      Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

    • B.
      Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.

    • C.
      Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.

    • D.
      Chiếm Đà Nẵng, khống chế cả miền Trung.

  • Câu 29:

    Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước gì?

    • A.
      Giáp Tuất.

    • B.
      Nhâm Tuất.

    • C.
      Hác-măng.

    • D.
      Pa-tơ-nốt.

  • Câu 30:

    Đâu là nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê trong giai đoạn 1885-1888?

    • A.
      Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp

    • B.
      Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu

    • C.
      Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu

    • D.
      Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp

  • Câu 31:

    Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai là người trấn giữ?

    • A.
      Trương Định.

    • B.
      Phan Thanh Giản.

    • C.
      Nguyễn Tri Phương.

    • D.
      Nguyễn Trường Tộ.

  • Câu 32:

    Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

    • A.
      Cho quân tiếp viện.

    • B.
      Cầu cứu nhà Thanh.

    • C.
      Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.

    • D.
      Thương thuyết với Pháp.

  • Câu 33:

    Nhiều người đã dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc là ai?

    • A.
      Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị,…

    • B.
      Nguyễn Đình Chiểu, Trương Quyền, Phan Văn Trị,..

    • C.
      Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tồn, Phan Liêm,…

    • D.
      Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,…

  • Câu 34:

    Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

    • A.
      Sự suy yếu của triều đình Huế.

    • B.
      Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.

    • C.
      Pháp được tăng viện binh.

    • D.
      Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.

  • Câu 35:

    Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

    • A.
      Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

    • B.
      Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.

    • C.
      Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.

    • D.
      Toàn thể dân tộc Việt Nam.

  • Câu 36:

    Phong trào Cần vương thất bại vì lí do gì?

    • A.
      Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.

    • B.
      Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

    • C.
      Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.

    • D.
      Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.

  • Câu 37:

    Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

    • A.
      Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.

    • B.
      Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện

    • C.
      Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghị.

    • D.
      Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

  • Câu 38:

    “Bao giờ người Tây nhỏ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của nhân vật lịch sử nổi tiếng nào?

    • A.
      Nguyễn Trung Trực.

    • B.
      Nguyễn Hữu Huân.

    • C.
      Phan Tôn.

    • D.
      Phan Liêm.

  • Câu 39:

    Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?

    • A.
      Hiệp ước Nhâm Tuất.

    • B.
      Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

    • C.
      Hiệp ước Giáp Tuất.

    • D.
      Hiệp ước Liên minh.

  • Câu 40:

    Phong trào Cần vương chấm dứt bằng sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?

    • A.
      Khởi nghĩa Bãi Sậy.

    • B.
      Khởi nghĩa Ba Đình.

    • C.
      Khởi nghĩa Hương Khê.

    • D.
      Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.


Xem lời giải chi tiết bên dưới.

Thuộc chủ đề:Đề thi & Kiểm tra Lớp 8 Tag với:Bộ đề thi giữa HK2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022

Bài liên quan:

  1. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Chu Văn An
  2. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
  3. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Hoa Lư
  4. Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Mây

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia 29/05/2022
  • Phân tích truyện Tam đại con gà 29/05/2022
  • Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà 29/05/2022
  • Phân tích những câu ca dao thân thân, yêu thương tình nghĩa 29/05/2022
  • Phân tích đoạn trích Lời tiễn dặn 29/05/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai