• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Ngữ Văn lớp 6 – Cánh Diều / Tự đánh giá bài 3 – Toán 6 – CD

Tự đánh giá bài 3 – Toán 6 – CD

04/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt bài

1.1. Tự đánh giá – Thẳm sâu Hồng Ngài

Đọc văn bản Thẳm sâu Hồng Ngài trong SGK và thực hiện yêu cầu bên dưới:

(1) Câu nào nêu đúng nội dung chính của văn bản trên?

A. Tác giả kể lại những gì đã thấy ở bản Hồng Ngài.

B. Tác giả kể lại chuyến đi vất vả đến bản Hồng Ngài.

C. Tác giả kể về những cây thảo quả ở bản Hồng Ngài.

D. Tác giả kể về thời tiết và nhà cửa ở bản Hồng Ngài.

Đáp án:

A. Tác giả kể lại những gì đã thấy ở bản Hồng Ngài.

-> Nội dung chính của văn bản là kể lại những gì đã thấy ở bản Hồng Ngài.

(2) Nhận xét nào sau đây nêu đúng tính chất du ký của văn bản này?

A. Ghi lại một chuyến đi diễn ra chưa lâu mà mình đã trải qua

B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ xa

C. Ghi lại những câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng

D. Ghi lại những câu chuyện tưởng tượng trong quá khứ

Đáp án:

A. Ghi lại một chuyến đi diễn ra chưa lâu mà mình đã trải qua

-> Du ký của văn bản này ghi lại một chuyến đi diễn ra chưa lâu mà mình đã trải qua.

(3) Câu nào chứa cảm xúc của người viết?

A. Trời buông màn nhanh chóng sau rặng núi xa.

B. Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân.

C. Không kể xiết những niềm vui mà chúng tôi cảm thấy lúc này.

D. Thời tiết ở vùng núi thay đổi nhanh không ngờ.

Đáp án:

C. Không kể xiết những niềm vui mà chúng tôi cảm thấy lúc này.

-> Cảm xúc của người viết là: Không kể xiết những niềm vui mà chúng tôi cảm thấy lúc này.

(4) Câu nào nói về tương lai của con đường đến bản Hồng Ngài?

A. Từ bao đời nay, người Hồng Ngài chưa hề có đường xe máy.

B. Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân.

C. Hồng Ngài xa xôi, dễ làm nản lòng tất cả những người muốn đến bản.

D. Trong hai năm tới, con đường vào với vùng đất này sẽ được hoàn tất.

Đáp án:

D. Trong hai năm tới, con đường vào với vùng đất này sẽ được hoàn tất.

-> Câu nói về tương lai của con đường đến bản Hồng Ngài là: Trong hai năm tới, con đường vào với vùng đất này sẽ được hoàn tất.

(5) Văn bản nào sau đây cùng thể du ký với văn bản Thẳm sâu Hồng Ngài?

A. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

B. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng)

C. Thời thơ ấu của Hon-đa (Hon-đa Sô-i-chi-rô)

D. Sự tích Hồ Gươm

Đáp án:

B. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng)

-> Văn bản cùng thể du ký với văn bản Thẳm sâu Hồng Ngài là: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng).

(6) Điểm giống nhau giữa các văn bản: Trong lòng mẹ, Thời thơ ấu của Hon-đa, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi và Thẳm sâu Hồng Ngài là gì?

A. Đều là kể chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau

B. Đều kế theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”

C. Đều tập trung miêu tả hành động của các nhân vật

D. Đầu có cốt truyện li kì và cách kể chuyện hấp dẫn

Đáp án:

B. Đều kế theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”

-> Điểm giống nhau giữa các văn bản: Trong lòng mẹ, Thời thơ ấu của Hon-đa, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi và Thẳm sâu Hồng Ngài là đều kế theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”.

(7) Điểm khác nhau giữa văn bản Thẩm sâu Hồng Ngài so với hai văn bản Trong lòng mẹ và Thời thơ ấu của Hon-đa là gì?

A. Kể lại chuyện xảy ra đối với chính người kể

B. Kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”

C. Kể lại chuyện vừa diễn ra chưa lâu với người kể

D. Kể lại chuyện có thật, có tính xác thực

Đáp án:

C. Kể lại chuyện vừa diễn ra chưa lâu với người kể

-> Điểm khác nhau giữa văn bản Thẩm sâu Hồng Ngài so với hai văn bản Trong lòng mẹ và Thời thơ ấu của Hon-đa là kể lại chuyện vừa diễn ra chưa lâu với người kể.

(8) Câu nào sau đây có sử dụng từ mượn tiếng Pháp?

A. Đường vào Hồng Ngài vất vả hơn những gì chúng tôi tưởng.

B. Đôi chân đã muốn rời ra vì không biết đường tiếp theo phải đi về đâu.

C. Sau bốn tiếng đi bộ và 10 ki-lô-mét đường núi, chúng tôi đã đến Hồng Ngài.

D. Những cánh rừng bạt ngàn cây thảo quả đã giành chỗ của những cánh đồng lúa.

Đáp án:

C. Sau bốn tiếng đi bộ và 10 ki-lô-mét đường núi, chúng tôi đã đến Hồng Ngài.

-> Câu có sử dụng từ mượn tiếng Pháp là: Sau bốn tiếng đi bộ và 10 ki-lô-mét đường núi, chúng tôi đã đến Hồng Ngài.

(9) Từ “chân” trong câu “Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân.” không cùng nghĩa với từ “chân” trong câu nào sau đây?

A. Hơn hai tiếng đi bộ, đôi chân đã muốn rời ra. (Lam Linh)

B. Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du)

C. Tôi phải thòng một chân qua khung xe… (Hon-đa Sô-i-chi-rô)

D. Nước ngập đến tận khoeo chân. (Nguyễn Thuy Anh)

Đáp án:

B. Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du)

-> Từ “chân” trong câu “Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân.” không cùng nghĩa với từ “chân” trong câu sau: Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du)

(10) Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết 1 – 2 dòng nhận xét về con đường đến bản Hồng Ngài.

Đáp án:

Con đường đến Hồng Ngài vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Không chỉ phải đi trên đoạn đường đất, hay con đường đang làm dở mà còn đi qua đoạn dốc dựng đứng của một con thác. Từ bao đời nay, người Hồng Ngài vẫn di chuyển bằng chính đôi chân của mình. Nhưng trong tương lai, con đường đến với mảnh đất này sẽ được hoàn tất, việc di chuyển sẽ trở nên dễ dàng hơn.

1.2. Hướng dẫn tự học

– Tìm hiểu thông tin về tác giả và thể loại của các đoạn trích đã học: thu thập các nguồn tư liệu khác nhau như bài viết, ảnh, video…

– Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng và một hồi ký khác viết về tuổi thơ mà em yêu thích để có thể giới thiệu với các bạn trong lớp.

– Đọc thêm một số bài du ký về du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn.

Bài tập minh họa

Bài tập: Nhân vật trần thuật của thể kí là ai?

a. Hướng dẫn giải:

– Xem lại lý thuyết về đặc điểm của thể kí.

– Tham khảo sách văn học, báo chí, internet,…

b. Lời giải chi tiết:

– Nhân vật người trần thuật thường là tác giả, đóng vai trò người chứng kiến, để tăng cường tính xác thực của con người và sự việc trong tác phẩm kí. Nhân vật này trực tiếp bàn bạc, đánh giá đối tượng khác hẳn với nhân vật người kể chuyện thường ẩn mình trong thể loại truyện. Do cái “tôi” tác giả bộc lộ một cách trực tiếp nên tính khuynh hướng của tác phẩm rất rõ ràng, khen chê, yêu ghét phân minh.

– Chính vì bộc lộ vai trò người chứng kiến, người kể chuyện một cách trực tiếp nên tính trữ tình của nhân vật trần thuật rất cao, thậm chí có thể gọi là nhân vật trữ tình. Cái “tôi” tác giả hoàn toàn có quyền bộc lộ trực tiếp khuynh hướng qua ngôn ngữ trữ tình và chính luận của mình.

Thuộc chủ đề:Bài học Ngữ Văn lớp 6 – Cánh Diều Tag với:Ly thuyet Ngu van 6 - SGK Cánh diều

Bài liên quan:

  1. Tự đánh giá cuối Học kì 2 – Toán 6 – CD
  2. Nội dung ôn tập Học kì 2 – Toán 6 – CD
  3. Tự đánh giá bài 10 – Toán 6 – CD
  4. Thảo luận nhóm về một vấn đề – Toán 6 – CD
  5. Viết biên bản – Toán 6 – CD
  6. Tóm tắt văn bản thông tin – Toán 6 – CD
  7. Những phát minh tình cờ và bất ngờ – Toán 6 – CD
  8. Thực hành Tiếng Việt (Bài 10) – Toán 6 – CD
  9. Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? – Toán 6 – CD
  10. Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng – Toán 6 – CD

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Giải bài 8 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022
  • Giải bài 8 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022
  • Giải bài 7 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022
  • Giải bài 6 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022
  • Giải bài 5 trang 93 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 13/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai