Skip to content

Trang Học trực tuyến

  • Môn Toán

Trang Học trực tuyến

  • Home » 
  • Soạn văn 12 – Cánh diều

Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 109 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12

By admin 01/08/2024 0

Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 109 Tập 1

1. Văn tế

– Khái niệm: Văn tế là thể loại văn học chủ yếu gắn với phong tục tang lễ, bày tỏ tình cảm của người còn sống đối với người đã mất. Đôi khi văn tế biến thể được dùng trong những trường hợp đùa vui hay châm biếm, đả kích.

– Nội dung: Bài văn tế thường có hai nội dung cơ bản: tưởng nhớ người đã mất và thể hiện tình cảm của người còn sống trong giờ phút vĩnh biệt người đã mất.

– Kết cấu: bốn phần:

+ Đoạn mở đầu (lung khởi) thường bàn luận chung về lẽ sống – chết hoặc cảm tưởng khái quát về người đã mất

+ Đoạn thứ hai (thích thực) kể về cuộc đời, công đức phẩm hạnh của người đã mất (thường bắt đầu bằng cụm từ Nhớ linh xưa)

+ Đoạn thứ ba (ai vãn) nói lên niềm thương tiếc đối với người đã chết

+ Đoạn kết bày tỏ nỗi nhớ thương, lời tâm nguyện, cầu nguyện của người đứng tế Cũng có khi đoạn thứ ba và đoạn kết được ghép làm một.

– Hình thức : Văn tế có thể được viết bằng văn xuôi cổ, có đối ; văn vần; văn biền ngẫu. Văn tế có khi được viết theo thể tự do nhưng phần nhiều văn tế phỏng theo thể phú Đường luật (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).

– Nghệ thuật : Văn tế thường sử dụng nhiều thán từ, những từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.

2. Phong cách nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam

* Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật văn học trung đại Việt Nam:

– Tính quy phạm:

+ Về tư duy nghệ thuật, thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn của người đi trước

+ Về quan điểm văn học, coi trọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn chỉ” ,“văn đĩ tải đạo”

+ Về thể loại, có những quy định chặt chẽ về chức năng, kết cấu, lời văn

+ Về ngữ liệu, hay sử dụng những điển cố, thi văn liệu của người đi trước

+ Về bút pháp, thiên về ước lệ, tượng trưng.

– Hướng về cái cao cả, trang nhã:

+ Các nhà văn trung đại thường hướng về cái đẹp trong quá khứ, cái đẹp trong thiên nhiên, hướng tới những đề tài, chủ đề cao cả, lớn lao: tấm lòng trung quân ái quốc, phẩm chất của kẻ sĩ quân tử,…

+ Hình tượng nghệ thuật hay hướng tới sự kì vĩ, vẻ trang nhã, mĩ lệ

+ Ngôn ngữ thường trau chuốt, hoa mĩ, khi nói về cái cao cả, lớn lao, tao nhã hay dùng chữ Hán, nói về cái đời thường, bình dị hay dùng chữ Nôm.

– Hướng tới sự hài hoà, cân xứng: xuất hiện những cấu trúc song hành (lời văn biển ngẫu), cấu trúc cân xứng (nghệ thuật tứ bình như long, li, quy, phượng, tùng, cúc, trúc, mai; xuân, hạ, thu, đông;…; nghệ thuật đối trong thơ Đường luật,…).

– Hướng về cái chung: Đề cao trách nhiệm đối với cộng đồng, cái riêng thường nhập vào cái chung, không đề cao cá tính, ít xuất hiện phong cách tác giả,..Những tác giả tài năng, có cá tính thì trong sáng tác, bên cạnh phong cách chung của thời đại có những sáng tạo mang phong cách riêng.

3. Phong cách lãng mạn

– Thời gian: Xuất hiện trong văn học châu Âu cuối thế kỉ XVIII, phát triển rực rỡ trong những năm 90 của thế kỉ XVIII đến những năm 30 của thế kỉ XIX. Ở Việt Nam, phong cách lãng mạn xuất hiện trong văn học lãng mạn 1930 – 1945 với văn xuôi của Tự lực văn đoàn và thơ của Phong trào Thơ mới.

– Đặc điểm:

+ Hướng về cái khác thường, cái phi thường, cái lí tưởng hơn là cái đời thường, bình dị; trên cơ sở hiện thực mà lãng mạn hóa hiện thực.

+ Đề cao cá nhân thoát khỏi những ràng buộc, khuôn mẫu, thể hiện “cái tôi” dồi dào cảm xúc

+ Thường sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản để làm nổi bật cái khác thường, cái phi thường, cái lí tưởng hơn.

4. Biện pháp tu từ nghịch ngữ

– Khái niệm: Nghịch ngữ là biện pháp tu từ, theo đó, người nói (người viết) sử dụng trong cùng một câu hoặc một đoạn văn những từ ngữ hoặc câu có nghĩa trái ngược nhau nhằm tạo ra cách nói nghịch lí, bất ngờ để thể hiện được đúng nhận xét về đối tượng được nói đến.

– Những cách tạo nghịch ngữ thường gặp là:

+ Sử dụng từ trái nghĩa, tạo ra những kết hợp từ bất thường, ví dụ: cái chết bất tử, sự cay đắng ngọt ngào, niềm vinh quang cay đắng, sự im lặng hùng hồn….

+ Sử dụng các từ ngữ hoặc câu, vế câu phản ánh những đặc điểm trái ngược nhau của cùng một đối tượng hoặc các đối tượng khác nhau, ví dụ: Khúc sông bên lở bên bồi / Bên lở thì đục, bên bồi thì trong (ca dao),…

– Nghịch ngữ gây ấn tượng mạnh về cái khác lạ, độc đáo; mang lại nhận thức đa chiều, sâu sắc, mới mẻ hơn.

– Tác dụng: Nghịch ngữ có tác dụng gây cười, tạo sắc thái châm biếm nhẹ nhàng hoặc đả kích mạnh mẽ.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Hướng dẫn tự học trang 108

Tri thức Ngữ văn trang 109

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Việt Bắc

Thực hành đọc hiểu: Lưu biệt khi xuất dương

Thực hành đọc hiểu: Tây Tiến

Tags : Tags 1. TOP 14 bài Nghị luận về lòng hiếu thảo 2023 SIÊU HAY
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitteremailShare on Email
Post navigation
Previous post

Soạn bài Cái giá trị làm người | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12

Next post

Soạn bài Nhân vật quan trọng | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12

Bài liên quan:

Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 34 Tập 2 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12

Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 12 trang 33 Tập 2 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12

Soạn bài Cảnh rừng Việt Bắc | Cánh diều Ngữ văn lớp 12

Soạn bài Nghe thuyết trình một vấn đề xã hội | Cánh diều Ngữ văn lớp 12

Soạn bài Viết bài nghị luận về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ | Cánh diều Ngữ văn lớp 12

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 25 Tập 2 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12

Soạn bài Vi hành | Cánh diều Ngữ văn lớp 12

Soạn bài Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân | Cánh diều Ngữ văn lớp 12

Leave a Comment Hủy

Mục lục

  1. Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 12 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  2. Soạn bài Cấu trúc sách Ngữ văn 12 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  3. Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 12 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  4. Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  5. Soạn bài Muối của rừng | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  6. Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  7. Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 33 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  8. Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  9. Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  10. Soạn bài Hai cõi U Minh | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  11. Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 12 trang 46 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  12. Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 47 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  13. Soạn bài Quan thanh tra | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  14. Thực thi công lí
  15. Soạn bài Loạn đến nơi rồi | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  16. Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 71 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  17. Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  18. Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  19. Soạn bài Tiền tội nghiệp của tôi ơi | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  20. Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 12 trang 80 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  21. Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 81 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  22. Soạn bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  23. Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  24. Soạn bài Quyết định khó khăn nhất | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  25. Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 100 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  26. Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  27. Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  28. Soạn bài Một lít nước mắt | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  29. Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 12 trang 108 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  30. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  31. Soạn bài Việt Bắc | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  32. Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  33. Soạn bài Tây Tiến | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  34. Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 126 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  35. Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  36. Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề của tuổi trẻ có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  37. Soạn bài Mưa xuân | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  38. Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 12 trang 134 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  39. Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 135 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  40. Soạn bài Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  41. Soạn bài Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  42. Soạn bài Phân tích bài thơ Việt Bắc | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  43. Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 151 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  44. Soạn bài Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  45. Soạn bài Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  46. Soạn bài Hẹn hò với định mệnh | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  47. Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 12 trang 158 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  48. Soạn bài Nội dung ôn tập trang 159 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  49. Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  50. Soạn bài Tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 3 Tập 2 | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  51. Soạn bài Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp | Cánh diều Ngữ văn lớp 12
  52. Soạn bài Tuyên ngôn độc lập | Cánh diều Ngữ văn lớp 12

Copyright © 2025 Trang Học trực tuyến
  • Sach toan
  • Giới thiệu
  • LOP 12
  • Liên hệ
  • Sitemap
  • Chính sách
Back to Top
Menu
  • Môn Toán