• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Đề thi & Kiểm tra Lớp 8 / Đề thi HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021-2022 Trường THCS Lê Văn Tám

Đề thi HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021-2022 Trường THCS Lê Văn Tám

03/05/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

 

  • Câu 1:

    Cho biết: Hoocmôn glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn?

    • A.
      Tính đặc hiệu

    • B.
      Tính phổ biến

    • C.
      Tính đặc trưng cho loài

    • D.
      Tính bất biến

  • Câu 2:

    Xác định: Tuyến nội tiết nào dưới đây nằm ở vùng đầu?

    • A.
      Tuyến tùng

    • B.
      Tuyến tụy

    • C.
      Tuyến ức

    • D.
      Tuyến giáp

  •  



  • Câu 3:

    Hãy cho biết: Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào?

    • A.
      Hệ thống ống dẫn chuyên biệt

    • B.
      Đường máu

    • C.
      Đường bạch huyết

    • D.
      Ống tiêu hóa

  • Câu 4:

    Xác định: Trong các tuyến sau, tuyến nào là tuyến nội tiết?

    • A.
      Tuyến nhờn

    • B.
      Tuyến ức

    • C.
      Tuyến mồ hôi

    • D.
      Cả B và C

  • Câu 5:

    Xác định: Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là gì?

    • A.
      Hoocmôn

    • B.
      Dịch tiêu hóa

    • C.
      Dịch nhờn

    • D.
      Kháng thể

  • Câu 6:

    Hãy cho biết: Tuyến cận giáp có chức năng gì?

    • A.
      Tham gia điều hoà canxi và phôtpho trong máu.

    • B.
      Tiết dịch tiêu hoá và tiết hoocmôn.

    • C.
      Điều hoà đường huyết, muối natri trong máu.

    • D.
      Tiết hoocmôn sinh dục.

  • Câu 7:

    Xác định: Iôt là thành phần không thể thiếu trong hoocmôn nào?

    • A.
      Tirôxin

    • B.
      Ôxitôxin

    • C.
      Canxitônin

    • D.
      Glucagôn

  • Câu 8:

    Hãy cho biết: Tuyến nội tiết nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người ?

    • A.
      Tuyến giáp

    • B.
      Tuyến tùng

    • C.
      Tuyến yên

    • D.
      Tuyến trên thận

  • Câu 9:

    Em hãy cho biết: ADH sẽ tác động trực tiếp đến cơ quan nào?

    • A.
      Gan

    • B.
      Tim

    • C.
      Thận

    • D.
      Phổi

  • Câu 10:

    Chọn phương án đúng: Khi tác động lên buồng trứng, FSH có vai trò gì ?

    • A.
      Kích thích tiết testôstêrôn

    • B.
      Kích thích bao noãn phát triển và tiết ơstrôgen

    • C.
      Kích thích quá trình sinh tinh

    • D.
      Tất cả các phương án

  • Câu 11:

    Em hãy cho biết: Lớp giữa của vỏ tuyến trên thận còn có tên gọi khác là gì?

    • A.
      Lớp sợi

    • B.
      Lớp cầu

    • C.
      Lớp lưới

    • D.
      Lớp bì

  • Câu 12:

    Xác định: Lớp sợi của vỏ tuyến trên thận tiết hoocmôn gì?

    • A.
      điều hoà trao đổi muối Na, K.

    • B.
      điều hoà sinh dục nữ.

    • C.
      điều hoà đường huyết.

    • D.
      điều hoà sinh dục nam.

  • Câu 13:

    Hãy cho biết: Khi nói về tuyến tuỵ, điều nào đúng?

    • A.
      Là tuyến pha

    • B.
      Nằm ở vùng cổ

    • C.
      Tiết ra các hoocmôn điều hoà trao đổi Ca, P

    • D.
      Là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể người

  • Câu 14:

    Xác định: Loại hoocmôn nào giúp điều chỉnh đường huyết khi cơ thể bị hạ đường huyết?

    • A.
      Ađrênalin

    • B.
      Norađrênalin

    • C.
      Glucagôn

    • D.
      Tất cả các phương án

  • Câu 15:

    Hãy xác định: Hoocmôn điều hoà sinh dục nam có thể được tiết ra bởi tuyến nội tiết nào?

    • A.
      Tuyến tùng

    • B.
      Tuyến trên thận

    • C.
      Tuyến tuỵ

    • D.
      Tuyến giáp

  • Câu 16:

    Hãy cho biết: Phần nào của thân não chịu trách nhiệm về cảm xúc, chu kỳ nội tiết tố?

    • A.
      tủy

    • B.
      cầu não

    • C.
      vùng dưới đồi

    • D.
      đồi thị

  • Câu 17:

    Em hãy cho biết: Một người nên làm gì để duy trì một hệ thống nội tiết khỏe mạnh?

    • A.
      Ăn thực phẩm giàu cholesterol.

    • B.
      Ngủ 5 giờ hoặc ít hơn.

    • C.
      Đi khám sức khỏe định kỳ.

    • D.
      Hoạt động tối thiểu.

  • Câu 18:

    Cho biết đây là tuyến kiểm soát các tuyến khác của cơ thể và nội tiết tố của chúng. Nó cũng điều chỉnh sự tăng trưởng.

    • A.
      tuyến thượng thận

    • B.
      tuyến yên

    • C.
      tuyến lưới

    • D.
      tuyến mồ hôi

  • Câu 19:

    Xác định: Tuyến nào KHÔNG phải là tuyến nội tiết?

    • A.
      tuyến cận giáp

    • B.
      tuyến mồ hôi

    • C.
      tuyến yên

    • D.
      tuyến thượng thận

  • Câu 20:

    Chọn phương án đúng: Đâu là tác dụng của ADH?

    • A.
      Tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn gần , gây co mạch , có ảnh hưởng lên hành vi và trí nhớ

    • B.
      Tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp , gây co mạch , có ảnh hưởng lên hành vi và trí nhớ

    • C.
      Tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa , tăng tái hấp thụ Na+ ở quai Henle , gây co mạch.

    • D.
      Tăng tái hấp thụ Na+ ở ống lượn xa và ống góp , gây có mạch , có ảnh hưởng lên hành vi và trí nhớ

  • Câu 21:

    Hãy xác định: Dấu hiệu nào xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam?

    • A.
      Bắt đầu có hành kinh

    • B.
      Hông nở rộng

    • C.
      Mọc ria mép

    • D.
      Da trở nên mịn màng

  • Câu 22:

    Em hãy cho biết: Ở cơ quan sinh dục nam, tuyến tiền liệt có vai trò gì?

    • A.
      Tiết dịch hoà với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thành tinh dịch

    • B.
      Tiết dịch để trung hoà axit trong ống đái, chuẩn bị cho sự phóng tinh

    • C.
      Là nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng

    • D.
      Là nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo

  • Câu 23:

    Xác định: Điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sản sinh tinh trùng là?

    • A.
      30°C – 32°C

    • B.
      33°C – 34°C

    • C.
      35°C – 37°C

    • D.
      25°C – 30°C

  • Câu 24:

    Cho biết: Tuyến nào chỉ có ở cơ quan sinh dục nam?

    • A.
      Tuyến tiền đình

    • B.
      Tuyến hành

    • C.
      Tuyến tiền liệt

    • D.
      Tất cả các phương án còn lại

  • Câu 25:

    Tại sao: Ở độ tuổi sơ sinh, tỉ lệ bé trai (XY) luôn lớn hơn tỉ lệ bé gái (XX)?

    • A.
      Vì các hợp tử mang cặp NST giới tính XX (quy định bé gái) dễ bị chết ở trạng thái hợp tử.

    • B.
      Vì tinh trùng X có sức sống kém hơn nên khả năng tiếp cận trứng luôn kém hiệu quả hơn tinh trùng Y.

    • C.
      Vì tinh trùng Y nhỏ và nhẹ, bơi nhanh nên khả năng tiếp cận trứng (cơ sở để tạo ra bé trai) cao hơn tinh trùng X (cơ sở để tạo ra bé gái).

    • D.
      Tất cả các phương án

  • Câu 26:

    Cho biết: Trong những dấu hiệu sau, dấu hiệu nào thể hiện bạn gái đã bước vào tuổi dậy thì chính thức ?

    • A.
      Lớn nhanh, mặt nổi mụn.

    • B.
      Bắt đầu có kinh nguyệt.

    • C.
      Ngực phát triển, hông nở rộng, eo thu hẹp.

    • D.
      Bắt đầu rụng trứng.

  • Câu 27:

    Cho biết: Hoocmôn nào gây ra những biến đổi trên cơ thể của cô gái ở tuổi dậy thì?

    • A.
      Testosterôn

    • B.
      Ơstrôgen

    • C.
      Tirôxin

    • D.
      Glucagôn

  • Câu 28:

    Xác định: Chu kì rụng trứng ở người bình thường nằm trong khoảng thời gian?

    • A.
      14 – 20 ngày.

    • B.
      24 – 28 ngày.

    • C.
      28 – 32 ngày.

    • D.
      35 – 40 ngày.

  • Câu 29:

    Xác định: Tế bào trứng ở người có đường kính khoảng bao nhiêu?

    • A.
      0,65 – 0,7 mm.

    • B.
      0,05 – 0,12 mm.

    • C.
      0,15 – 0,25 mm.

    • D.
      0,3 – 0,45 mm.

  • Câu 30:

    Hãy cho biết: Ở cơ quan sinh dục nữ, bộ phận nào nối trực tiếp với ống dẫn trứng?

    • A.
      Âm vật

    • B.
      Tử cung

    • C.
      Âm đạo

    • D.
      Tất cả các phương án

  • Câu 31:

    Hãy xác định: Sự hình thành và hoàn thiện về giới tính của thai phụ thuộc vào các yếu tố sau, trừ?

    • A.
      Nhiễm sẵc thể giới tính của noãn.

    • B.
      Nhiễm sắc thể giới tính của tinh trùng.

    • C.
      Sự kết hợp giữa nhiễm sắc thể giới tính của noãn và tinh trùng.

    • D.
      Sự có mặt của testosteron trong máu của bào thai 7 – 8 tuần tuổi.

  • Câu 32:

    Hãy cho biết: Chẩn đoán có thai dựa vào sự xuất hiện của?

    • A.
      Relaxin.

    • B.
      HCS.

    • C.
      HCG.

    • D.
      Progesteron.

  • Câu 33:

    Xác định: Khi nói về quá trình thụ tinh, thụ thai nhận xét nào đúng trong số các nhận xét sau?

    • A.
      Sự thụ tinh là quá trình hợp tử bám và lớp niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển.

    • B.
      Sự thụ thai là quá trình trứng gặp được tinh trùng.

    • C.
      Mặc dù số lượng tinh trùng mỗi lần phóng tinh rất lớn nhưng trứng chỉ tiếp nhận 1 tinh trùng để tạo thành hợp tử.

    • D.
      Phôi khi mới làm tổ trong tử cung là một khối tế bào đã phân hóa.

  • Câu 34:

    Cho biết: Độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất là bao nhiêu?

    • A.
      khoảng từ:18-35

    • B.
      khoảng từ: 22-29

    • C.
      khoảng từ: 18-30

    • D.
      khoảng từ: 20-35

  • Câu 35:

    Chọn phương án đúng:  Ở người, sự thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng, ở … phía ngoài.

    • A.
      3/4

    • B.
      1/3

    • C.
      2/3

    • D.
      1/5

  • Câu 36:

    Đâu là nguyên tắc của các biện phát tránh thai?

    • A.
      Ngăn trứng chín và rụng.

    • B.
      Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh.

    • C.
      Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh để không thể thụ thai.

    • D.
      Tất cả các đáp án trên

  • Câu 37:

    Đâu là nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên?

    • A.
      Dễ sảy thai, đẻ non.

    • B.
      Con đẻ ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong.

    • C.
      Nạo thai dễ gặp nhiều nguy hiểm

    • D.
      Tất cả các đáp án trên

  • Câu 38:

    Cho biết: Biện pháp tránh thai nào làm cản trở sự chín và rụng của trứng?

    • A.
      Sử dụng bao cao su

    • B.
      Đặt vòng tránh thai

    • C.
      Uống thuốc tránh thai

    • D.
      Tính ngày trứng rụng

  • Câu 39:

    Em hiểu: Thời gian ủ bệnh của mầm bệnh có nghĩa là gì?

    • A.
      Khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với bệnh nhiễm trùng đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên

    • B.
      Khoảng thời gian từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên cho đến khi mầm bệnh chết

    • C.
      Khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với mầm bệnh đến khi mầm bệnh chết

    • D.
      Sự khoảng thời gian giữa sự lây nhiễm và cái chết của một sinh vật

  • Câu 40:

    Hãy cho biết: Loại vi rút nào gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục?

    • A.
      Vi rút suy giảm miễn dịch ở người

    • B.
      Vi rút Corona

    • C.
      Vi rút viêm gan A

    • D.
      Vi rút u nhú ở người


Đề thi nổi bật tuần

Thuộc chủ đề:Đề thi & Kiểm tra Lớp 8 Tag với:Bộ đề thi HK2 môn SINH HOC lớp 8 năm 2021-2022

Bài liên quan:

  1. Đề thi HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021-2022 Trường THCS Chu Văn An
  2. Đề thi HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021-2022 Trường THCS Kim Đồng
  3. Đề thi HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021-2022 Trường THCS Quang Trung
  4. Đề thi HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Huệ

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Sinh Học – Bộ GD&ĐT 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học – Trường THPT Lê Thị Trung 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học – Trường THPT Lý Tự Trọng 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học – Trường THPT Trần Quốc Tuấn 27/05/2022
  • Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh Học – Trường THPT Phan Bội Châu 26/05/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai