• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Chân trời / Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất – CTST

Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất – CTST

06/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhiệt độ không khí

– Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt chủ yếu cho Trái Đất. Mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt của mặt trời bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên. Độ nóng hay lạnh đó gọi là nhiệt độ của không khí. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ không khí.

– Nhiệt độ không khí trung bình ngày được tính bằng tring bình cộng của các lần đo trong ngày.

1.2. Sự thay đổi của nhiệt đọ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

Bảng 13.1 Vĩ độ và nhiệt độ trung bình của một số điểm trên thế giới. 

– Tia sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt cong của Trái Đất. Ở cùng vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt trái đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt. Ở vùng vĩ độ thấp, góc chiếu có tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt hơn. Do đó không khí ở vùng có vĩ đọ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao.

1.3. Độ ẩm không khí, mây và mưa

– Độ ẩm không khí là lượng hơi nước có trong không khí, là nguồn gốc sinh ra các hiện tượn

– Không khí đã bão hòa nhưng vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc nhiệt độ không khí giảm, hơi nước ngưng tụ sinh ra các hiện tượng sương mù, mưa, mây…

– Mây được tạo thành khi hơi nước bốc lên cao gặp lạnh rồi ngưng tụ thành những hạt nước li ti tạo thành những đám mây. Nếu hơi nước trong các đám mây tiếp tục ngưng tụ, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước rơi trở lại mặt đất tạo thành mưa.

1.4. Thời tiết và khí hậu

– Các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió, nhiệt độ… xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương gọi là thời tiết. Thời tiết luôn thay đổi.

– Việt nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt độ gió mùa nên nhiệt đọ trung bình năm cao. Hằng năm từ thành 5 – 10 là mùa mưa. Từ tháng 11 – 4 năm sau là mùa khô.

1.5. Các đới khí hậu trên Trái Đất

– Sự phân bố nhiệt độ và ánh sáng Mặt trời trên bề mặt Trái Đất không đều đã dẫn đến sự phân hóa khí hậu và hình thành các đới khí hậu. Từ xích đạo về hai cực có các đới: Nhiệt đới (Đới nóng), hai đới ôn đới (đời ôn hòa) và hai đới hàn đới (đới lạnh)

Bài tập minh họa

2.1. Nhiệt độ không khí

Quan sát hình 13.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:

– Nhiệt kế hình 13.1 chỉ bao nhiêu độ?

– Thế nào là nhiệt độ không khí? Vì sao không khí có nhiệt độ?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 13.1 và đọc thông tin trong bài để trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

– Nhiệt kế hình 13.1 chỉ 250C.

– Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí.

– Không khí có nhiệt độ là do mặt đất hấp thu năng lượng nhiệt của Mặt Trời, bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên.

2.2. Sự thay đổi của nhiệt đọ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

Dựa vào bảng 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:

– So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới.

– Rút ra sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.

Bảng 13.1. Vĩ độ và nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung bảng 13.1 và đọc thông tin trong bài để trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

– So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới:

+ Xin-ga-po có nhiệt độ cao nhất (28,3 độ C) – vĩ độ thấp nhất.

+ An-ta, Na Uy ở vĩ độ cao nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm thấp nhất (2,5 độ C).

– Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp. Ở nơi có vĩ độ thấp góc chiếu của tia sàng Mặt Trời với về mặt Trái Đất cao nên nhiệt độ thường cao.

2.3. Độ ẩm không khí, mây và mưa

Dựa vào hình 13.3 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:

– Chỉ số nào trên hình 13.3 thể hiện độ ẩm không khí?
– Mây và mưa được hình thành như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 13.3 và thông tin trong bài

Hướng dẫn giải:

– Chỉ số 52,3 là chỉ số của độ ẩm không khí.

– Mây được tạo thành bởi hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành những hạt nước lí ti tạo ra những đám mây. Khi hơi nước trong các đám mây tiếp tụ ngưng tụ, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước rơi trở lại mặt đất tạo thành mưa.

2.4. Thời tiết và khí hậu

Đọc các thông tin trong bài, cho biết thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung thông tin trong bài

Hướng dẫn giải:

Sự khác nhau cơ bản của thời tiết và khí hậu

– Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và hay thay đổi.

– Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng và khá ổn định.

2.5. Các đới khí hậu trên Trái Đất

Câu 1

Quan sát hình 13.4 và nội dung trong bài, em hãy kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 13.4

Hướng dẫn giải:

– Các đới khí hậu trên trái đất: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới

Câu 2

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm khái quát của một đới khí hậu tùy chọn.

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trong bài.

Hướng dẫn giải:

Đới khí hậu nhiệt đới là khu vực nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và Nam, hấp thục được lượng nhiệt lớn từ Mặt Trời. Thời gian chiếu sáng trong năm ít chênh lệch nên quanh năm nóng. Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch, lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm đến 2000 mm.

Thuộc chủ đề:Bài học Lịch sử và Địa lí 6 - Chân trời Tag với:Ly htuyet lich su - dia li 6 - SGK Chan troi sang tao

Bài liên quan:

  1. Bài 24: Thực hành: Tác động của con người đến thiên nhiên – CTST
  2. Bài 23: Con người và thiên nhiên – CTST
  3. Bài 23: Con người và thiên nhiên – CTST
  4. Bài 22: Phân bố dân cư – CTST
  5. Bài 22: Phân bố dân cư – CTST
  6. Bài 21: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương – CTST
  7. Bài 20: Sinh vật và sự phân bố các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới – CTST
  8. Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình – CTST
  9. Bài 18: Biển và đại dương – CTST
  10. Bài 17: Sông và hồ – CTST

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Giải bài 8 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022
  • Giải bài 8 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022
  • Giải bài 7 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022
  • Giải bài 6 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022
  • Giải bài 5 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai